Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng phát biểu tại Đại hội đồng IPU-141
Việt Nam sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, giải quyết những vấn đề toàn cầu trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-141) tại Thủ đô Belgrade của Serbia, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tham dự Phiên thảo luận toàn thể Đại hội đồng IPU-141 với chủ đề “Tăng cường luật pháp quốc tế: Vai trò và cơ chế tổ chức của nghị viện, sự đóng góp của hợp tác khu vực” và có bài phát biểu quan trọng về chủ đề này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Trong hai ngày thảo luận 14-15/10, Đại hội đồng đã nghe hơn 50 Chủ tịch Quốc hội và gần 70 Trưởng đoàn các nước phát biểu tại phiên thảo luận chung. Các đại biểu đều nêu cao vai trò của luật pháp quốc tế, đồng thời lên án các hành động vi phạm, coi thường luật pháp quốc tế, coi đó là hành động làm phương hại đến hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển.
Khẳng định nhiệm vụ và vai trò của IPU trong việc giám sát, duy trì luật pháp quốc tế, các đại biểu cho rằng IPU cần có cơ chế và giải pháp bền vững để luật pháp quốc tế được tuân thủ chặt chẽ, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước quốc tế về quyền con người, Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân, Luật biển quốc tế, coi đây là công cụ hợp pháp duy nhất của nhân loại để giải quyết xung đột, tranh chấp.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh, kể từ khi được thành lập cách đây 130 năm, IPU đã thiết lập được cơ chế đối thoại chính trị, coi vấn đề tuân thủ luật pháp và giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp hòa bình vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng hoạt động của IPU.
IPU cũng đã nỗ lực tăng cường vai trò của nghị viện trong việc đảm bảo các quy định luật pháp ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Hợp tác khu vực là một thành tố quan trọng trong việc tăng cường trật tự luật pháp quốc tế, góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp và thúc đẩy hòa bình một cách bền vững.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chúc mừng IPU trải qua 130 năm hình thành và phát triển, luôn đi tiên phong, phát huy sứ mệnh lịch sử của mình, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, thế giới chúng ta đang sống tiếp tục trải qua nhiều diễn biến an ninh chính trị phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó định đoán; xung đột sắc tộc, tôn giáo, các nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhiều điểm nóng cùng với chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, dân tộc hẹp hòi đang trở nên gay gắt.
Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng là sự gia tăng các hành động đơn phương không dựa trên các trật tự pháp lý đã được quy định trong các điều ước quốc tế mang tính phổ quát, vi phạm các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, đe dọa nền hòa bình lâu dài mà nhân loại đã và đang dày công gìn giữ. Bối cảnh trên đòi hỏi sự phối hợp ở nhiều cấp độ trong đó có sự tham gia của các thể chế đa phương, đặc biệt là IPU.
Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội hoan nghênh chủ đề của Đại hội đồng IPU lần này, nêu cao quyết tâm và hành động của IPU tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế, nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ quốc tế, nền tảng để thúc đẩy quản trị toàn cầu và quan hệ hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia dù lớn hay nhỏ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam luôn kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đề cao chủ nghĩa đa phương, pháp quyền và các nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế; quan tâm sâu sắc đến việc giữ gìn trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, các hiệp định và công ước chung giữa các nước; tuân thủ đúng các quy định tại các điều ước quốc tế có giá trị phổ quát như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, Việt Nam tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Trong các nỗ lực đó, Quốc hội Việt Nam tiếp tục ủng hộ thông qua việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong nước, tăng cường giám sát thực thi cũng như tham gia tích cực tại các hoạt động ngoại giao nghị viện nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và học tập kinh nghiệm.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, Việt Nam sẽ đảm nhận vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA) năm 2020.
Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa đa phương, đối thoại công bằng và bình đẳng, giải quyết những vấn đề toàn cầu, xung đột khu vực, hòa bình an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời thúc đẩy hợp tác khu vực trong việc hoàn thiện các cơ chế đảm bảo công bằng, cân bằng về lợi ích cho các bên liên quan.
Để tăng cường tôn trọng luật pháp quốc tế, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nêu một số kiến nghị tại Phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU-141. Thứ nhất, ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, đề cao tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị lâu bền của nhân loại.
Thứ hai, mở rộng và phát huy vai trò các cơ chế hợp tác, đối thoại, chia sẻ thông tin để nâng cao sự hiểu biết, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau, cùng tìm ra biện pháp giải quyết hòa bình cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các thách thức cấp bách hiện nay.
Thứ ba, nghị viện các nước tiếp tục thúc đẩy phê chuẩn, tham gia thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế, các văn kiện pháp lý đa phương; xây dựng, sửa đổi bổ sung và nội luật hóa phù hợp với các điều ước quốc tế đã tham gia, tăng cường giám sát việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận quan trọng đã đạt được qua thương lượng đa phương.
Thứ tư, ủng hộ sự phát triển của ngoại giao nghị viện, phát huy vai trò và sứ mệnh của IPU vì hòa bình, dân chủ trên thế giới dựa trên nền tảng luật pháp và tôn trọng sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền.
Thứ năm, tăng cường các cơ chế hợp tác giữa IPU với Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và các nghị viện thành viên trên nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng các vấn đề phát triển bền vững, xóa đói nghèo, dinh dưỡng, bình đẳng giới, sự tham gia của giới trẻ, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên biển, tăng cường liên kết giữa các quốc gia và nghị viện trong hoạch định chính sách chủ động ứng phó biến đổi khí hậu là chủ đề khẩn cấp mà Đại hội đồng IPU 141 vừa thông qua./.
Theo Văn Huy/VOV-Praha
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào
Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng khẳng định, mối quan hệ hợp tác với Quốc hội Lào đang phát triển đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Trong khuôn khổ hoạt động tại Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới tại Belgrade, Serbia, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng ngày 14/10 có cuộc gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Bounpone Bouttanavong.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội cùng các Trưởng đoàn các nước tham dự IPU 141.
Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ vui mừng khi thấy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội hai nước đang phát triển rất tốt đẹp, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Hàng loạt các hoạt động hợp tác, tổ chức hội thảo chuyên đề, các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Đại biểu Quốc hội và cán bộ đã được hai nước triển khai trong thời gian qua rất thiết thực, đáp ứng kịp thời yêu cầu xây dựng pháp luật và hệ thống chính quyền của hai nước trong quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước. Quốc hội hai nước cũng đã chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động hệ thống hội đồng nhân dân.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cảm ơn Lào đã ủng hộ Việt Nam ứng cử thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu rất cao. Năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm trọng trách thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) lần thứ 41. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ mong muốn Chính phủ và Quốc hội Lào ủng hộ Việt Nam hoàn thành tốt các vai trò quan trọng này, góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng gặp Phó Chủ tịch Quốc hôi Lào.
Về dự án Tòa nhà Quốc hội Lào, hiện Việt Nam đang tích cực hoàn tất việc điều chỉnh hiệp định và thu xếp nguồn vốn cho Dự án sau khi quyết định nâng mức đầu tư lên 111,75 triệu USD, đồng thời thúc đẩy giải quyết các khó khăn về kỹ thuật cho chủ đầu tư và nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Quốc hội Lào giám sát chặt chẽ để hoàn thành dự án đúng tiến độ như mong muốn của lãnh đạo cấp cao hai nước, đảm bảo chất lượng và an toàn công trình.
Chia sẻ với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào về những khó khăn của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, mực nước sông Mekong xuống thấp, nước biển xâm nhập, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Lào phối hợp để sử dụng có hiệu quả nguồn nước sông Mê Công và cùng nhau giải quyết thách thức do biến đổi khí hậu gây ra.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội cùng các Trưởng đoàn các nước tham dự IPU 141.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào nhấn mạnh Quốc hội Lào rất coi trọng và đánh giá cao mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Nhất trí với đánh giá và các đề xuất của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào thông báo dự án xây dựng Trụ sở Quốc hội Lào đang được triển khai tích cực và có thể hoàn thành đúng tiến độ. Phía Lào đề nghị hai nước cần hợp tác chặt chẽ để cùng nhau sử dụng nguồn nước sông Mê Công một cách có hiệu quả, giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã dự phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên nghị viện thế giới và dự tiệc chiêu đãi các Trưởng đoàn tham dự IPU 141 do Chủ tịch Quốc hội nước chủ nhà chủ trì./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững Chiều 12-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên toàn thể của Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 với chủ đề "Vì một thập niên phát triển bền vững hơn", hướng đến cột mốc năm 2030. Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ...