Phó chủ tịch thị trấn hết lòng vì người nghèo
Nghĩ rằng việc chăm lo cho đời sống người nghèo là trách nhiệm không chỉ của riêng ai nên bà Hằng luôn năng động, nhiệt tình trong mọi công tác xã hội từ thiện.
Bà Vương Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang luôn tâm nguyện rằng không để những người nghèo, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những mảnh đời bất hạnh chẳng may bị ốm đau bệnh tật rơi vào bế tắc nên đã gắn bó với các hoạt động xã hội từ thiện từ nhiều năm nay.
Bà Hằng cùng bạn đồng hành trong buổi trao nhà cho hộ nghèo ở địa phương
Lúc đầu, bà Hằng tham gia những việc làm đơn giản thường gặp như vận động tập, viết giúp học sinh nghèo có thêm điều kiện đến trường; giúp đỡ tiền cho những người hàng xóm có gia cảnh khó khăn chẳng may bệnh nặng, không khả năng chạy chữa. Dần dà, bén duyên, bà mạnh dạn kết hợp cùng các nhóm thiện nguyện ở địa phương vận động kinh phí cất nhà đại đoàn kết cho các hộ đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị trấn.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay, nữ phó chủ tịch này đã cùng với các nhóm thiện nguyện cất mới được 2 căn nhà đại đoàn kết tặng cho 2 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng. Cụ thể, vào tháng 4-2019, bà Hằng cùng nhóm thiện nguyện FC (một nhóm thiện nguyện ở địa phương) vận động cất mới 1 căn nhà đại đoàn kết tặng cho gia đình ông Phạm Ngọc Anh (59 tuổi; ngụ ấp Phú Thiện, thị trấn Phú Hòa) với kinh phí xây dựng 35 triệu đồng, trong đó cá nhân bà Hằng đóng góp 10 triệu đồng.Hai tháng sau, bà Hằng kết hợp với Câu lạc bộ Vạn Đức thị trấn Phú Hòa vận động cất tặng nhà đại đoàn kết cho gia đình cụ ông Bùi Văn Mừng (92 tuổi; ngụ ấp Phú An, thị trấn Phú Hòa) với kinh phí 60 triệu đồng khiến cụ Mừng rơi nước mắt khi nhận được căn nhà để ở vì đây là điều mơ ước bấy lâu nay của cụ.
Bà Hằng (thứ 4 từ trái sang) cùng nhà tài trợ trong buổi lễ trao nhà đại đoàn kết cho vợ chồng ông Phạm Ngọc Anh.
Ngoài ra, bà Hằng còn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội từ thiện mang tính nhân văn sâu sắc khác. Điển hình như vụ hỏa hoạn hồi đầu tháng 3-2019 gây thiệt hại 9 căn nhà của bà con người Chăm (ấp La Ma, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang), bà đã đứng ra vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp quyên góp được 16 triệu đồng tiền mặt, 900 kg gạo, nhiều mùng mền và các nhu yếu phẩm cần thiết khác mang tặng những hộ dân bị thiệt hại về nhà ở và tài sản nơi đây, giúp bàn con sớm ổn định cuộc sống. Việc làm này đã nhận được sự đồng tình cao của cộng đồng và xã hội.
Video đang HOT
Nhiều phần quà cũng đã được bà Hằng cùng nhóm thiện nguyện trao tận tay người nghèo hoặc bị hỏa hoạn
Khi được hỏi về dự định trong thời gian tới, bà Hằng thổ lộ: “Trước mắt, hiện đang trong những ngày bước vào năm học mới 2019 – 2020, tôi cùng anh em trong CLB Vạn Đức đã vận động được 15 chiếc xe đạp, mỗi chiếc trị giá 1.180.000đ, và 1.500 quyển tập sẽ trao cho các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về phương tiện đến trường ở 1 trường THCS và 2 Tiểu học trên địa đàn thị trấn vào dịp khai giảng năm học mới tới đây”.
Cách nay khoảng tuần, bà Hằng cũng đã cùng các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm tổ chức chuyến đến huyện miền núi Tri Tôn trao tặng 150 phần học bổng cho các em học sinh ở 2 trường tiểu học A và B Châu Lăng với tổng kinh phí hơn 22 triệu đồng.
Với vai trò là một cán bộ phụ trách về kinh tế – xã hội của thị trấn, bà Hằng còn tích cực vận động các tổ chức, cá nhân, các mạnh thường quân trong và ngoài thị trấn tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có công; tặng quà cho các hộ nghèo trong những dịp lễ, Tết, các ngày kỷ niệm truyền thống; làm tốt công tác “Đền ơn – Đáp nghĩa”; chăm lo sâu sát đời sống cho trên địa bàn.
Có thể nói, với những đóng góp tích cực trên mọi lĩnh vực về hoạt động xã hội từ thiện của bà Hằng – một cán bộ trẻ năng động, sáng tạo – xứng đáng là tấm gương điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Mính; góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở địa phương và tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và xã hội.
Thanh Vân -Kỉnh Nhơn
Theo Nguoilaodong
An Giang: Chớp mắt đã dùng điện thoại chăm bạt ngàn nấm linh chi
Đây là cách làm độc đáo của anh Nguyễn Hùng Sinh (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, một mình anh có thể vừa chăm sóc và quản lý hơn 5.000 bịch phôi nấm linh chi một cách dễ dàng.
Với mong muốn làm giàu từ nông nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình, vào năm 2009 trong một lần tình cờ anh Sinh đã biết được mô hình trồng nấm linh chi đỏ cho thu nhập cao.
Ban đầu, do áp dụng cách trồng thủ công nên anh Sinh đã thất bại nhiều lần. Khó khăn nhưng không từ bỏ, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại. May mắn là vào năm 2017, anh được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh An Giang) chuyển giao quy trình ứng dụng điện thoại EWelink để điều khiển độ ẩm và nhiệt độ thông qua kết nối wifi.
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ cao của anh Sinh được đánh giá cao. Ảnh: M.A.
Từ đó, anh Sinh mạnh dạn đầu tư thiết bị để ứng dụng kỹ thuật mới và thực hiện quy trình khép kín từ khâu trồng nấm đến thu hoạch. Hệ thống trồng nấm linh chi của anh Sinh bao gồm: Thiết kế kệ trồng bằng sắt, máy tách hạt nước để tưới nước bằng hệ thống phun sương, thiết bị cảm ứng (chip điện tử) kết nối với phần mềm điều khiển bằng điện thoại di động, nhà sấy nấm bằng năng lượng mặt trời, thiết bị đóng gói nấm thành phẩm...
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, trại nấm linh chi của anh Sinh thu về khoang 25 triệu đồng/tháng. Ảnh: M.A.
Trao đổi với chúng tôi, anh Hùng cho biết: "Trước đây, với quy mô của trại nấm, tôi cần từ 2-3 người mới có thể đảm bảo được công việc. Còn khi áp dụng công nghệ này, tôi rất thoải mái, bởi đã có kết nối tự động, các thiết bị chạy thông qua phần mềm. Từ đó, không tốn lao động mà chỉ cần 1 mình tôi cũng có thể vừa vận hành kiểm soát vừa trồng".
Từ ngày áp dụng cách làm này, chỉ cần sử dụng điện thoại anh Sinh đã có thể chăm sóc hàng trăm cây nấm linh chi trong chớp mắt. Đặc biệt, ưu điểm của công nghệ này là không giới hạn địa lý, dù không có mặt trực tiếp ở trại, người dùng vẫn có thể điều khiển.
Chỉ cần kết nối internet, anh Sinh có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ của trại nấm linh chi đỏ. Ảnh: M.A.
Thông thường, nhiệt độ thích hợp để cây nấm phát triển tốt dao động từ 28 - 30 độ C, ẩm độ từ 80 - 85%. Khi thấy nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, chỉ cần mở phần mềm từ điện thoại và "ra câu lệnh" bằng cách nhấn nút tưới trên điện thoại là hệ thống phun sương ở trại sẽ hoạt động, đến khi nhiệt độ và độ ẩm đạt ngưỡng quy định thì hệ thống sẽ tự động ngừng. Nhờ vậy, giúp anh Sinh tiết kiệm được chi phí và thời gian chăm sóc. Đặc biệt, bào tử trên tai nấm còn nguyên, không bị rửa trôi như cách tưới thông thường.
Cũng theo anh Sinh, công nghệ này dùng sóng siêu âm tần số cao, tách nước thành hạt sương nhỏ khuếch tán khắp nhà trồng, giúp cây nấm phát triển tươi tốt, tay nấm đẹp, mặt trên đạt màu nâu đỏ. Hơi nước lan tỏa đều, cây nấm dễ dàng hấp thụ nên ít bị những đốm vệt nước trên bề mặt, nhờ đó năng suất trại nấm tăng lên khoảng 30%.
Cứ thế, với cách làm này trung bình 1.000 túi phôi anh Sinh sẽ cho ra 75kg nấm tươi, sau khi sấy thành phẩm còn 25kg nấm khô. Ảnh: M.A.
Sản phẩm nấm linh chi đỏ của anh Sinh ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: M.A.
"So với cách làm truyền thống, việc sử dụng điện thoại giúp mình không bị giới hạn, bất cứ nơi đâu cũng có thể điều khiển được. Và quan trọng là nấm phát triển đồng đều hơn so với cách làm thủ công, nhờ đó khách hàng ưa chuộng hơn" - anh Sinh bộc bạch.
Tận dụng diện tích quanh nhà chỉ vỏn vẹn 400m2, anh Sinh đã luân chuyển gối vụ quanh năm với khoảng 5.000 bịch nấm mỗi vụ. Mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường hơn 50kg nấm linh chi thành phẩm, sau khi trừ chi phí anh thu lợi hơn 25 triệu đồng.
Theo Danviet
Nuôi bạt ngàn loài ếch Đài Loan ở dưới sông, lời 90 triệu đồng/vụ Nhờ tận dụng tốt diện tích mặt nước dưới sông, anh Lê Thanh Hải (sinh năm 1991, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công khi thả nuôi ếch Đài Loan trong mùng lưới. Từ 2 mùng ếch ban đầu, đến nay tăng lên 14 mùng, giúp anh Hải kiếm thêm thu nhập khoảng...