Phó Chủ tịch Quốc hội mơ có tàu từ Sơn La về Hà Nội
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp xúc cử tri tại Sơn La, tại đây bà cho biết mình mơ ước Sơn La có đường sắt về Hà Nội.
Trong hai ngày 26-27.6, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Sơn La sau kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV. Tại đây, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng cho biết, kỳ họp có nhiều đổi mới và đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa tặng mũ bảo hiểm tằng cẩu cho chị em phụ nữ tỉnh Sơn La.
Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, việc Quốc hội thông qua 3 vấn đề lớn của ngành giao thông đó là thông qua Luật Đường sắt sửa đổi; tách việc bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng làm dự án thành phần để triển khai sớm Dự án sân bay Long Thành; cho ý kiến về chủ trương làm đường cao tốc Bắc – Nam.
“Việc thông qua Luật Đường sắt sửa đổi là thành công lớn của Chính phủ. Luật mới là cơ sở để phát triển mạnh hơn nữa vận tải đường sắt” – Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng nói và chia sẻ: “Tôi mơ ước Sơn La có đường sắt về Hà Nội”.
Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng nhận định, phát triển đường sắt, người dân nghèo sẽ được hưởng lợi. “Tôi mong muốn mọi người dân đều có cơ hội đi tàu chất lượng cao, an toàn, tiện lợi” – bà Tòng Thị Phóng nói.
Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri tại Sơn La, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa chia sẻ, với Luật Đường sắt sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, đường sắt sẽ có điều kiện tăng tốc sau nhiều năm quá lạc hậu.
“Kỳ họp tháng 10 tới đây, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ xin Quốc hội cho chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao” – Bộ trưởng Nghĩa nói và cho biết về dự án sân bay Long Thành, Quốc hội đã đồng ý tách việc bồi thường, tái định cư, giai phong măt băng để triển khai sớm trong bối cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng quá tải.
Đoàn đại biểu Quôc hôi tỉnh Sơn La tiếp xúc cử tri tại TP.Sơn La.
Video đang HOT
Tại buổi tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri của tỉnh Sơn La đã có những kiến nghị quan trọng về các vấn đề của địa phương, nhất là các vấn đề liên quan đến giao thông.
Chia sẻ với Đoàn đại biểu và các cử tri, Bộ trưởng Nghĩa cho biết, hệ thống giao thông của Sơn La còn vô cùng khó khăn, ý kiến của cử tri về nâng cấp hệ thống đường hay làm cầu dân sinh là những nhu cầu vô cùng chính đáng. Bởi, ngoài tuyến huyết mạch là QL6 mới cơ bản nâng cấp thì Sơn La chưa được đầu tư đúng mức về hạ tầng giao thông, thậm chí cả nước duy chỉ có Sơn La là chưa có đường tránh qua thành phố.
Bộ trưởng Nghĩa cho biết, về đề xuất làm tuyến đường tránh TP.Sơn La khoảng 19km, tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng, đề nghị tỉnh nghiên cứu phương án đầu tư BT kết hợp vốn ngân sách, không triển khai theo hình thức BOT.
Thông qua đây, Bộ trưởng Nghĩa thông tin, vừa qua Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương đã chi bảo trì một số tuyến quốc lộ (QL) tại Sơn La. Năm 2018, có thể đầu tư thêm, tập trung bảo trì một số đường tỉnh mới được nâng cấp thành QL.
Theo đó, ngay sau buổi tiếp xúc cử tri, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã dẫn đầu đoàn công tác thị sát thực tế tình hình triển khai thực hiện gói thầu bảo trì tuyến QL6 đoạn km193 – km303 thuộc Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP).
Tại hiện trường, Giám đốc Ban Quan ly dư an đường bộ 3 (Tổng cục Đương bô Viêt Nam) Nguyễn Xuân Trường cho biết, Ban Quản lý dự án 3 đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Sở GTVT Sơn La chỉ đạo nhà thầu, tư vấn khảo sát, thiết kế, lên phương án xử lý đệ trình Tổng cục Đương bô Viêt Nam chấp thuận các hạng mục phát sinh…
Ghi nhận những nỗ lực của Chủ đầu tư Ban Quan ly dư an 3 (thuộc Tổng cục Đường bộ Viêt Nam), của chính quyền và người dân để dự án về đích đúng tiến độ, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng yêu cầu thực hiện khai thác dự án tuyệt đối an toàn, thông suốt trong Ngày hội văn hóa Việt-Lào – một sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước, có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao hai nước và hàng nghìn quan khách.
Chỉ đạo ngay tại hiện trường, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa đề nghị TP.Sơn La khẩn trương giai phong măt băng để Bộ GTVT có kế hoạch mở rộng 300 mét đoạn cuối ngã ba Mai Sơn vào điểm cuối của dự án trên trục QL6 trước tháng 9.2017.
Theo Danviet
Quá nửa đại biểu Quốc hội đồng ý hạn chế "quy tội" người 14 - 16 tuổi
Trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 19/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, kết quả thăm dò ý kiến các đại biểu Quốc hội trước khi luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được đưa ra biểu quyết, hơn một nửa số đại biểu thể hiện sự nhất trí với phương án thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người 14 - 16 tuổi.
Cụ thể, trong tổng số 435 phiếu lấy ý kiến được thu lại để tổng hợp, có 276 đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án Chính phủ trình. Con số này tương đương 63,4% số các đại biểu đã thể hiện quan điểm và bằng 56,2% tổng số đại biểu Quốc hội.
Việc tỷ lệ ý kiến ủng hộ phương án này chênh lệch không nhiều so với phương án giữ nguyên phạm vi chịu trách nhiệm hình sự như Bộ Luật Hình sự 2015 cho thấy quan điểm về vấn đề nhân đạo trong chính sách hình sự với người phạm tội ở lứa tuổi này vẫn rất khác nhau. Tuy nhiên, Quốc hội sẽ quyết định theo đa số.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội. Tại báo cáo, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật do Chính phủ trình là "không xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội thuộc loại tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng trong nhóm 3 tội danh: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169).
Một số ý kiến đề nghị giữ khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự 2015 vì cho rằng, tình trạng bạo lực học đường, hiếp dâm, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản do người chưa thành niên thực hiện thời gian qua có chiều hướng gia tăng, cần phải xử lý nghiêm.
UB Thường vụ Quốc hội nhận định, quan điểm nhất quán của Nhà nước được thể hiện trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1999 là chỉ xem xét trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Do yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên ở độ tuổi này cả trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và phạm tội nghiêm trọng đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội hiếp dâm và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, trong lần sửa đổi này, xuất phát từ chính sách nhân đạo và yêu cầu phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên, cũng như theo đề nghị của nhiều cơ quan, Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ xem xét trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại 28 điều luật cụ thể liệt kê tại khoản 2 Điều 12 để bảo đảm tính nhất quán trong chính sách hình sự, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
Sau nhiều phiên thảo luận, tại kỳ họp thứ 3, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội vẫn còn khác nhau. Theo chỉ đạo của UB Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi phiếu thăm dò ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này.
Kết quả, như Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã nói, có 276/435 ý kiến của các đại biểu tán thành với việc quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 2 Điều 12.
Tiếp thu ý kiến của đa số các đại biểu Quốc hội, UB Thường vụ xin cho sửa đổi khoản 2 Điều 12; đồng thời sửa đổi các điều 91, 93, 94, 95 và 100 cho phù hợp với quy định tại Điều 12.
Không miễn trừ hoàn toàn cho việc luật sư không tố giác thân chủ
Một nội dung còn tranh cãi khác là phạm vi được miễn trừ trách nhiệm hình sự của luật sư khi không tố giác tội phạm là thân chủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và cấu tạo các điều luật theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chiu trach nhiêm hinh sư cua ngươi bao chưa vê hanh vi không tô giac tôi pham.
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn có đồng ý với đề xuất, luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác thân chủ của mình về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng?
Đồng ý
Không đồng ý
Theo đó, người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.
UB Thường vụ Quốc hội cho biết đã cân nhắc đăc thu cua hoat đông bao chưa, mối quan hê giưa ngươi bao chưa vơi ngươi đươc bao chưa; nhưng viêc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa.
Mặt khác, vấn đề này cũng đã được Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015. Kết quả cho thấy, đa số ý kiến nhân dân không đồng ý miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa.
P.Thảo
Theo Dantri
Phó Chủ tịch Quốc hội: "Nhiều lò mổ quá rùng rợn, đứng tim luôn" "Việc sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm, qua giám sát nhiều địa phương đều thấy làm chưa tốt, có địa phương chỉ kiểm soát được 40%, nhiều lò mổ rất rùng rợn, quá khủng khiếp, đứng tim luôn" - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khái quát sau nhiều đợt trực tiếp đi thị sát tại các địa phương...