Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Khánh Công say mê tìm hướng thoát nghèo
Chị nghĩ, để hưởng ứng các phong trào thi đua và nhiều cuộc vận động do tổ chức Hội cũng như chính quyền các cấp, các ngành phát động, trước hết cần phải giúp cho chị em phụ nữ xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình thì mới có điều kiện tham gia các hoạt động Hội cũng như các hoạt động của địa phương. Nhờ đó, các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới cũng như thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp được phát triển mạnh mẽ.
Từ thực tế của xã chuyên canh nông nghiệp với nghề trồng lúa là chủ yếu, sau mỗi mùa thu hoạch, một lượng lớn phụ phẩm từ nông nghiệp phải bỏ là rơm rạ bị đốt gây ô nhiễm môi trường. Song, đây lại là nguồn nguyên liệu chính để trồng các loại nấm, một món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. “Năm 2007, gia đình tôi cùng một số gia đình trong xã mày mò, học nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn”, chị Đam nói. Qua tìm hiểu, chị thấy nếu sản xuất nấm thì thu nhập có thể gấp 2 – 3 lần so với thu nhập từ cây lúa. Nhưng lúc bấy giờ, do mới học nghề nên kỹ thuật chưa tốt, lán trại còn tạm bợ, công tác vệ sinh chưa bảo đảm, đầu ra bấp bênh, khiến các hộ trồng nấm trong xã thu nhập chưa cao.
Chị Đam băn khoăn “nếu để tình trạng các hộ trồng nấm theo kiểu tự phát thì nghề trồng nấm không phát triển được”. Điều này khiến chị đặt câu hỏi làm thế nào để khắc phục khó khăn và có nhiều hộ tham gia trồng nấm để nâng cao thu nhập?
Sau nhiều đêm suy nghĩ, chị vận động các hộ liên kết với nhau thành nhóm, nhất thiết phải thành lập một tổ hợp tác để có điều kiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng kế hoạch sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Làm như vậy sẽ có nhiều người tham gia và sản xuất mang lại hiệu quả hơn, đồng thời giải quyết nguồn lao động dư thừa trong nông nghiệp, tăng thu nhập góp phần xây dựng tổ chức Hội tốt hơn.
“Tôi đã báo cáo với Thường vụ Đảng ủy xã và Hội LHPN huyện Yên Khánh kế hoạch này, các đồng chí đồng tình ủng hộ nhất trí. Cuối năm 2009, chúng tôi họp triển khai từ BCH xuống các chi hội, động viên được 30 hộ tham gia”, chị Đam cho biết. Số hộ được chia 11 nhóm rồi thành lập tổ liên kết sản xuất nấm của Hội phụ nữ xã Khánh Công, trực tiếp chị làm tổ trưởng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho các hội viên.
Video đang HOT
Chị Đam tâm sự: “Thành lập tổ rồi, tôi tiếp tục đi học kỹ thuật tại Viện Di truyền thực vật ở Hà Nội, Trung tâm nấm Hương Nam và các mô hình sản xuất nấm trong và ngoài tỉnh để có thêm kinh nghiệm”. Sau đó, Hội LHPN huyện Yên Khánh, Hội phụ nữ tỉnh Ninh Bình, liên minh HTX tỉnh giúp đỡ, chị tham gia vào HTX liên doanh nấm huyện Yên Khánh, hiệp hội nấm tỉnh Ninh Bình.
Trồng nấm công đoạn khó nhất là ủ nguyên liệu và đóng bịch ươm. Trước đây, việc này thường thực hiện độc lập tại các hộ và mất từ 10 – 15 ngày. Năm 2013, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ xây 300m2 lán trại trồng nấm cho tổ hợp, chị Đam vận động chị em trong tổ hợp tổ chức đóng gói tại một điểm tập trung, rồi mang về các lán trại để treo, như vậy sẽ tiết kiệm công lao động và giảm thời gian xuống chỉ còn 3 – 4 ngày. Ngoài việc vận động chị em đóng gói tập trung, chị còn vận động hội viên trong tổ hỗ trợ nhau khi thu hoạch. Bởi lẽ với nấm ăn, việc thu hái nấm đúng thời điểm rất quan trọng, nếu để quá ngày sẽ không tiêu thụ được.
Với cách làm đó, năm 2014, tổ hợp trồng nấm của chị Đam thu hút thêm 11 hộ tham gia, nâng số hộ sản xuất lên 41 hộ chia theo 18 nhóm với diện tích lán trại là 4.800m2, tổ hợp sản xuất, tiêu thụ gần 100 tấn nấm tươi. Doanh thu của tổ hợp nâng lên 2,7 tỷ đồng, lãi gần 1,1 tỷ đồng. Có hộ thu nhập từ 60 – 80 triệu đồng, như gia đình chị Bưởi xóm 10, chị Nga xóm 8, chị Bốn, chị Khởi, chị Thê… giải quyết việc làm cho 180 lao động, trong đó có 158 lao động nữ.
Trong 5 năm, từ 2010 – 2014, tổ hợp trồng nấm do chị Đam lãnh đạo còn giúp chín hội viên phụ nữ thoát nghèo, ủng hộ hai chị xây mái ấm tình thương, ba gia đình phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt và 20 cháu thuộc hộ nghèo vươn lên học giỏi, tặng quà cho gia đình chính sách, các cháu khuyết tật, tổng số tiền 7.350.000 đồng.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nấm tại các chợ đầu mối ở Long Biên, Hải Phòng, Quảng Ninh, chị Đam còn tìm kiếm thêm một số cơ hội để phụ nữ xã Khánh Công nói riêng, các xã lân cận nói chung có thể tận dùng nguồn đất đai, khí hậu, lao động của địa phương để mở rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình như: trồng ớt chỉ thiên, trồng bí xanh, mướp đắng, tạo điều kiện giúp cho nhiều hội viên có việc làm, nâng cao thu nhập ngay trên mảnh đất của mình.
Năm 2014, chị Đam mạnh dạn vận động 26 hộ ở xóm 13, xã Khánh Thành và 14 hộ tại xóm 5, xóm 6 xã Khánh Công trồng ớt chỉ thiên với diện tích tám mẫu. Ban đầu, việc vận động các hộ tham gia trồng ớt chỉ thiên rất khó khăn vì các hộ còn băn khoăn về giống, đầu ra cho sản phẩm. Để tạo lòng tin cho các hộ, chị mạnh dạn ứng trước cho các hộ 600 nghìn đồng/sào để mua phân bón và cung ứng giống cây trồng. Tháng 5-2014, thu hoạch lứa ớt đầu tiên, bình quân mỗi sào lãi từ 8 – 10 triệu đồng, cao hơn từ 2 – 3 lần so với trồng lúa. Với kết quả đó, các hộ yên tâm sản xuất và chị còn tiếp tục vận động thêm 45 hộ xã Khánh Công trồng 30 mẫu ớt chỉ thiên, giải quyết việc làm cho 180 – 200 lao động tại địa phương.
Tháng 9-2014, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị tư vấn thành lập HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn xã Khánh Công cho các thành viên. Đồng thời, Hội phụ nữ xã Khánh Công phối hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh tổ chức một lớp chuyển giao KHKT. Đến nay, chị Đam vận động thêm 63 gia đình tham gia HTX, thực hiện việc dồn điền đổi thửa tại địa phương.
Chị còn tham mưu với Đảng ủy, UBND xã Khánh Công dồn đất của các thành viên tham gia HTX khoanh vùng vào một khu vực với diện tích 35 – 40 mẫu để thuận tiện trong việc sản xuất.
Với cách làm đó, chị được các thành viên trong HTX ủng hộ, đồng thời chị Đam còn xây dựng kế hoạch cho thời gian tới. Cụ thể, tổ hợp đưa vào sản xuất khoảng 200 tấn nguyên liệu làm nấm mỡ, nấm sò, dự thu khoảng gần bốn tỷ đồng; sản xuất rau quả các loại, bao gồm trồng ớt, mướp hương, bí xanh, dưa, với diện tích từ 35 – 40 mẫu, quay vòng từ 2 – 4 vụ/năm, dự kiến thu hoạch gần ba tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 200 lao động, thu nhập bình quân mỗi người đạt từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.
ĐỖ TẤN
Theo_Báo Nhân Dân
Bé 6 tuổi bị thiêu cháy cùng người đàn ông trong nhà nghỉ
Vụ việc kinh hoàng xảy ra rạng sáng nay (1-3), tại nhà nghỉ A.P.Q (khối Yên Khánh, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, Nghệ An).
Được biết, từ đêm 29-2, một người đàn ông (khoảng 38 tuổi) mang theo một bé gái 6 tuổi (quê huyện Yên Thành, Nghệ An) đến thuê phòng tại nhà nghỉ A.P.Q. Vị khách này luôn đóng chặt cửa phòng, không cho đứa bé ra ngoài.
Nhà nghỉ nơi xảy ra vụ việc
Đến khoảng 1 giờ sáng 1-3, bỗng nhiên có khói lửa bốc lên nghi ngút từ căn phòng của người đàn ông này. Sau khi tìm cách dập tắt lửa, mọi người bàng hoàng phát hiện bé gái và người đàn ông trên đã chết cháy.
Cơ quan công an huyện Nam Đàn, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Nghệ An phối hợp cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bước đầu đặt nghi vấn người đàn ông đã tự thiêu bằng xăng cùng với đứa trẻ.
Một số thông tin cho rằng người đàn ông có mâu thuẫn chuyện tình cảm với mẹ đứa bé nên đã "bắt cóc" đứa trẻ đem đến địa chỉ trên. Theo trình báo của mẹ cháu bé, tối hôm đó người đàn ông này sau khi trở về nhà nghỉ đã gọi điện cho chị và đưa ra một số yêu cầu.
ĐẮC LAM
Theo_PLO
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Đại biểu có yên tâm là đã hoàn thành nhiệm vụ? Cần thấy rằng tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham nhũng chưa được đẩy lùi,... thì đều có phần trách nhiệm, khuyết điểm của Quốc hội. Báo cáo tổng kết nghe có vẻ "xuất sắc quá, nghe kêu quá"? Với những việc đã làm được và chưa làm được, liệu đã có thể yên tâm bắt tay nhau là đã hoàn thành nhiệm...