Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định lên tiếng vụ huy động phụ huynh mua sắm cho trường
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với hiệu trưởng các trường để xảy ra tình trạng huy động phụ huynh học sinh đóng góp trái quy định.
Liên quan đến vụ việc Ban đại diện cha mẹ học sinh tại một số trường học huy động tiền trái quy định, tại hội nghị đánh giá tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định 9 tháng đầu năm diễn ra vào ngày 2-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang đã tỏ ra khá buồn và bức xúc trước tình trạng này.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang phát biểu tại một cuộc họp
Theo ông Lâm Hải Giang, ngay từ đầu năm học, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo, nhắc nhở không để xảy ra tình trạng trên. Tuy nhiên, nhiều trường học trên địa bàn không thực hiện nghiêm chỉ đạo, vẫn để xảy tình trạng vận động thu tiền trái quy định.
Qua đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang yêu cầu các cấp, ngành trên địa bàn tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với hiệu trưởng các trường để xảy ra tình trạng huy động phụ huynh học sinh đóng góp trái quy định.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, đầu năm học vừa qua, nhiều phụ huynh phản ánh về việc Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT số 3 Phù Cát vận động thu tiền mua ti vi dạy học các lớp 10 và Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Quang vận động thu tiền để xây dựng nhà để xe học sinh. Trong đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT số 3 Phù Cát đã vận động thu tiền mua 7 tivi với giá hơn 50 triệu đồng và Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Quang vận động thu được hơn 70 triệu đồng từ phụ huynh.
Ngay sau đó, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định đã mời hiệu trưởng 2 trường này họp và chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục theo nội dung phản ánh. Kết quả, Trường THPT số 3 Phù Cát đã tháo 7 ti vi đã gắn trong lớp học để hoàn trả cho Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp 10. Riêng Trường THPT Nguyễn Hữu Quang yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh ngưng vận động quyên góp và hoàn trả tiền cho các cha mẹ học sinh đã tham gia đóng góp ủng hộ xây dựng nhà để xe học sinh.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, việc vận động quyên góp là do Ban đại diện cha mẹ học sinh tự ý thực hiện, không phải do trường kêu gọi. Theo nguyên tắc, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được vận động các nhà tài trợ, không được phép vận động quyên góp từ hội phụ huynh.
TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân
Phòng GD&ĐT Quận 1 đã tạm ngưng bố trí đứng lớp cho cô H. trong thời gian xử lý vụ việc, việc giảng dạy sẽ có giáo viên thỉnh giảng thay thế.
Chiều 28/9, trả lời PV Báo điện tử VTC News, Trưởng Phòng GD&ĐT Quận 1 (TP.HCM) Võ Cao Long cho biết, đơn vị đã làm việc với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương (Quận 1) và giáo viên T.P.H - người bị phụ huynh phản ánh vận động tiền phụ huynh để mua laptop cá nhân đang gây xôn xao dư luận.
Trước mắt, toàn bộ số tiền phụ huynh đóng góp đã được hoàn trả cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
Trường đã tạm ngưng bố trí đứng lớp cho cô H. trong thời gian xử lý vụ việc. Nhà trường sẽ ký hợp đồng thỉnh giảng với một giáo viên bên ngoài để bảo đảm các hoạt động học tập của lớp 4/3 vẫn diễn ra bình thường, không làm gián đoạn việc học của học sinh.
Động thái này nhằm ổn định tâm lý cho học sinh và phụ huynh, đồng thời giải quyết yêu cầu chuyển lớp của 25/27 phụ huynh học sinh của lớp này.
Trường tiểu học Chương Dương (Quận 1, TP.HCM).
Theo phản ánh của phụ huynh học sinh lớp 4/3 Trường tiểu học Chương Dương, ngày 14/9 vừa qua là ngày họp phụ huynh đầu năm. Trong cuộc họp này, giáo viên chủ nhiệm T.P.H. đề cập tới vấn đề bản thân vừa bị mất laptop. Cô H. mong muốn được phụ huynh ủng hộ tiền để mình mua laptop mới.
Các phụ huynh tính toán, với giá trị máy laptop từ 5-6 triệu đồng/cái, phụ huynh chỉ phải đóng khoảng 200.000 đến 300.000 đồng/người. Tuy nhiên, một vài phụ huynh lại cho rằng, với số tiền đóng góp này thì chỉ đủ để cho cô mua máy laptop, chứ không để chi cho các hoạt động khác của lớp, nên đề xuất đóng 500.000 đồng/người. Ai nào có khả năng thì đóng số tiền này, không cào bằng và cũng không ép buộc tất cả mọi người phải đóng.
Tại cuộc họp này, đã có một số phụ huynh đóng cho ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (rồi sau đó chuyển tiền lại cho cô H.). Số ít phụ huynh khác thì sau đó chuyển khoản luôn cho cô giáo chủ nhiệm.
Ngay sau khi kết thúc cuộc họp, cô H. đã nhắn vào nhóm Zalo của lớp với nội dung đã có 29 phụ huynh đóng. Hiện cô H. đang giữ 14,5 triệu đồng. Cô sẽ đưa cô bảo mẫu 300.000 đồng, ủng hộ quỹ khuyến học 500.000 đồng, còn lại là 13,7 triệu đồng thì cô sẽ lấy để mua laptop, còn bao nhiêu cô sẽ báo lại phụ huynh.
Sau đó, cô H. chụp hình 2 laptop, 1 cái giá 5,5 triệu đồng màu xám và cái còn lại giá 11 triệu đồng màu đen.
Tin nhắn của cô H. trong nhóm Zalo phụ huynh lớp 4/3.
"Cô nói cô lấy máy 11 triệu đồng màu đen, dữ liệu chạy nhanh. Phụ huynh hỗ trợ 6 triệu đồng, cô bù 5 triệu đồng. Cô cảm ơn phụ huynh", một phụ huynh cho hay.
Ngày 16/9, cô H. lại tiếp tục nhắn tin vào nhóm Zalo với nội dung: "Hôm thứ 7 (14/9), cô có xin phụ huynh hỗ trợ laptop khoảng từ 5 đến 6 triệu đồng, và cô đã mua máy 11 triệu đồng, thì cô bù vào 5 triệu đồng, và laptop này là của cô. Phụ huynh có đồng ý không?"
Sau đó, giáo viên có tạo bình chọn trên zalo đồng ý/không đồng ý cho phụ huynh bỏ phiếu. Trong lúc bỏ phiếu thì có phụ huynh nêu ý kiến là không đồng ý, thì cô H. nhắn tin lại hỏi phụ huynh không đồng ý là phụ huynh của bé nào, và sau đó là khóa bình chọn.
Nhóm Zalo của lớp 4/3 có 47 thành viên. Kết quả cuộc bình chọn cho thấy có 26 phụ huynh đồng ý, 3 người không đồng ý và 18 người không nêu ý kiến.
Sau đó, cô H. nhắn tin tiếp trong zalo của lớp: " Đến hiện tại có 26 phụ huynh đồng ý, 3 phụ huynh không đồng ý và 9 người không nêu ý kiến. Đã có người không đồng ý thì cô sẽ không nhận nhé phụ huynh. Cô tự mua và tự sử dụng. Còn máy in thì cô cũng tự mua luôn nha phụ huynh. Cô không nhận gì của phụ huynh cả. Cô chân thành cảm ơn phụ huynh".
Đến ngày 17/9, cô H. lại tiếp tục nhắn trong zalo của lớp với nội dung: "Tối qua và sáng nay cô đã nhận nhiều tin nhắn và điện thoại của phụ huynh năn nỉ cô nhận phần hỗ trợ của lớp. Cô xin nói rõ quan điểm của cô là cô sẽ không nhận nha phụ huynh. Và cô cũng không phải soạn đề cương ôn tập cho các con. Cô thống nhất bài ôn và phụ huynh tự ôn ạ. Cô cảm ơn phụ huynh. Vậy nha phụ huynh".
Tin nhắn của cô H. trong nhóm Zalo phụ huynh lớp 4/3.
Đến ngày 24/9, dù nhắn tin không nhận sự hỗ trợ của lớp, nhưng trong bản chi phí những khoản đã chi sau khi nhận tiền từ phụ huynh, cô H. vẫn ghi khoản tiền laptop 6 triệu đồng. Chỉ đến khi có thành viên của ban đại diện phụ huynh ý kiến, cô H. mới xóa nội dung này đi.
Đáng nói, những ngày tiếp theo, học sinh của lớp 4/3 về phản ánh với phụ huynh rằng cô H. cho các học sinh học qua tivi nhiều. Hầu hết các bộ môn, cô đều cho học sinh xem Youtube, ngay cả một số lời giải trên tivi rồi để các con chép lại.
"Còn bữa nào cô H. không siêng thì mở Powerpoint lên cho các con chép lời giải vào chứ không giảng. Toán cô dạy nhanh nên nhiều bạn không hiểu. Không hiểu mà hỏi thì sẽ bị cô mắng", phụ huynh bức xúc.
Đăng ảnh tin nhắn của GVCN, một phụ huynh khiến cộng đồng mạng ghen tị: Thật may mắn khi gặp được giáo viên có tâm! Tin nhắn của giáo viên khiến phụ huynh nào đọc xong cũng thấy ấm lòng. Mới đây, một phụ huynh tiểu học ở Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện xảy ra ở lớp con mình và nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Cụ thể, phụ huynh này chụp lại màn hình tin nhắn của cô giáo chủ...