Phó chủ tịch tỉnh Hà Nam bị tố ban hành văn bản bảo kê cho doanh nghiệp
Sau khi ký văn bản liên quan đến việc quản lý, quy hoạch tại Khu công nghiệp Đồng Văn, ông Trương Minh Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, bị doanh nghiệp ký đơn tố giác bảo kê tội phạm gửi tới nhiều cơ quan chức năng.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, cho biết đang chỉ đạo một số cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam rà soát xem xét về việc ông Trương Minh Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh này, bị doanh nghiệp tố cáo ký văn bản trái luật có tính chất tiếp tay, bảo kê cho doanh nghiệp chiếm đoạt tài sản người khác.
Trước đó, ngày 9.10, ông Phạm Văn Ảnh, đại diện cho tập thể cổ đông Công ty cổ phần tập đoàn ATA, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đã gửi đơn tố giác tội phạm đối với ông Hiến đề nghị bảo vệ khẩn cấp quyền lợi chính đáng của mình.
Khu công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Theo đơn của ông Ảnh, ngày 1.10, ông Trương Minh Hiến ký ban hành Quyết định 1753/QĐ- UBND quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở phục vụ Khu công nghiệp Đồng Văn, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên. Quyết định này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các cổ đông Công ty cổ phần tập đoàn ATA.
Theo hồ sơ ông Phạm Xuân Ảnh cung cấp, từ năm 2007, Công ty cổ phần tập đoàn ATA là chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Đồng Văn và dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở phục vụ Khu công nghiệp Đồng Văn, đã chuyển nhượng cổ phần cho Công ty đầu tư phát triển Hà Nam, do ông Phạm Như Hùng là người đại diện theo pháp luật. Đến năm 2014, giữa hai bên đã xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nên đã kiện nhau ra tòa. Từ đó đến nay, đã có 3 vụ việc tranh chấp kinh tế giữa 2 bên được đưa ra TAND các cấp những chưa được giải quyết dứt điểm.
Đáng chú ý, xuất phát từ đơn tố giác của ông Phạm Xuân Ảnh, ngày 4.7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại Sở KH-ĐT tỉnh Hà Nam. Vụ việc hình sự nêu trên liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần và thay đổi giấy đăng ký kinh doanh giữa 2 pháp nhân Công ty cổ phần tập đoàn ATA và Công ty đầu tư phát triển Hà Nam.
Video đang HOT
Từ đó, đơn của ông Phạm Xuân Ảnh cho rằng, trong khi vụ việc tranh chấp đang được TAND và Công an tỉnh Hà Nam thụ lý thì phải được giữ nguyên hiện trạng, nhưng ông Trương Minh Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh, ký văn bản nêu trên là tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty đầu tư phát triển Hà Nam. Trên thực tế, một trong những căn cứ do UBND tỉnh Hà Nam ban hành văn bản 1753 nêu trên là từ đề nghị của Công ty đầu tư phát triển Hà Nam.
Cùng với yêu cầu thu hồi quyết định 1753/QĐ- UBND quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở phục vụ Khu công nghiệp Đồng Văn, đại diện cổ đông Công ty cổ phần tập đoàn ATA còn đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam xem xét các dấu hiệu “tiếp tay và bảo kê” cho doanh nghiệp của ông Trương Minh Hiến.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trương Minh Hiến xác nhận mình là người đã ký thay Chủ tịch UBND tỉnh đối với Quyết định số 1733 và đã nắm được thông tin doanh nghiệp tố cáo. “Hiện cơ quan chức năng tỉnh đang rà soát lại việc này, còn cụ thể ra sao thì chắc các cơ quan chuyên môn như Sở Xây dựng, TAND tỉnh Hà Nam sẽ nắm rõ”, ông Hiến nói.
Theo ông Hiến, vụ việc tranh chấp giữa Công ty cổ phần tập đoàn ATA và Công ty đầu tư phát triển Hà Nam đã kéo dài từ nhiều năm nay nên cơ quan nhà nước không thể chờ cho đến khi tòa phán quyết xong. Mặt khác, quyết định do ông ký chỉ mang tính chất quản lý nhà nước về đô thi, nên bên nào thắng hay thua cũng phải thực hiện.
Được biết, Khu công nghiệp Đồng Văn và Khu nhà ở phục vụ khu công nghiệp Đồng Văn được thành lập từ năm 2004, đến nay đã có 4 lần được UBND tỉnh Hà Nam ra quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết. Trong các lần điều chỉnh quy hoạch này đã xảy ra khiếu nại gay gắt của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Theo Thái Sơn (Thanh niên)
Sông ô nhiễm nặng, dân đêm ngủ phải đeo khẩu trang
Tình trạng sông nổi bọt trắng xóa như tuyết, bốc mùi hôi thối... kéo dài nhiều năm nay tại các trạm bơm tưới tiêu của sông Nhuệ, sông Đáy, thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam khiến công nhân thủy lợi và nông dân đều gặp khó trong sản xuất.
Ngất xỉu vì mùi hôi thối
"Cứ khi nào trạm bơm nước đổ ải là bọt trắng cao hàng mét, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, đêm ngủ cũng phải đeo khẩu trang" - ông Lê Văn Hùng ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam than thở.
Do nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, UBND tỉnh Hà Nam đã đề nghị tạm dừng bơm nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2018. Ảnh: P.L
Phát hiện tiền chất gây ung thư ở "sông tuyết"Ngày 10.1, UBND tỉnh Hà Nam cho biết, qua lấy mẫu kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng amoni trong nước tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh có nơi vượt quá 96 lần cho phép. Riêng khu vực được ví là "sông tuyết", đoạn chảy qua trạm thủy lợi Chợ Lương, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam vượt trên 70,3 lần cho phép. Nồng độ oxy hòa tan có nơi nhỏ hơn 2,5 lần, có nơi nhỏ hơn 1,6 lần giới hạn cho phép. Nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng nên UBND tỉnh Hà Nam đã đề nghị tạm dừng bơm nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân và kiến nghị các bộ, ngành Trung ương có giải pháp hỗ trợ.
Ông Lê Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam xác nhận, tình trạng ô nhiễm nơi đây xảy ra đã lâu. Thậm chí, các công nhân trạm bơm nhiều lần bị choáng, ngất xỉu vì mùi hôi thối của nước sông. "Hiện, với 32.000ha lúa của người dân, nếu không bơm nước phục vụ sản xuất sẽ rất phức tạp. Cơ quan chức năng cần điều chỉnh lịch lấy nước cho Hà Nam để phục vụ người dân gieo cấy" - ông Hòa nói.
Ông Phạm Hồng Thanh - Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên cho biết: "Thủy lợi của huyện Duy Tiên trực thuộc hệ thống thủy nông sông Nhuệ được quy hoạch từ năm 1970. Trạm bơm Chợ Lương (Duy Tiên) trước đây được quy hoạch để bơm hỗ trợ tưới cho 1.000ha ở khu vực đất cao, diện tích còn lại phụ thuộc vào nguồn nước tự chảy của sông Nhuệ. Trước đây, mực nước tại trạm bơm là 3 - 3,2m. Bây giờ, nước sông chỉ còn 0,5 - 0,7m và rất ô nhiễm. Trạm bơm Chợ Lương đã nâng công suất lên gấp đôi cung cấp nước tưới cho 2.000ha. Nếu không lấy nước sớm thì không kịp thời vụ, dù chưa tới lịch xả nước của ngành điện".
Về hiện tượng "sông tuyết", ông Thanh khẳng định: "Không có việc xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy trên địa bàn huyện Duy Tiên. Hiện tượng ô nhiễm nước sông hay còn được ví là "sông tuyết" ở Duy Tiên diễn ra nhiều năm nay, người dân đã phản ánh với đại biểu Quốc hội. Chính phủ cũng đã thành lập Ủy ban kiểm tra sông Nhuệ, sông Đáy nhưng giải quyết còn chậm nên tình trạng ô nhiễm năm sau lại nghiêm trọng hơn năm trước".
Sẽ báo cáo Chính phủ
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Đạt - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam thông tin, vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy khoảng 32.000ha lúa và hơn 6.300ha rau màu. Lượng nước phục vụ cho nông nghiệp phụ thuộc vào lưu vực sông Đáy, sông Nhuệ rất lớn. Riêng sông Nhuệ phải bơm nước phục vụ cho khoảng 5.000ha. "Việc nguồn nước sông bị ô nhiễm không phải do khu công nghiệp, làng nghề ở Duy Tiên gây ra nhưng chất lượng sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi muốn đề nghị tạm dừng không bơm nước để có cơ sở báo cáo với UBND tỉnh và từ đó tỉnh có báo cáo lên T.Ư" - ông Đạt nói.
Nước sông nổi bọt trắng xóa. Ảnh: IT
Ông Đạt cũng cho biết, từ năm 2012, Nhà nước đã có đề án xử lý nước khu vực sông Nhuệ, sông Đáy nhưng chưa có kinh phí để triển khai. "Về lâu dài, chúng tôi kiến nghị TP.Hà Nội phải làm ngay cống và đập khu Liên Mạc để ngăn lại nguồn nước ô nhiễm, xử lý trước khi đổ về hệ thống sông Nhuệ. Đồng thời, chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị Bộ TN&MT đôn đốc, kiểm tra các nguồn xả thải ra sông để kiểm soát từ đầu nguồn", ông Đạt cho hay.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) cho biết, từ nhiều năm nay, Bộ NNPTNT đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong công tác xả nước từ các đập thủy điện đổ ải phục vụ gieo cấy song năm nay có nhiều khó khăn nên cần làm tốt hơn.
Về chất lượng nước bị ô nhiễm, ông Tỉnh cho rằng đây là vấn đề lớn, không chỉ xảy ra ở Hà Nam mà nhiều địa phương tại khu vực phía Bắc nên sẽ có báo cáo lên lãnh đạo Bộ NNPTNT để Bộ báo cáo với Thủ tướng. "Đợt lấy nước đầu dù các địa phương không lấy tối đa nhưng tất cả hệ thống đều ít nhiều có ô nhiễm nên trước mắt cần thau rửa hệ thống"- ông Tỉnh nhận định.
Theo Danviet
Hơn 10.000 người từ 100 quốc gia sẽ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 sẽ đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo cùng 10.000 phật tử, người dân Việt Nam. Ngày 11/10, tại buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Đại lễ sẽ diễn ra từ ngày 12 đến...