Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam: Tôi nghi ngờ cán bộ tiếp tay cho lâm tặc
Vào điểm nóng kiểm tra về tình trạng phá rừng, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nghi ngờ có việc cán bộ tiếp tay cho lâm tặc nên yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm.
Liên quan đến tình trạng phá rừng tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thuộc lâm phận Rừng phòng hộ Sông Tranh mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 5-10, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam dẫn đầu đoàn công tác gồm lãnh đạo các cơ quan ban ngành băng rừng lội suối vào thị sát “điểm nóng” phá rừng.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ngồi sau xe đầu) cùng đoàn công tác tiến vào lâm phận rừng phòng hộ Sông Tranh
Con đường độc đạo dẫn vào rừng
Vượt gần trăm cây số từ TP Tam Kỳ lên trung tâm xã Trà Bui, do đường xấu nên đoàn công tác buộc phải bỏ lại ô tô tại trụ sở xã để đi xe máy vào rừng. Mất hơn nửa giờ vật lộn trên con đường nhão nhoẹt bùn đất, đoàn công tác được chính các cán bộ bảo vệ rừng dẫn vào khu vực rừng bị tàn phá ở thôn 2, xã Trà Bui.
Video đang HOT
Dọc đường đi, không khó để phát hiện những phách gỗ đã cưa xẻ được lâm tặc cất giấu, chờ cơ hội để đưa đi tiêu thụ. Những thân gỗ lớn hai người ôm không xuể nằm ngổn ngang, dấu cũ dấu mới đều có. Khu vực đoàn công tác tiếp cận ở thôn 2 xã Trà Bui dù chỉ nằm ở bìa rừng nhưng khung cảnh hết sức hoang tàn, những cây gỗ lớn như chò, dỗi bị đốn hạ không thương tiếc.
Nhiều cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ vứt ngổn ngang
Kiểm tra tại hiện trường, đại diện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Nam nhận định, có thể lâm tặc dùng cưa lốc để cưa xẻ gỗ rồi thuê trâu kéo lên đường, sau đó đưa xe tải vào vận chuyển đi tiêu thụ.
Đại diện Phòng Cảnh sát ĐTTP về quản lý kinh tế và chức vụ công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra tại hiện trường
Điều đáng nói, đi vào khu vực rừng bị phá chỉ có một con đường độc đạo lại có đến 2 trạm bảo vệ rừng thuộc BQLRPH Sông Tranh nhưng không hiểu sao gỗ lậu vẫn có thể tuồn được ra khỏi rừng. “Điều này cho thấy việc quản lý của các cơ quan quản lý, bảo vệ rừng hết sức lỏng lẻo và không loại trừ có tiêu cực. Tôi đề nghị phải điều tra làm rõ, nếu huyện không điều tra được thì hãy chuyển lên cho công an tỉnh làm” – vị cán bộ công an, cho biết.
Gỗ lậu được vận chuyển về nhà dân chờ đưa đi tiêu thụ
Dù đại diện Hạt Kiểm lâm RPH Sông Tranh cũng như ông Đoàn Tất Chẩn, Giám đốc BQLRPH Sông Tranh đưa ra các lý do để biện hộ như rừng rộng, lực lượng mỏng, lâm tặc tinh vi… nhưng với những gì ghi nhận từ thực tế và từ lời “tố cáo” của cán bộ huyện, xã, ông Lê Trí Thanh cho rằng có nhiều dấu hiệu nghi vấn cán bộ tiếp tay cho lâm tặc.
Có đến 2 trạm bảo vệ rừng trong khi chỉ có một con đường độc đạo nhưng lâm tặc vẫn có thể vận chuyển gỗ ra khỏi rừng
Ông Thanh chỉ rõ, để xảy ra tình trạng phá rừng do BQLRPH và Hạt Kiểm lâm RPH Sông Tranh thiếu trách nhiệm. Ông Thanh yêu cầu BQL và Hạt Kiểm lâm tổ chức kiểm điểm nghiêm khắc đồng thời kiểm tra xem có tiêu cực hay không. “Nếu kiểm điểm mà không có tiêu cực, sau này điều tra ra thì lãnh đạo ban và hạt phải chịu trách nhiệm. Tôi yêu cầu lực lượng kiểm lâm, công an hoàn chỉnh lại hồ sơ, vụ nào xử lý hình chính thì làm, vụ nào xử lý hình sự thì phải khởi tố. Phải làm cương quyết, bất kỳ ai vi phạm cũng phải xử lý nghiêm” – ông Thanh nói.
Tin-ảnh: Tr. Thường
Theo_Người lao động
Khắc phục những "kẽ hở" trong công tác chống buôn lậu
Sáng 11-9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cùng các ngành chức năng đã làm việc với Đoàn công tác liên ngành do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện việc kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả trên địa bàn thành phố.
Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, thời gian qua hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM. Các văn bản pháp luật mặc dù được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng chưa tính được những yếu tố mới có thể xảy ra; nhiều quy định chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau tạo ra những "kẽ hở" về pháp luật...
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, để khắc phục những tồn tại trên, cần xác định rõ việc phổ biến, tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần tạo nên sự chuyển biến về ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân, cán bộ và công chức nhà nước. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tinh nhuệ, sẵn sàng thay thế những cán bộ kém về nghiệp vụ, suy giảm về phẩm chất đạo đức; gắn trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ, công chức, nêu cao tinh thần tự chịu trách nhiệm trước công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình.
TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung các nghị định: 185/2013/CP, 97/2013/CP, 59/2006/CP... theo hướng phù hợp với các quy định mới trong luật; chỉ đạo các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, GLTM tại các cửa khẩu biên giới, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không quốc tế... nhằm ngăn chặn tội phạm ngay từ cửa khẩu biên giới, hạn chế tối đa hàng hóa thẩm lậu qua các cửa khẩu biên giới để đưa về Hà Nội.
Hà Nội cũng đề nghị các ngành chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA (ngày 12-5-2011) hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường để khắc phục tình trạng hợp thức hóa hàng nhập lậu; ban hành thông tư, biểu mẫu hướng dẫn cụ thể đối với ngành hàng còn thiếu; quy định mức giới hạn cho phép đối với các chỉ tiêu an toàn thực phẩm làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính...
Thanh Hiền
Theo_Hà Nội Mới
Nữ du học sinh Việt tiếp tay cho trai Tây lừa hàng loạt cô gái Thông qua các mạng xã hội, một nhóm trai tây được sự tiếp tay của du học sinh đã lừa hàng loạt cô gái Việt chiếm đoạt tiền. TAND Hà Nội ngày 29/9 đưa Oshanugor James Anyasi (SN 1980, quốc tịch Nigeria) ra xét xử tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, hoặc thiết bị số thực hiện hành...