Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu: Không để cúm A/H5N6 lây lan
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu ghi nhận sự nỗ lực, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm AH5N6 của huyện Chương Mỹ trong những ngày vừa qua.
Đồng thời yêu cầu huyện tiếp tục tập trung làm tốt công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm không để dịch lây lan.
Ngày 20/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu trực tiếp kiểm tra tại nơi phát sinh ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Cùng đi có Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Nguyễn Huy Đăng , lãnh đạo huyện Chương Mỹ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Nguyễn Huy Đăng, lãnh đạo huyện Chương Mỹ trực tiếp kiểm tra tại nơi phát sinh ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ ngày 20/2.
Tại đây, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi thú y huyện Chương Mỹ và UBND xã Phú Nghĩa đã báo cáo về tình hình dịch bệnh và kết quả triển khai công tác triển khai phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên địa bàn trong những ngày vừa qua.
Theo đó, ngay sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Xã Phú Nghĩa đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm bị nhiễm bệnh, triển khai vệ sinh tiêu độc khử trùng tại hộ có dịch trong 7 – 10 ngày liên tục và vệ sinh khử trùng trên địa bàn thôn có dịch 1 lần/tuần và 1 lần trên địa bàn toàn xã, tổng số hóa chất đã sử dụng 40 lít, 5 tấn vôi bột. Tổ chức tiêm phòng vaccine cho gia cầm khỏe mạnh tại thôn có dịch và tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch, đã tiêm phòng chó trên 68.600 con gia cầm trên địa bàn thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa; Thực hiện ký cam kết yêu cầu các hộ chăn nuôi chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Chính vì vậy, từ ngày 9/2 đến nay trên địa bàn xã Phú Nghĩa nói riêng và trên địa bàn huyện Chương Mỹ nói chung không phát sinh thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6.
Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Văn Sửu ghi nhận sự nỗ lực, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm AH5N6 của huyện Chương Mỹ.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Văn Sửu ghi nhận sự nỗ lực, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm AH5N6 của huyện Chương Mỹ trong những ngày vừa qua. Đồng thời yêu cầu huyện tiếp tục tập trung làm tốt công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm không để dịch lây lan. Trong đó cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là các hộ chăn nuôi cần thực hiện biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để từ đó phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững.
Khi phát hiện ổ dịch, Chương Mỹ lập chốt kiểm dịch tại ổ dịch cúm A/H5N6.
Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa Trần Bá Vệ cho biết, từ ngày 2/2 đến nay, trên địa bàn thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa đã có 4 hộ chăn nuôi có gia cầm bị ốm chết. Ngay sau khi nhận được tin báo, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chương Mỹ đã lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và cho kết quả có 3/4 hộ có đàn gia cầm dương tính với cúm A/H5N6. Để khoanh vùng dịch bệnh, Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Chương Mỹ đã cho tiêu hủy 6.807 con gia cầm theo đúng quy định, đồng thời lập chốt kiểm dịch ngay tại thôn Phú Vinh và cho rắc vôi phun phòng dịch tiêu độc khử trùng.
Theo số liệu thống kê, tổng đàn gia cầm nuôi toàn xã Phú Nghĩa là 294.904 con, trong đó gia cầm sinh sản là 107.556 con, gia cầm thương phẩm là 187.348 con. Tổng đàn gia cầm thôn Phú Vinh (thôn có dịch) là 71.684 con, trong đó gia cầm sinh sản là 2.656 con, gia cầm thương phẩm là 69.028 con. Tổng đàn gia cầm nuôi gia công cho công ty tại thôn Phú Vinh là 14 hộ, tổng số 370.000 con gà thương phẩm. Nếu để dịch lây lan rộng, thiệt hại về kinh tế đối với địa phương không hề nhỏ.
Cán bộ thú y tổ chức rắc vôi bột quanh khu vực xuất hiện ổ dịch.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, cúm gia cầm H5N6 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus cúm thuộc nhóm A/H5N6 gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút. Để ngăn chặn ổ dịch cúm A/H5N6 tại huyện Chương Mỹ lây lan, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cấp cho Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chương Mỹ 450.000 liều vaccine để tiêm phòng bao vây các đàn xung quanh và tiến hành tiêu độc khử trùng, khoanh vùng dập dịch, hạn chế thấp nhất tình trạng bùng phát dịch trong thời điểm hiện nay.
Cán bộ thú y tổ chức phun thuốc sát trùng khu vực chuồng trại xuất hiện dịch cúm A/H5N6.
Trên địa bàn TP hiện có trên 31 triệu con gia cầm của trên 119.000 hộ, cơ sở chăn nuôi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã triển khai tới các quận, huyện thị xã ra quân tiêu độc khử trùng toàn TP, đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi với thời tiết cực đoan, lạnh, mưa phùn ẩm ướt kéo dài là điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại nên nguy cơ bùng phát bệnh cúm gia cầm H5N6 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm là rất cao. Hiện, đơn vị duy trì nghiêm ngặt chế độ trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin tình hình dịch bệnh và an toàn thực phẩm cũng như hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra, vào TP.
Theo kinhtedothi
Bộ trưởng NNPTNT kiểm tra cúm gia cầm tại công ty lớn nhất miền Bắc
Ngày 16/2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Bộ đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm tại một trong những doanh nghiệp có tổng đàn gia cầm sinh sản lớn nhất miền Bắc là Công ty CP Tập đoàn Dabaco, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cả nước có 16 ổ dịch cúm gia cầm (bao gồm 14 ổ dịch do H5N6 và 2 ổ dịch do H5N1) chưa qua 21 ngày tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An và Trà Vinh). Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy đến thời điểm này là 55.071 con.
Trong ngày 16/2, có 1 ổ dịch cúm giá cầm A/H5N6 phát sinh tại tỉnh Thanh Hóa và 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Trà Vinh, cụ thể: Tại Thanh Hóa, 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa với 970 gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy (70 con gà, 900 con vịt).
Tại Trà Vinh, 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại xã Châu Điền và xã Hào Ân thuộc huyện Cầu Kè. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 1.704 con.
Phóng viên Dân Việt ghi nhận một số hình ảnh Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đi thăm cơ sở cơ sở chăn nuôi gà Nam Viên của Công ty CP Tập đoàn Dabaco tại xã Lạc Vệ (Tiên Du, Bắc Ninh).
Dabaco hiện là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm lớn nhất miền Bắc, với đàn gia cầm sinh sản lên tới 350.000 con.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trực tiếp vào trại nuôi gà đẻ của Dabaco để kiểm tra, nắm bắt tình hình chống dịch cúm gia cầm. Ảnh: K. Lực
Ông Nguyễn Hoàng Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco cho biết, khi dịch cúm gia cầm xảy ra, ngoài công tác đảm bảo an toàn sinh học, đơn vị còn có Trung tâm chẩn đoán định kỳ kiểm tra hàm lượng kháng thể, tầm soát bệnh.
Thường xuyên phun rửa, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho trại gà giống. Ảnh: K. Lực
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đi thăm khu vực nuôi giống gà Mía đẻ. Theo ông Nguyên, năng suất gà Mía do công ty sản xuất ra có năng suất đẻ lên tới 160 quả/lứa.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm trại nuôi gà Mía sinh sản. Ảnh: K.Lực
Năng suất gà Mía sinh sản do công ty sản xuất ra có năng suất đẻ lên tới 160 quả trứng/lứa
Do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Covid - 19 và dịch cúm gia cầm, không chỉ giá gà giống giảm mà giá các sản phẩm trứng cũng đang giảm mạnh. Ảnh: K. Lực
Theo ông Nguyên, hàng năm công ty sản xuất khoảng 65 triệu con gà giống (miền Bắc 35 triệu con, miền Nam 30 triệu con). Dịch cúm gia cầm hiện đang ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ gà giống. Hiện giá giống gà rẻ, dao động ở mức 8.000-10.000 đồng/con, nhưng vẫn không tiêu thụ hết. Trong khi đó, giá trứng gà được đơn vị này bán ra ở mức 1.200-1.300 đồng/quả.
Theo Danviet
Nghệ An phát hiện thêm ổ dịch thứ 4 cúm gia cầm H5N6 Ông Trần Minh Quân - Quyền trưởng Trạm Thú y huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, tính đến thời điểm này toàn huyện đã phát hiện 4 điểm dịch cúm gia cầm H5N6 và là huyện đầu tiên ở Nghệ An đang có dịch. Sau khi ổ dịch cúm gia cầm phát hiện tại các xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Hậu...