Phó Chủ tịch Nước chủ trì lễ đón chính thức Phó Tổng thống Ấn Độ
Sáng 10.5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chủ trì lễ đón chính thức Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu.
Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu. Ảnh: H.N.
Sau lễ đón, Phó Tổng thống Ấn Độ và Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiến hành hội đàm.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 của Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu diễn ra từ ngày 9-12.5 theo lời mời của Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Phó Tổng thống Venkaiah Naidu kể từ khi nhậm chức tháng 10.2017.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Ấn Độ, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế – thương mại, an ninh – quốc phòng, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa – du lịch và giao lưu nhân dân, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 9.5.
Video đang HOT
Ấn Độ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7.1.1972. Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Hai bên chính thức thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược” (9.2007) và nâng cấp lên “Đối tác chiến lược toàn diện” (9.2016).
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 diễn ra từ ngày 12 – 14.5 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Theo Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến ngày 9.5, có 1.650 đại biểu quốc tế chính thức và 3.000 người theo các đoàn sẽ tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019. Phó Tổng thống Ấn Độ là một trong số các nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia (gồm Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Chủ tịch Thượng viện Bhutan) và Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tham dự Đại lễ Vesak do Việt Nam đăng cai tổ chức lần thứ 3. Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu sẽ là diễn giả chính của Đại lễ.
HẢI ANH
Theo Laodong
Việt Nam - Mỹ nâng cấp thương mại đầu tư
Trước khi chính thức có các buổi gặp gỡ giữa 2 bên vào hôm nay, hôm qua 27-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tham gia nhiều hoạt động bên lề Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội.
Sáng 27-2, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chào mừng Tổng thống Donald Trump và Đoàn đại biểu cấp cao Mỹ tới Việt Nam; hoan nghênh Mỹ và Triều Tiên đã chọn Việt Nam làm địa điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, cũng như khẳng định chủ trương nhất quán trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Mỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ rất chu đáo cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên dù thời gian gấp rút; khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, cũng như vai trò của Việt Nam trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện phát triển thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ngay sau hội đàm, 2 nhà lãnh đạo đã chứng kiến Lễ ký kết 4 văn kiện hợp tác giữa 2 nước, với tổng trị giá khoảng 21 tỷ USD. Các văn kiện hợp tác được ký kết gồm: Hợp đồng mua bán 100 máy bay Boeing MAX 737 giữa Vietjet Air và Boeing (trị giá 12,7 tỷ USD); thỏa thuận mua bán động cơ máy bay và dịch vụ bảo dưỡng toàn diện trong 12 năm giữa Vietjet Air và GE Aviation (trị giá 5,3 tỷ USD); hợp đồng mua bán 10 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner giữa Bamboo Airways và Boeing, trị giá gần 3 tỷ USD; bản ghi nhớ về cung cấp công nghệ và dịch vụ phần mềm ứng dụng quản lý hàng không giữa Tổng công ty hàng không Việt Nam và Công ty Sabre (Mỹ).
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 và các hoạt động song phương với Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong quá trình triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump bày tỏ vui mừng được gặp lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thăm đất nước Việt Nam năng động và tươi đẹp; cho biết vẫn giữ những ấn tượng tốt đẹp về những tình cảm chân thành và sự chào đón nồng nhiệt mà người dân Việt Nam đã dành cho Tổng thống trong chuyến thăm Việt Nam cách đây hơn 1 năm; bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ rất chu đáo cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên mặc dù thời gian gấp rút.
2 bên cùng điểm lại và tỏ hài lòng về những tiến triển ngày càng thực chất trong quan hệ 2 nước thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó nổi bật là quan hệ kinh tế - thương mại với kim ngạch 2 chiều năm 2018 đạt trên 60 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng 46% và Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.
Để duy trì và thúc đẩy đà phát triển tốt đẹp của quan hệ kinh tế - thương mại, 2 bên nhất trí cần tiếp tục triển khai các cơ chế hợp tác hiện có như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ và Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA), đồng thời tiếp tục thảo luận về khả năng nâng cấp, xác lập khuôn khổ quan hệ thương mại đầu tư, phù hợp với sự phát triển của quan hệ kinh tế thương mại và tính chất của quan hệ đối tác toàn diện. Tổng thống Donald Trump đánh giá cao việc Việt Nam tích cực xử lý một số vấn đề thương mại ưu tiên, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực này vì lợi ích của nhân dân 2 nước.
2 bên cũng trao đổi về một số vấn đề khu vực cùng quan tâm, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC).
Tối 27-2, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 với cuộc gặp riêng và bữa cơm tối thân mật. Theo Người phát ngôn của Nhà Trắng Sarah Sanders, bữa tối giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội sẽ rất hẹp.
Trong khi đó, ngay khi đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngày 26-2, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành phiên họp với các nhà đàm phán, trong đó có đặc phái viên Triều Tiên phụ trách vấn đề Mỹ Kim Hyok-chol và bà Kim Song-hye, người đứng đầu văn phòng tham mưu thuộc Ban Mặt trận Thống nhất Triều Tiên. Cùng tham gia phiên họp còn có Ngoại trưởng Ri Yong-ho và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Choe Son-hui. Cuộc gặp được diễn ra tại khách sạn Melia. Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lắng nghe báo cáo chi tiết về cuộc tiếp xúc giữa các phái đoàn làm việc do Mỹ và Triều Tiên cử tới Hà Nội với mục đích giúp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 thành công. Kể từ ngày 21-2, trong vòng 5 ngày liên tiếp, đặc phái viên Triều Tiên Kim Hyok-chol đã tiến hành các cuộc đàm phán phút chót với người đồng cấp Mỹ Stephen Biegun ở Hà Nội, nhằm vạch ra một thỏa thuận có thể đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh lần này. Được biết, từ ngày 1 đến 2-3, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm chính thức Việt Nam.
Thanh Trang (tổng hợp)
Theo SGGP
Quyền Chủ tịch nước gửi điện chia buồn về vụ lật phà ở Tanzania Được tin về tai nạn lật phà MV Nyerere nghiêm trọng ở hồ Victoria, Tanzania, làm hơn 200 người thiệt mạng và nhiều người mất tích, ngày 25/9, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania John Pombe Magufuli. Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm...