Phó Chủ tịch Quốc hội nói gì đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ?
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, quan hệ kinh doanh hiện ngày càng chằng chịt, việc nợ nần nếu thông qua tổ chức hợp pháp để đòi là văn minh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (ảnh quochoi.vn).
Sáng nay (15/11), Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Một trong nội dung đáng chú ý được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho ý kiến là dự thảo Luật đề nghị bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Phát biểu ở tổ (Lai Châu, Trà Vinh, Quảng Nam, Bình Định) Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa qua có việc lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Ví dụ tín dụng đen, qua các tổ chức đòi nợ thuê, đứng sau là các nhân vật cộm cán, dẫn đến bắt bớ, gây mất trật tự.
“Cái đó rõ ràng phải nghiêm trị, nhưng dịch vụ đòi nợ cũng là dịch vụ của cơ chế thị trường, luật phải quy định cụ thể ai được làm và khi làm thì cần tuân thủ quy định gì, vi phạm thì xử lý ra sao, còn cấm là không hợp lý”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm.
Video đang HOT
Ông nói thêm, quan hệ kinh doanh hiện ngày càng chằng chịt, việc nợ nần nếu thông qua tổ chức hợp pháp để đòi là văn minh. “Đừng thấy vài vụ việc xảy ra mà chuyển từ cực này sang cực khác”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.
Đồng tình quan điểm với Phó Chủ tịch Quốc hội, ĐBQH Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng, dịch vụ kinh doanh đòi nợ là nhu cầu của xã hội, cấm thì sẽ biến tướng. “Tín dụng đen bị cấm thì chuyển sang hoạt động trên mạng, đòi nợ thuê cũng thế, nên quan tâm xây dựng pháp luật đủ để quản lý chứ không nên cấm”, ĐBQH Lê Công Nhường nói.
Còn ĐBQH Nguyễn Phi Long (Bình Định) cho rằng, cần đánh giá tác động nhiều chiều, nếu do quản lý nhà nước chưa tốt thì phải bổ sung quy định để đảm bảo tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoạt động đúng quy định của pháp luật. “Dân gian có câu không quản được thì cấm, như thế ảnh hưởng đến quyền kinh doanh của tổ chức, cá nhân”, ĐB Long nêu quan điểm.
Cũng đề cập tới vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là yêu cầu thực tiễn của đời sống, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi kinh tế, việc phát sinh dịch vụ này là cần thiết. Theo vị ĐBQH này, không nên bỏ loại dịch vụ kinh doanh đòi nợ, tuy nhiên cần quy định đầy đủ hơn về hành lang pháp lý cho dịch vụ này hoạt động bảo đảm an ninh trật tự, quản lý nhà nước và không bị biến tướng. ĐB Nguyễn Lâm Thành cũng đề nghị không nên để tên là “dịch vụ đòi nợ” vì hàm chứa yếu tố bạo lực, cần đổi sang tên khác là “dịch vụ xử lý nợ”, trong đó bao gồm tư vấn nợ và đòi nợ.
Theo danviet.vn
Nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị với chủ đề "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh."
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Ngày 20/9, tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái), Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2016-2021 với chủ đề "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh." Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có đại biểu Thường trực Hội đồng nhân dân 14 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc (Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang) và hai tỉnh, thành khách mời là Ninh Thuận, Hà Nội.
Với chủ đề "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh," hội nghị đã tập trung thảo luận, đề xuất, kiến nghị những nội dung cụ thể, sát với thực tiễn nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2019).
Việc tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cũng như việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương 6, 7 khóa XII của Đảng, đã đặt ra những nhiệm vụ cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong tổ chức và hoạt động để làm tốt chức năng của cơ quan dân cử, hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.
Nhiều tham luận có giá trị về giải pháp, kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng nhân dân dân được các đại biểu trình bày tại hội nghị như thành phố Hà Nội với "Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nâng cao chất lượng thảo luận, chất vấn, giải trình tại kỳ họp và tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân"; "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát việc tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ý kiến, kiến nghị của cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh" của tỉnh Tuyên Quang...
Chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao chủ đề hội nghị và tham luận của các đại biểu trình bày. Các tham luận xung quanh vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân đã nêu lên thực tiễn, những kinh nghiệm tốt để những địa phương khác tham khảo, rút kinh nghiệm trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các địa phương phải thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phương thức hoạt động, cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân từ khâu nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến xem xét, thẩm tra, giám sát, đánh giá đến đưa ra nghị quyết.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, muốn làm tốt công việc đó cần bám sát vào Nghị quyết của Đảng, thực tiễn cuộc sống để đổi mới, khâu quyết định vẫn là cán bộ, do vậy phải chú ý đến công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của đại biểu dân cử, nhất là khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp diễn ra trong năm 2020 từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.
Mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân cần dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của Hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu hoạt động không chuyên trách; đồng thời cần thực hiện đúng Chương trình hành động của mình trước cử tri. Trong hoạt động, cần phát huy tính chủ động khi tiếp cận vấn đề, nghiên cứu lý luận, bám sát vào những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, nắm bắt thực tiễn, ý kiến kiến nghị của cử tri để từ đó có những đề xuất, giải pháp, kiến nghị phù hợp mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân; hoạt động giám sát cần bảo đảm đúng nội dung, đúng đối tượng và đúng thời điểm; hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cần bảo đảm kịp thời, đúng pháp luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu Thường trực Hội đồng nhân dân các địa phương cần quan tâm thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, đại biểu lần đầu tham gia Hội đồng nhân dân. Tiếp tục duy trì việc tổ chức các Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân ở các khu vực để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các đại biểu Hội đồng nhân dân từ đó nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Ban Công tác Đại biểu cần tăng cường phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân các địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Kết thúc hội nghị, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái bàn giao đăng cai tổ chức Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu./.
Theo TTXVN/Vietnam
Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên: Còn quá chung chung, chồng lấn các luật khác Đó là ý kiến của Phó chủ tịch Quốc hội, Phùng Quốc Hiển và hầu hết các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 10/9 về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi) và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với dự án luật này. Sáng 10/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của...