Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo

Theo dõi VGT trên

Anh đã đi cả vạn km, viết hàng trăm bài báo, sáng tác nhiều tác phẩm văn học hay… Anh đã có những tác phẩm giành giải Văn toàn quốc…

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 1

Anh Vi Tân Hợi (ngoài cùng bên phải) – PCT huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Tổng biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn trong chương trình tặng quà cho các em học sinh vùng lũ xã biên giới Yên Tĩnh.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 2

Anh Hợi trao quà trung thu cho các em học sinh vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ.

Những ngày giữa tháng 6, mảnh đất biên giới Tương Dương (huyện Tương Dương, Nghệ An) – nơi được mệnh danh là khu nắng nóng nhất Đông Dương vẫn như đổ lửa. Ngược dòng Nậm Nơn trên thủy điện Bản Vẽ,chúng tôi vừa rời khỏi thuyền, đặt chân lên con đường mòn luồn lách giữa hàng rừng đã trơ trọi lá. Anh chỉ vào rừng cây đã khô: “Mùa mưa, hồ thủy điện dâng cao ngập hết vùng này, cây cối chết do ngâm lâu ngày dưới nước, mùa này thủy điện xả nước để đón lụt tiểu mãn”.

Nói xong anh giơ tay chỉ về phía trước: “Còn hơn 30 phút nữa chúng mình mới đến cụm dân cư đầu tiên, từ đó đi tiếp nữa mới đến cụm thứ 6, họ ở tít trong rừng sâu, giáp với xã Yên Tĩnh”.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 3

Những năm đầu tích nước thủy điện Bản Vẽ, PV Dân trí cùng anh Vi Tân Hợi (mặc áo phao) tiếp tục vận động nhân dân xuống tái định cư Thanh Chương. Khoảng thời gian này, anh cùng cánh PV khá vất vả…. Dọc khe suối, khắp núi rừng Tương Dương bất cứ một người dân nào gặp anh Hợi họ cũng gọi là thầy. Anh rất giản dị trong cử chỉ, việc làm và có tài vận động bà con…

Đây là lần thứ 6 hay thứ 7 gì đó tôi được đi xuống bản với anh. Khi thì ở một bản Mông tít tận Nhôn Mai, khi thì bản đồng bào Khơ Mú ở trong lòng hồ thủy điện, mỗi năm anh dành 1/3 quỹ thời gian của mình để đi cơ sở.

Anh cho biết, từ hồi làm Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy rồi mấy năm đầu làm Phó Chủ tịch huyện anh đã có 467 ngày đêm ở bản để vận động nhân dân 4 xã Luân Mai, Hữu Dương, Hữu Khuông, Kim Đa di dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ. Anh kể có những cuộc họp kéo dài từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng ngày hôm sau mà vẫn không ngã ngũ, dân bản vẫn không chịu đồng ý di dời, anh em vẫn kiên trì, bám trụ trong dân.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 4

Cái máu đam mê văn học, nghề báo cho nên anh cũng đầu tư máy móc khá công phu, để đi đến đâu anh đều ghi lại những hình ảnh đẹp nhất, thân thương nhất…

Ở bản Chà Coong, nhóm công tác của anh phải mất 47 ngày đêm mới đưa được hơn 100 hộ dân đi về huyện Thanh Chương để tái định cư. Có một câu chuyện rất cảm động mà tôi cùng anh em đồng nghiệp được chứng kiến, ấy là hôm đó cả tổ hết thức ăn, vào bản mua, dân không bán, nhưng khichúng tôi bảo: “Mua cho thầy Hợi”, thì mọi người nói: Ơ, mua cho thầy Hợi thì bà con ta sẵn sàng. Và hôm đó, chúng tôi đã mua được con gà trống thiến cực ngon. Đêm đó tôi về kể chuyện, anh cười: “Làm thầy có lợi như thế đấy”.

Anh kể, ở bản Chà Coong có một em học trò nghèo tên là Lương Văn Bờ, vì không đủ tiền ăn học nên đã trốn học về nhà. Biết tin, anh xin thầy Hiệu trưởng xuống bản vận động em trở lại trường. Hồi đó, đi bộ từ Hòa Bình lên Chà Coong phải mất 2 ngày. Xuống đến bản rồi lại còn đi lên tận rãy để nói chuyện với gia đình và khuyên em Bờ trở lại trường. Sau đó, anh vận động một số bạn hữu của anh góp tiền để nuôi em Bờ học hết cấp phổ thông. Biết chuyện ấy, cả bản Chà Coong quý anh lắm, dân bản ai cũng coi anh như con đẻ trong nhà.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 5

Anh được các em học sinh dân tộc H’Mông quằng khăn đỏ trong một chương trình trung thu giữa thung lũng Nhôn Mai vào một đêm mưa tầm tã…

Trong sự nghiệp làm lãnh đạo đến nay vẫn giữ chức Phó chủ tịch huyện, Chủ tịch hội khuyến học, anh Vi Tân Hơi đã có nhiều tác phẩm báo chí, Văn học đạt giải. Trong đó phải kể đến những tác phẩm được giải cao, để lại ấn tượng sâu sắc như: “Khát vọng Mường Lằm” – năm 1998; “Xuống núi” – 2009; “Khi chim Pít gọi bầy” – 2010; hay như tác phẩm: “Người trồng hoa trên đỉnh Phá Đánh”-2012; rồi anh cũng đạt giải Hồ Xuân Hương tập truyện ngắn và Bút ký “Xuống núi”…

Ở huyện biên giới Tương Dương có 10 bản đồng bào Mông sinh sống, chuyện di cư tự do sang Lào hay tái trồng cây thuốc phiện từ năm 2006 về trước là bình thường. Anh nhận nhiệm vụ xuống bản để vận động đồng bào khi di cư tự do, không nghe lời kẻ xấu, không tái trồng cây thuốc phiện…Có những bản ở trên đỉnh núi cao như Huồi Cọ, Huồi Măn hay Phá Mựt ở Nhôn Mai phải đi bộ 8 tiếng đồng hồ, mà phải 4 giờ leo núi mới đến bản.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 6

Đi dọc đường, thấy những cái rau rừng ăn được, anh hái để khi vào bản ăn cơm với bà con cũng phải có cọng rau…

Video đang HOT

Có những chuyến đi dài ngày, phải sang tận tận bản Pả Khổm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (năm 2005) hoặc sang tận Lào (năm 2006) để thuyết phục bà con xóa bỏ cây thuốc phiện, vì họ đã trồng lẫn lên đất của huyện Tương Dương. Và sau bao nhiêu nỗ lực của tập thể lãnh đạo huyện, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cá nhân anh, tình hình di cư tự do sang Lào của đồng ào Mông đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt bà con dân tộc Mông không còn trồng cây thuốc phiện nữa.

Tôi còn nhớ có lần cùng anh lên Nhôn Mai tổ chức tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi ở xã biên giới heo hút này, dọc đường anh kế cho chúng tôi câu chuyện giải quyết mâu thuẫn trong dân. Ấy là vào năm 2002, khi đó anh làm Trưởng ban Tuyên giáo, phụ trách 3 xã Luân Mai, Nhôn Mai và Mai Sơn, tháng 10/2002 khi mùa gặt mới bắt đầu thì giữa bản Phá Kháo và bản Na Ka xẩy ra tranh chấp.

Chuyện là, người dân Phá Kháo chôn người chết trên nương của dân bản Na Ka. Sau mấy lần bộ đội biên phòng và lãnh đạo xã Mai Sơn tiến hành hòa giải nhưng không được, một số thanh niên quá khích của 2 bản vác súng ra đòi bắn nhau. Nhận được tin, mặc dù trời mưa, nhưng anh vẫn lội mưa lên với Mai Sơn.

Nhờ khéo léo vận động những người có uy tín ở 2 bản, các gia đình có liên quan mà anh và Bộ đội biên phòng đã hòa giải thành công. Bây giờ nhân dân bản Na Ka và Phá Kháo vẫn còn nhắc mãi chuyện này.

Xuất thân là một thầy giáo dạy Vật Lý ở Trường THPT Tương Dương 1, rồi chuyển sang công tác Huyện ủy, bây giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện, là người con của đồng bào dân tộc Thái nên anh hiểu rõ phong tục tập quán cũng như những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào mình.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 7

Anh Vi Hợi trong chuyến đi vào xã Mai Sơn – xã giáp biên giới Việt Lào – nơi đây không đường, không điện, không chợ, không điện thoại… và phải đi bộ 5-6 tiếng đồng hồ sau khi rời bến nước từ thượng nguồn thủy điện Bản Vẽ.

Chính vì vậy, những vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, của bản làng đều được anh lý giải và có cách giải quyết thỏa đáng. Anh vẫn thường nói với đồng nghiệp, bạn bè rằng: “Một ngày xa dân là một ngày không hiểu dân” và anh tâm sự: “Để được bà con tin yêu, trước hết phải am hiểu đời sống, ngôn ngữ cũng như phong tục tập quán của đồng bào; phải luôn tâm huyết với công việc, có tình thương và mong muốn đồng bào tiến bộ”.

Anh học tiếng Mông, tập thổi khèn Mông, Pí Tơm và nói tiếng Khơ Mú, dẫu chưa thành thạo nhưng cũng đủ để anh thuyết phục được dân bản. Chính vì vậy, bà con các bản làng tin tưởng và nghe theo lời anh và các cán bộ huyện đoàn kết, chung tay xây dựng đời sống mới.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 8

Anh cũng có mặt từ rất sớm để trao quà đến các gia đình có người mất trong vụ sập hầm vàng.

Bản làng in dấu chân anh

Tương Dương có 154 thôn bản, khối xóm, tất cả đều in dấu chân anh. Có những bản, làng anh đến 5-6 lần, cũng có những bản mới chỉ 1 lần thôi. Khi bắt đầu đảm nhận trọng trách Phó hủ tịch huyện kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học, việc đầu tiên của anh là xây dựng phong trào Khuyến học, khuyến tài ở dưới cơ sở. Anh nói, muốn làm được điều đó thì Hội khuyến học cơ sở phải mạnh, phải thành thạo công việc.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 9

Những cuộc họp với bà con dân bản trong cả đêm khuya.

Và anh cũng với Hội khuyến học huyện đã bắt tay vào xây dựng các điển hình dòng họ, thôn bản, gia đình hiếu học. Câu chuyện ở bản Huồi Cọ là một trong những minh chứng sự dày công của anh và Hội khuyến học huyện và Hội khuyến học xã Nhôn Mai. Cuộc sống khó khăn, nghèo đói, ai cũng chỉ lo công việc mưu sinh thường nhật mà quên việc đi học chữ.

Từ khi Và Bá Tủa trở thành bác sĩ, anh và Hội khuyến học huyện đã tích cực nuôi dưỡng phong trào thi đua trong dòng họ Và, dùng Và Bá Tủa giải thích cho bà con hiểu rõ nếu không biết chữ thì sẽ không nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sẽ không tiếp cận được với khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy con đường đi đến ấm no, xóa bỏ đói nghèo sẽ nhiều khó khăn.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 10

Anh Vi Hợi cùng với PV Dân trí trong lần vượt thủy điện Bản Vẽ vào xã Nhôn Mai tổ chức Tết trung thu cho các cháu ở vùng khó khăn này. Anh cho biết, đã từ lâu lắm rồi mảnh đất này các em chưa biết trung thu là gì, nên anh quyết định tổ chức một đêm cho các cháu, và bản làng…

Người dân dần hiểu được lợi ích của việc đi học chữ và vận động nhau đưa con em mình đến trường học; đặc biệt có nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư cho con em mình theo học cao hơn tại các trường dân tộc nội trú của huyện và tỉnh để mong sau này làm thay đổi cuộc sống bản làng. Anh bộc bạch với tôi: “Bây giờ thấy mấy em gái Mông, đã biết bỏ tập tục lạc hậu của đồng bào học hết THPT rồi đi học chuyên nghiệp, mình mừng lắm”.

Thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, vất vả của bà con dân tộc thiểu số, mỗi khi về công tác cơ sở anh luôn tâm niệm phải luôn gần gũi và gắn bó máu thịt với nhân dân bằng tất cả trách nhiệm và tình cảm sâu nặng của người con đối với bản làng.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 11

Hiện anh đang giữ chức Chủ tịch Hội khuyến học huyện. Với anh, khuyến học, khuyến tài là nòng cốt để các bản làng của huyện Tương Dương anh nhiều gia đình, con em học tốt hơn.

Sau những buổi làm việc với lãnh đạo địa phương anh thường xuống thăm bà con để tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xoá bỏ tập quán canh tác lạc hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trong cây, con phù hợp với địa bàn để phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo hay quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, chăm lo cho con cháu học tập tốt….

Anh tuyên truyền, vận động theo phương châm mưa dầm thấm lâu và bắt tay, chỉ việc cho bà con học tập làm theo. Nhiều hộ gia đình nghe theo lời vận động của anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên từng bước xoá được đói nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, con cái học hành tiến bộ.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 12

Trên cương vị là Phó chủ tịch anh đã ăn rừng, ngủ rú, sống gần bà con để vận động nhân dân không tái trồng cây thuốc phiện, rồi về tái định cư…

Năm năm làm Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, gần 10 năm làm Phó Chủ tịch UBND huyện anh Vi Tân Hợi đã có không dưới 300 chuyến công tác cơ sở, có những tháng do yêu cầu của công việc phải đi đến 3 – 4 lần, có những chuyến phải kéo dài đến 10 ngày.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 13

Khi đi vận động, anh luôn là người được bà con tin yêu nhất.

Sau những ngày dài bám địa bàn, bám dân, anh lại tất bật với công việc của Phó Chủ tịch phụ trách VHXH với bộn bề công việc, làm trưởng hơn 30 ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội Khuyến học, Hội chữ thập đỏ,…anh vẫn thường nói:”Công việc của huyện là ở nơi cơ sở, cơ sở có tốt thì huyện mới tốt, vậy thì cớ gì mà cán bộ huyện lại không bám cơ sở”.

Anh có một thói quen, ít có người làm được, đó là ghi nhật ký hàng ngày, chồng nhật kỳ cứ dày lên theo thời gian. Mỗi chuyến đi cơ sở trở về là anh có cả một kho tư liệu quý giá để anh viết văn, viết báo. Xuống cơ sở, không chỉ lo công việc chuyên môn mà anh còn nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 14

Anh Vi Hợi trong một cuộc nói chuyện với bà con dân tộc H’Mông.

Cánh báo chí chúng tôi quý anh ở chỗ đó, anh am hiểu tường tận về tình hình cơ sở, về văn hóa quê anh, văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, có ai đó muốn có tư liệu, hoặc thiếu một bức ảnh cho bài viết thì gọi anh là có ngay, có người còn gọi đùa anh là “Nhà Tương Dương học”.

Anh sống với anh em báo chí chúng tôi (từ phóng viên báo trung ương đến địa phương, báo hình hay báo viết,…) rất chân thành và bằng một thứ tình cảm đặc biệt, từ việc lo chỗ ăn nghỉ đến việc bố trí đi cơ sở, việc gì anh cũng lo chu đáo, sau mỗi chuyến dài ngày ở cơ sở anh em lại quây quần bên mâm cơm đạm bạc tại gia đình anh. Chúng tôi vẫn coi gia đình anh là nơi hội ngộ anh em báo chí, có người chưa hề quen nhau nhưng qua một lần giao lưu tại nhà anh đã trở nên thân thiết.

Phó Chủ tịch huyện đam mê nghề báo - Hình 15

Để động viên các em học sinh biên giới xa xôi của xã Mai Sơn, dịp Tết anh lại có quà cho các em.

Với anh đã trở thành thói quen, cứ đến ngày 20-21/6 là nhắn tin cho chúng tôi chúc mừng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Nói về anh, nhà báo Phạm Minh Thư – Trưởng đại diện báo Nhân dân tại Nghệ An chia sẻ: “Anh Hợi vốn là giáo viên dạy tự nhiên (môn Vật Lý) nhưng anh lại rất đam mê viết văn, làm báo. Khi anh chuyển sang huyện ủy giữ chức vụ Chánh văn phòng là lúc công việc ngập đầu nhưng với anh lại là lợi thế tìm được nhiều đề tài viết báo, viết văn. Một trong những bài báo đầu tiên của anh được đăng mà tôi may mắn được biên tập đã có chất văn. Rồi trở thành cán bộ chủ chốt của huyện: Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy rồi Phó Chủ tịch UBND huyện, công việc bận bịu nhưng với lòng đam mê đã tạo cảm hứng để Vi Hợi vẫn cho ra đời đều đặn nhiều bút ký, truyện ngắn và những bài báo thể loại ký mang đậm dấu ấn riêng của người con “Mường Xủng” (vùng cao) được nhiều bạn đọc đón nhận. Bây giờ anh còn kiêm nhiệm thêm chức vụ Chi hội trưởng Chị Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Nghệ An”.

Tạm biệt anh, giữa cái nắng gay gắt của mùa hè nơi miền Tây xứ Nghệ, gió Lào cứ hầm hập theo tôi về tận thành phố Vinh. Những kỷ niệm về anh, về những chuyến xuống bản, tất cả đã trở thành một thứ gì đó thường trực trong tôi, mãi mãi!

Theo VNE

Thắp đèn dầu sống cạnh... nhà máy thủy điện

"Huyện cũng rất muốn đưa điện vào cho người dân sử dụng nhưng tiền để xây dựng hệ thống đường dây truyền tải điện không có. Không có kinh phí nên cũng chưa biết bao giờ người dân mới có điện lưới sử dụng".

Là xã "hi sinh" phần lớn diện tích đất phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nhưng gần 2.500 người dân xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An phải sống trong cảnh không có điện, phải thắp đèn dầu sinh hoạt. Không có điện lưới, không hệ thông tin liên lạc, không hệ thống đường giao thông, người dân ở xã miền núi này sống cô lập với thế giới bên ngoài.

Thắp đèn dầu sống cạnh... nhà máy thủy điện - Hình 1

Hi sinh đất để làm thủy điện nhưng người dân xã Hưu Khuông phải thắp đèn dầu để sinh hoạt.

"Ốc đảo" Hữu Khuông

Từ thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương men theo con đường chạy sát triền núi đi khoảng 20km, chúng tôi đến nhà máy thủy điện Bản Vẽ ở xã Yên Na. Nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung nằm sừng sững ở lưng chừng núi. Tại bến Thượng Lưu (nằm cạnh nhà máy thủy điện Bản Vẽ) chúng tôi đi thuyền máy ngược theo dòng Nậm Nơn để đến xã Hữu Khuông. Thủy điện Bản Vẽ tích nước, nhiều cánh rừng, bản làng người dân ở trước đây đều chìm trong biển nước.

Anh Lữ Văn Luyện, trú xã Yên Na, người lái thuyền chở chúng tôi ngược dòng Nậm Nơn vào xã Hữu Khuông cho biết: "Để vào xã Hữu Khuông cách duy nhất là đi thuyền dọc theo dòng Nậm Nơn, mùa này thủy điện tích nước nên thuyền đi lại dễ dàng. Còn vào mùa khô, mùa hè, nước rút, nhiều đoạn thuyền không đi được, để đi vào những bản có dân ở, sau khi đi thuyền phải đi bộ dọc theo khe suối cả tiếng đồng hồ".

Thắp đèn dầu sống cạnh... nhà máy thủy điện - Hình 2

Các em học sinh Trường THCS xã Hữu Khuông mơ ước sẽ có điện thắp sáng để học bài.

Sau 2 giờ đi thuyền, chúng tôi đến được bản Con Phen, bản nằm ở lừng chừng đồi. Con Phen là trung tâm của xã Hữu Khuông nhưng bản chỉ leo teo vài căn nhà, và một số công trình như trường học, trung tâm y tế, trụ sở UBND xã đang xây dựng dang dở. Người dân ở xã Hữu Khuông chủ yếu là người Thái, Mông, Khơ mú. Người dân ở đây sống theo kiểu tự cung tự cấp dựa vào việc làm nương rẫy, săn thú rừng, đánh bắt cá ở khu vực lòng hồ.

Chị Ốc Thị Phương, bản Con Phen, xã Hữu Khuông chia sẻ: "Đói thì lên rẫy trồng bắp, hái cây rừng hay xuống suối bắt cá về ăn. Ở đây không có đường, muốn đi ra trung tâm huyện hay đi các bản khác phải đi lại bằng thuyền, mỗi lần thuê thuyền họ lấy nhiều tiền lắm, mình không có tiền nên từ nhỏ tới giờ không đi mô cả, chỉ ở nhà thôi".

Ông Nguyễn Trọng Hưng, Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, cho biết: "Xã Hữu Khuông có 2.442 nhân khẩu, trong đó có tới 93,7% người dân thuộc hộ nghèo. Đời sống của ngươi dân rất khó khăn, tình trạng thiếu đói diễn ra thường xuyên. Hiện ở đây người dân chúng tôi đang phải sống trong tình trạng không có điện, không thông tin liên lạc, không đường giao thông. Người dân muốn đi đâu phải thuê thuyền, mỗi lần đi tốn cả mấy trăm ngàn nên hầu hết người dân quanh năm chủ yếu sống quanh quẩn trong bản".

Khát điện cạnh nhà máy

Xã Hữu Khuông nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Để nhà máy tích nước và đi vào hoạt động, người dân xã Hữu Khuông phải di dời hẳn 5 bản (Xiềng Lầm, Nhãn Nhinh, Nhãn Mông, bản Hiển, bản Muổng), nhiều diện tích đất rừng sản xuất bị nhấn chìm khi thủy điện tích nước. Hi sinh đất để làm dự án thủy điện, sống cạnh nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung nhưng người dân nơi đây phải chấp nhận cảnh sống không điện.

Anh Lương Văn Thái, bản Con Phen, xã Hữu Khuông, buồn bã: "Gần chục năm trước họ lấy đất làm nhà máy thủy điện, dân bản ai cũng đồng ý, ai cũng nghĩ là nhà máy hoạt động sẽ có điện. Nhà máy hoàn thành người dân mừng lắm, ai ngờ chờ mãi cả mấy năm vẫn không có điện, người dân chúng tôi ở đây khổ lắm, quanh năm muốn có ánh sáng phải thắp đèn dầu. Giờ chỉ mong sao nhà nước sớm kéo điện để được sử dụng cho đỡ khổ".

Thắp đèn dầu sống cạnh... nhà máy thủy điện - Hình 3

Người dân Hữu Khuông vẫn chưa có điện để dùng.

Qua tìm hiểu của chúng tôi thì không chỉ người dân xã Hữu Khuông phải chịu cảnh "khát điện cạnh nhà máy điện" mà người dân ở các xã Nhôn Mai, Mai Sơn (huyện Tương Dương) cũng chung tình trạng trên. Điều nghịch lý là để xây dựng thủy điện Bản Vẽ, người dân xã Nhôn Mai và Mai Sơn cũng bị thu hồi một phần diện tích đất ở, đất sản xuất. "Mong muốn được sử dụng điện của người dân là rất chính đáng. Thời gian tới bên công ty điện lực, các ngành chức năng cần quan tâm đến nguyện vọng thiết thực của người dân", ông Nguyễn Trọng Hưng, Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông (huyện Tương Dương) tâm sự.

Nói về vấn đề này, một lãnh đạo huyện Tương Dương cho biết: "Huyện cũng rất muốn đưa điện vào cho người dân sử dụng nhưng tiền để xây dựng hệ thống đường dây truyền tải điện không có, không có kinh phí nên cũng chưa biết đến bao giờ người dân mới có điện lưới sử dụng".

18 xã chưa có điện lưới sử dụng Là tỉnh có hàng loại dự án xây dựng nhà máy thủy điện, trong đó có những nhà máy lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động như Bản Vẽ (320MW), Hủa Na (180MW) thế nhưng tính đến tháng 10/2013 toàn tỉnh Nghệ An có 270 thôn, bản, xóm thuộc địa bàn 58 xã chưa có điện lưới quốc gia. Trong đó có 18 xã hoàn toàn chưa có điện lưới quốc gia, gồm: huyện Kỳ Sơn có 11 xã, huyện Tương Dương có 3 xã, huyện Quế Phong có 1 xã, huyện Quỳ Châu có 3 xã. Tỷ lệ người dân được sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt khoảng 90%.

Nguyễn Duy - Ngọc Hiếu

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gáiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gái
06:15:43 27/01/2025
Tìm thân nhân của ông cụ bán vé số tử vong bất thường ở TPHCMTìm thân nhân của ông cụ bán vé số tử vong bất thường ở TPHCM
22:01:34 27/01/2025
Hai người về quê đón Tết bị xe khách bỏ rơi trong đêm được CSGT hỗ trợHai người về quê đón Tết bị xe khách bỏ rơi trong đêm được CSGT hỗ trợ
21:14:51 27/01/2025
Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?
06:25:24 27/01/2025
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lạiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lại
21:17:29 27/01/2025
Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành kháchÔ tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách
22:11:48 26/01/2025
Thông tin về ô tô 'tự di chuyển' ở sân bay Tân Sơn NhấtThông tin về ô tô 'tự di chuyển' ở sân bay Tân Sơn Nhất
06:48:31 27/01/2025
Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bốHuy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố
21:51:29 26/01/2025

Tin đang nóng

Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Lời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào CaiLời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào Cai
06:35:17 28/01/2025
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCMÔ tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM
06:44:54 28/01/2025
"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt
06:33:57 28/01/2025

Tin mới nhất

Công an làm việc với người đàn ông 'giao ô tô' cho con trai 12 tuổi cầm lái

Công an làm việc với người đàn ông 'giao ô tô' cho con trai 12 tuổi cầm lái

05:18:27 28/01/2025
Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) và Công an tỉnh Thái Bình đã làm việc với tài xế đăng tải hình ảnh cho con trai 12 tuổi lái ô tô trên đường.
Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm nếu để người dân chết vì rét

Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm nếu để người dân chết vì rét

21:25:33 27/01/2025
Trong công điện, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo các tỉnh/TP phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan trong phòng, chống đói, rét.
"Ám ảnh" chuyến bay về quê ngày Tết: Vạ vật 10 tiếng ở sân bay vì sương mù

"Ám ảnh" chuyến bay về quê ngày Tết: Vạ vật 10 tiếng ở sân bay vì sương mù

21:23:29 27/01/2025
Sương mù làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng tại các sân bay khu vực miền Bắc, miền Trung khiến hàng loạt chuyến bay bị chậm, nhiều khách mất hơn 15 tiếng mới về đến nhà.
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

15:11:37 27/01/2025
Tại hiện trường, nam tài xế cầm lái xe ô tô gây tai nạn cho biết do bản thân buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái. Thời điểm đâm vào xe máy do quá hoảng hốt nên đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

10:34:51 27/01/2025
Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương.
CSGT hú còi mở đường cho xe chở người bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu

CSGT hú còi mở đường cho xe chở người bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu

09:08:00 27/01/2025
Hai cán bộ CSGT TPHCM dùng xe đặc chủng bật tín hiệu còi, đèn ưu tiên để mở đường dẫn ô tô chở người đàn ông bị điện giật nguy kịch đến bệnh viện.
Hà Nội muốn tăng 1,5 - 2 lần mức phạt 107 hành vi vi phạm giao thông

Hà Nội muốn tăng 1,5 - 2 lần mức phạt 107 hành vi vi phạm giao thông

07:29:01 27/01/2025
Ngày 26.1, UBND TP.Hà Nội đã trình lên HĐND TP.Hà Nội dự thảo nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn TP.Hà Nội , áp dụng từ tháng 7.2025.
Gió đông bắc trên Biển Đông mạnh ngang cấp bão nhiệt đới

Gió đông bắc trên Biển Đông mạnh ngang cấp bão nhiệt đới

07:22:04 27/01/2025
Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh tăng cường, Biển Đông đang có thời tiết xấu, riêng khu vực vịnh Bắc bộ có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9 - 10.
Loạt drone rơi xuống bãi cỏ trong khuôn viên trường đua F1 rồi bốc cháy

Loạt drone rơi xuống bãi cỏ trong khuôn viên trường đua F1 rồi bốc cháy

06:20:56 27/01/2025
Trong buổi tổng duyệt Rực rỡ Thăng Long tại quảng trường Mỹ Đình (Hà Nội), phần trình diễn drone (phương tiện bay không người lái) bị gián đoạn bởi đám cháy trong khuôn viên trường đua F1.
Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng ở Lâm Đồng

Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng ở Lâm Đồng

06:12:10 27/01/2025
Khi người dân đến khu vực rừng tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, bất ngờ phát hiện thi thể nam giới trong tình trạng cháy đen.
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

21:23:20 26/01/2025
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Nguyễn Du) là điểm bán cây cảnh lớn nhất thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua tại điểm bán này chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: T.L

Có thể bạn quan tâm

Hai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơn

Hai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơn

Sức khỏe

10:04:41 28/01/2025
Thịt cá rô phi cung cấp protein, vitamin B12 và selen dồi dào. Protein hỗ trợ xây dựng và sửa chữa mô, vitamin B12 giúp duy trì tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh, còn selen đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi stre...
Bỏ 2 triệu mua chiếc áo da bò để đi chơi Tết, chồng tức giận trả vợ về nhà ngoại, phản ứng của bố làm chúng tôi đứng hình

Bỏ 2 triệu mua chiếc áo da bò để đi chơi Tết, chồng tức giận trả vợ về nhà ngoại, phản ứng của bố làm chúng tôi đứng hình

Góc tâm tình

09:54:19 28/01/2025
Tôi không ngờ chỉ một chiếc áo thôi mà chồng đối xử bạc tình với vợ vậy. Khi chưa lấy chồng, tôi đầu tư rất mạnh tay cho việc làm đẹp.
Biệt thự ngày giáp Tết phủ đầy hoa tươi của cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam

Biệt thự ngày giáp Tết phủ đầy hoa tươi của cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam

Sao việt

09:52:37 28/01/2025
Mặc dù chỉ có 1 góc căn biệt thự được tiết lộ nhưng mọi người cũng phải trầm trồ vì độ giàu có của gia đình Lan Khuê.
Cách chế biến đậu phụ sốt vừng

Cách chế biến đậu phụ sốt vừng

Ẩm thực

09:49:33 28/01/2025
Đậu phụ sốt vừng là món ăn không đòi hỏi nhiều sự cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại thơm ngon, phù hợp với bữa cơm gia đình.
Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Du lịch

09:35:43 28/01/2025
Fansipan (Lào Cai), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Nà (Đà Nẵng), Ba Đèo (Quảng Ninh), Đọi Sơn (Hà Nam) thu hút nhiều du khách trải nghiệm cảnh đẹp, cầu may mắn dịp đầu năm.
LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

Mọt game

09:03:08 28/01/2025
Vào ngày 24/1 vừa qua, DRX tiếp tục có được thêm một chiến thắng vô cùng quan trọng trước BFX với tỷ số 2-1. Chiến thắng này giúp LazyFeel và đồng đội xây chắc vị trí thứ 2 tại bảng Rồng Ngàn Tuổi với hệ số 3 thắng - 1 thua.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Thế giới

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.