Phó Chủ tịch TP gửi văn bản khẳng định bị giả chữ ký trong “Chứng chỉ quy hoạch”
Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Xây dựng cho biết sẽ kiểm tra, rà soát thủ tục pháp lý tại dự án Lexington Gaden. Đối với vụ giả chữ ký trong “Chứng chỉ quy hoạch”, Phó Chủ tịch UBND TP Tân An Huỳnh Văn nhịn đã có văn bản gửi UBND huyện Đức Hòa để làm rõ.
“Chứng chỉ quy hoạch” giả gây xôn xao thời gian vừa qua.
Như báo Dân trí đã phản ánh, vừa qua, tại Long An xôn xao về một quyết định mang số 1924/UBND-CCQH ngày 22/11/2017 về việc cấp “Chứng chỉ quy hoạch”, người ký là ông Huỳnh Văn Nhịn, Phó Chủ tịch UBND TP Tân An. Đáng chú ý là “chứng chỉ” này lại được cấp cho 3 chủ đầu tư có đất tại huyện Đức Hoà.
Ông Huỳnh Văn Nhịn, Phó Chủ tịch UBND TP Tân An khẳng định không ký và không rõ sự tồn tại của văn bản này.
Sau khi Báo Dân trí đưa tin, Phó Chủ tịch UBND TP Tân An Huỳnh Văn Nhịn đã có văn bản gửi UBND huyện Đức Hòa để làm rõ.
Phó Chủ tịch UBND TP Tân An Huỳnh Văn Nhịn đã có văn bản gửi UBND huyện Đức Hòa để làm rõ
Nội dung văn bản nêu rõ: “Qua nắm bắt tình hình có một số đối tượng cầm chứng chỉ quy hoạch số 1924/UBND-CCQH ngày 22/11/2017 do ông Huỳnh Văn Nhịn ký cấp cho chủ đầu tư gồm: ông Nguyễn Minh Trí, bà Phạm Thị Triển và Nguyễn Thị Thu Trang, vị trí khu đất tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An để ra bán đất nền cho người dân. Qua rà soát, số chứng chỉ quy hoạch trên là không có trên hệ thống quản lý phần mềm của UBND TP Tân An và vị trí khu đất trên tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP. Do đó UBND TP Tân An khẳng định chứng chỉ quy hoạch trên hoàn toàn giả mạo. UBND TP thông báo đến các đơn vị liên quan biết và có biện pháp xử lý theo quy định”.
Sau khi có “Chứng chỉ quy hoạch” giả, xuất hiện việc phân lô, bán nền khu đất có diện tích 142.672m2 tại xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa với dự án Lexington Gaden do Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Phúc Vinh làm chủ đầu tư, triển khai thi công hạ tầng.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, để tăng sức hút và lôi kéo khách hàng, chủ đầu tư còn đưa ra những chính sách ưu đãi hấp dẫn cho những khách hàng thanh toán trong vòng 7 ngày (áp dụng từ ngày 5/1/2018) như chiết khấu 3 chỉ vàng SJC đối với những khách thanh toán 35%; chiết khấu 5% 3 chỉ vàng SJC đối với khách hàng thanh toán 50%; đối với khách hàng thanh toán 95% se được CĐT chiết khấu 7% 3 chỉ vàng SJC.
Ngày 27/3, anh M. đã ký “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất” trong đó thể hiện rõ số lô, số thửa có diện tích 80m2 với giá 684 triệu đồng. Anh M. nộp tiền cho lần đầu là 250 triệu đồng và được “khuyến mãi” lại 3 chỉ vàng SJC (trị giá gần 11 triệu đồng). Ngoài anh M.còn rất nhiều khách hàng khác đã thực hiện “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại dự án Lexington Garden.
Video đang HOT
Dự án Lexington Gaden chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý nhưng chủ đầu tư vẫn thực hiện “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất” nhận số tiền khá lớn từ khách hàng.
Ghi nhận tại dự án Lexington Garden cho thấy, nơi đây còn khá ngổn ngang, chỉ có một vài máy móc cùng một vài công nhân làm việc… Nghi vấn hiện nay đặt ra là liệu dự án Lexington Garden đã được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500? Đã có giấy phép xây dựng hạ tầng? Đã được chính quyền cho phép mở bán, huy động vốn chưa…?
Ngày 8/8, PV Dân trí đã làm việc với Sở Xây dựng tỉnh Long An, sau khi tiếp nhận toàn bộ thông tin và “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại dự án Lexington Garden, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết sẽ kiểm tra, rà soát thủ tục pháp lý tại dự án trên và các nội dung mà Dân trí phản ánh, cung cấp.
Xuân Hinh – Trung Kiên
Theo Dantri
Tại sao rác thải ngập ngụa trong lũ tại Chương Mỹ chưa thể dọn hết?
Liên quan đến thông tin rác thải tồn đọng lâu ngày trong đó có xác động, thực vật trôi dạt vào nhà dân trong mưa ngập hơn 20 ngày qua tại thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội), trao đổi với PV Dân Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Đỗ Đình Trung xác nhận có tình trạng rác thải xuất hiện lớn ở khu vực xóm Bèo, song, thông tin xác động vật trôi vào nhà dân là không chính xác.
Lý giải về việc chưa xử lý được số rác thải ở khu vực này, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến cho rằng: hiện tại nước vẫn còn ngập nên chưa thể xử lý được, thời điểm này nước cạn đến đâu thì địa phương dọn, xử lý đến đó.
Theo ông Đỗ Đình Trung, số rác này ở nhiều nơi tích tụ lại, bởi đối với địa bàn thôn Nam Hài là vùng trũng, nước từ ngoài đê ở các xã khác theo sóng đẩy vào nên không riêng gì của xã Nam Phương Tiến.
Hiện tại, xã Nam Phương Tiến ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị Xuân Mai, do đó khi nước rút trách nhiệm dọn rác là của đơn vị này.
Sau khi nước rút, xã Nam Phương Tiến đã tiến hành dọn dẹp, xử lý rác thải và tiến hành phun thuốc khử trùng. Ảnh. Thành An
Bên cạnh đó, để rút kinh nghiệm cho lần sau, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến nhận định: phương pháp tốt nhất là rác đến đâu thì cố gắng chuyển ngay đến đó chứ không phải tính đến phương án di dời bãi rác bởi xây dựng được một điểm tập kết rác không phải chuyện đơn giản.
Trao đổi về tình trạng chăm sóc sức khỏe, dịch bệnh tại địa phương, Phó chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến khẳng định: Theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên cũng như của lãnh đạo UBND xã, đến thời điểm này tại vùng ngập úng, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được trạm y tế thực hiện rất tốt; địa phương đã cấp những nhu yếu phẩm thuốc đơn giản cho bà con sử dụng như thuốc bôi ngoài da, thuốc tra mắt. Qua nắm bắt và trạm y tế theo dõi, đến thời điểm này chỉ có một số trường hợp lội nước bị ngứa chân chứ chưa có trường hợp dịch bệnh xảy ra.
Trước đó, một số người dân xóm Bèo phản ánh, những ngày đầu mưa, ngập rác thải ùn ứ trôi theo dòng nước dồn về khu vực một số nhà dân và đình Nam Hài.
Rác tràn từ hố rác ở bãi vào đất đình rất là bẩn. Từ ngày 17.7, trong xóm mỗi nhà 1-2 người đi dọn nhưng nước càng rút rác càng tràn vào nhiều khiến người dân phải sống chung với rác, rác tràn vào đầy giếng khiến người dân không có nước sạch để dùng. Bên cạnh đó, toàn bộ những hộ dân ở mép ngoài đều bị rác tràn vào trong sân, trong nhà - anh Nguyễn Tất Vinh - người dân xóm Bèo cho hay.
Do địa bàn thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến là vùng trũng, khi nước lũ dâng cao nước từ ngoài đê tràn về kéo theo rác ở các nơi khác tập trung đến, hiện tại nước rút đến đâu địa phương xử lý đến đó. Ảnh: Thành An
Là một trong những hộ bị rác tràn vào nhà nặng nhất, ông Nguyễn Tất Viện cho biết: Mưa to, sóng lớn đánh đổ tường bao trong đêm khiến nước, rác thải tràn vào nhà ông rồi quẩn cả sang nhà hàng xóm. Sáng 6h mở cửa ra thấy hai bao to nằm trước cửa, toàn sân nhà rác phủ đầy rác. Hai vợ chồng xắn quần, căng dây mãi mới đẩy được rác ra ngoài. Rác này chủ yếu từ bãi rác thải của thôn cách nhà tôi khoảng 150m - ông Viện nói.
Bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Viện) cho hay: mấy ngày nay ông bà phải lội ngập đến tận cổ để vớt, đẩy rác ra ngoài. Hôm nay nước rút, hở được sân, hai ông bà dọn từ sáng được khoảng 20 tải mà không có lối kéo ra vì nước còn ngập lưng cổng nhà.
Ông Võ Văn Phải, xóm Bèo cho biết, rác tràn vào nhà ông rất nhiều, đến nay ông đã đã 3 lần vớt, ước tính đươc cả tấn rác. Ảnh: Thành An
Chung cảnh ngộ với gia đình ông Viện, ông Võ Văn Phải - nhà sát đình Nam Hài cho biết, rác tràn vào nhà ông rất nhiều, đến nay ông đã đã 3 lần vớt, ước tính đươc cả tấn rác. Rác ở trong nhà nhiều lắm, vừa dọn xuống dưới vườn hết rồi. Đợi mai kia nước cạn, cào ra rồi xúc cho vào tải - ông Phải nói.
Còn chị Đỗ Thị Hoan không giấu được sự mệt mỏi vì nhiều ngày qua sống chung với ngập, với rác cho rằng: Bãi rác của xã Nam Phương Tiến đặt ở nơi quá trũng, 9 tháng nay hai lần ngập, nước, rác thải tràn vào nhà khiến gia đình chị mấy ngày dọn nhưng không thể nào hết được, mùi hôi, thối nồng nặc bốc vào nhà nên phải đóng cửa suốt, nếu mở ra thì không chịu nổi, giếng thì lại sát ngay chỗ ngập rác này bơm nước lên dùng không thể dùng được.
Không xảy ra dịch bệnh đặc biệt tại vùng ngập, lụt
Liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh tại các huyện tại Hà Nội chịu ảnh hưởng mưa lũ, ngập lụt, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, tại huyện Chương Mỹ ghi nhận 59 trường hợp viêm kết mạc và 150 trường hợp bệnh ngoài da, chủ yếu bị nước ăn chân; huyện Quốc Oai có 13 trường hợp viêm kết mạc và trên 100 trường hợp bị bệnh ngoài da, chủ yếu là nước ăn chân; huyện Mỹ Đức có trên 100 trường hợp đến khám bệnh ngoài da, chủ yếu do nước ăn chân... Các ca đau mắt đỏ, bệnh da liễu chỉ chỉ xuất hiện đơn lẻ, rải rác tại các xã và được cấp phát thuốc điều trị kịp thời. Chưa xuất hiện các dịch bệnh đặc biệt.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, với phương châm nước rút đến đâu tiến hành vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống dịch bệnh đến đó ngành Y tế đã huy động lực lượng của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trung tâm Y tế các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức phối hợp với lực lượng của địa phương tổ chức vệ sinh môi trường khử khuẩn triệt để.
Đồng thời, Trạm Y tế các xã bị ảnh hưởng đã thành lập khu khám bệnh lưu động tới các thôn ngập lụt để khám và cấp thuốc cho người dân... Lãnh đạo Sở Y tế khẳng định chưa ghi nhận dịch bệnh ở các vùng ngập lụt.
Cần 447 tỷ nâng cấp đê sông Bùi
Tại cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội chiều 7.8, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết: sông Bùi bên tả Bùi thiết kế là dương 7,5 mét; hữu Bùi thiết kế dương 7 mét. Khi nước sông Bùi dâng cao trên mức báo động số 3 tức trên 7 mét thì cho phép tràn đê hữu Bùi để bảo vệ an toàn đê tả Bùi.
Tức là đê tả Bùi bảo vệ toàn bộ khu vực Chương Mỹ, Quốc Oai, Phúc Thọ và một phần trong nội đô Hà Đông. Cho nên nhiệm vụ chính trị quan trọng là bằng mọi giá phải bảo vệ đê tả Bùi.
Chính vì thế khi nước dâng trên báo động cấp 3 thì cho phép tràn thì các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, một phần của Tốt Động, một phần thôn Hoàng Văn Thụ, Mỹ Lương và Hữu Văn phải chấp nhận sống chung với lũ, nhiều năm qua chưa có giải pháp nào để giải quyết triệt để.
Theo đó, UBND huyện Chương Mỹ kiến nghị TP.Hà Nội cần có giải pháp để người dân 4 xã sống bên đê hữu Bùi là Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân ổn định sinh sống yên tâm sản xuất, sinh hoạt trong điều kiện buộc phải sống chung với lũ.
Huyện Chương Mỹ cần hơn 447 tỷ đồng để xử lý khẩn cấp 11 tuyến đê xung yếu bị tràn và lở. Đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã Nam Phương Tiến; tu bổ 5 di tích lịch sử văn hóa và nhà văn hóa bị xuống cấp.
Về lâu dài, ông Hùng chia sẻ địa phương cùng với thành phố đang tính toán cải tạo, nâng cấp cả đê tả Bùi và hữu Bùi bằng cừ bê tông dự ứng lực. Từ nay đến năm 2019, Hà Nội thí điểm đầu tư một đoạn đê xung yếu nhất của đê tả Bùi có chiều dài khoảng 1.500 m, từ cầu Bến Cốc đến hết tràn Thanh Bình.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ: việc di dời hàng chục nghìn hộ dân trong vùng lũ này là phương án tốt nhất cũng đã được tính đến. Tuy nhiên, di dân cũng cần tính tới tâm lý, phong tục tập quán sinh sống, sản xuất cho người, tìm khu vực mới để dân ổn định.
Theo Danviet
Bơm thuốc vào thân cây cam: Có tồn dư hóa chất trong quả? Từng được nông dân ĐBSCL áp dụng từ những năm 1990 trở về trước, nhưng do phát hiện có tồn dư kháng sinh nên phương pháp tiêm thuốc vào cây cam để trị bệnh đã bị loại bỏ. Nhưng vài năm trở lại đây, nó lại được nhiều nông dân áp dụng. Bơm thuốc là một phương pháp cũ Sau khi tìm hiểu...