Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam: “Không đánh đồng blockchain với crypto, tiền mã hóa”
Trong thế giới blockchain, tiền mã hóa chỉ là một ứng dụng nhỏ và hoàn toàn không đại diện cho toàn bộ lĩnh vực blockchain.
Ngày 17 tháng Năm vừa qua đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với những người đam mê blockchain tại Việt Nam khi Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức ra mắt. Với sự kiện này, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có Hiệp hội blockchain chính danh.
Không chỉ là nơi quy tụ những người có chung niềm đam mê để cùng nghiên cứu phát triển công nghệ này trong nước, Hiệp hội còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên cũng như cộng đồng blockchain Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế.
Không đánh đồng blockchain với tiền mã hóa
Cho dù công nghệ blockchain đã xuất hiện từ hơn 10 năm nay và ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, nhưng cho đến nay vẫn có không ít nhầm lẫn về nó khi đánh đồng công nghệ này với tiền mã hóa. Trước sự sụt giảm của thị trường tiền mã hóa hiện nay – hay còn gọi là “Mùa đông tiền mã hóa” – có không ít lo ngại cho rằng việc Hiệp hội blockchain Việt Nam ra mắt vào thời điểm này là không hợp lý.
Ông Huy Nguyễn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
Nhưng theo khẳng định của ông Huy Nguyễn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, chính sự nhầm lẫn khi đánh đồng blockchain với tiền mã hóa đã khiến nhiều người lo lắng về tương lai công nghệ blockchain ở thời điểm hiện tại.
” Tiền mã hóa chỉ là một trong nhiều ứng dụng của công nghệ blockchain.” Ông Huy Nguyễn cho biết. Chính vì vậy, áp dụng khái niệm “Mùa đông tiền mã hóa” vào công nghệ blockchain trong bối cảnh hiện tại có thể không còn đúng.
Trong khi khái niệm này nói về sự bùng nổ và thoái trào nhanh chóng của tiền mã hóa những năm 2017-2018 – ứng dụng gần như duy nhất của blockchain vào thời điểm đó – thì hiện tại, ứng dụng của blockchain đã mở rộng vượt ra ngoài phạm vi của tiền mã hóa với các khái niệm như DeFi (ứng dụng tài chính phi tập trung), NFT, vũ trụ ảo metaverse, thương mại điện tử, DID, Truy xuất nguồn gốc, …
Sự nở rộ các ứng dụng mới dựa trên blockchain với mức độ thâm nhập ngày càng sâu vào cuộc sống hiện tại – thay vì chỉ xoay quanh các dự án tiền mã hóa – cho thấy “giá trị lâu dài của việc áp dụng blockchain vào đời sống”. Điều này càng khẳng định cho sự cần thiết phải có một Hiệp hội mang tầm cỡ quốc gia dành cho blockchain, để có thể đào sâu nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới từ công nghệ này.
Xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư
Không chỉ sự trầm lắng của thị trường tiền mã hóa, một vấn đề khác cũng làm mọi người e ngại về thời điểm ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam hiện tại là tình trạng lừa đảo hoặc những cú rug-pull đang diễn ra tràn lan trên thị trường. Ngay cả các dự án nghiêm túc, việc giá token sụt giảm quá mạnh do tác động của thị trường đang làm người dùng hoang mang, mất niềm tin, còn các nhà đầu tư e ngại không dám tham gia vào.
Video đang HOT
Nhưng theo khẳng định của ông Huy Nguyễn, tình trạng này không phải là đặc trưng của riêng Việt Nam mà những vấn đề tương tự cũng đang xảy ra ở nhiều nước xung quanh. Blockchain là một thị trường mới với nhiều cơ hội mới, vì vậy nó cũng sẽ kéo theo những kẻ muốn tranh thủ cơ hội để kiếm tiền nhanh chóng.
Bên cạnh đó, thị trường đang trong đợt điều chỉnh sau một nhịp tăng bùng nổ kéo dài 2 năm qua, do vậy, việc giá token giảm là điều khó tránh khỏi. Nhưng không có nghĩa đó là dự án scam hay lừa đảo. Theo nhận định của ông Huy Nguyễn, ” thẳng thắn là thị trường vẫn có dự án tốt, dự án xấu. Dự án tốt thì bất kỳ thị trường có biến động thế nào họ vẫn làm, vẫn xây sản phẩm. Dự án không tốt thì có thể phải dừng lại. Nó là lựa chọn tự nhiên của thị trường khi bước vào giai đoạn “gạn đục khơi trong”.”
Do vậy, điều quan trọng trong giai đoạn này là để người dùng không bị mất tiền, nhưng đồng thời cũng giúp các dự án blockchain có thể tồn tại và phát triển. Đây chính là lúc cần đến một tổ chức chính quy như Hiệp hội Blockchain Việt Nam để có thể tạo ra hàng lang pháp lý đủ mạnh, quản lý và bảo vệ cả 2 bên, người làm dự án và người dùng của dự án.
Nói cách khác, giờ có thể không phải là thời điểm đẹp nhất của thị trường tiền mã hóa, nhưng là thời điểm cần thiết nhất cho việc ra đời một tổ chức chính quy như Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Bên cạnh nhu cầu từ các doanh nghiệp làm dự án blockchain cũng như người dùng tham gia dự án, việc ra mắt Hiệp hội blockchain Việt Nam vào lúc này cũng là lúc thiên thời – địa lợi – nhân hòa khi cho thấy sự sẵn sàng của nhà nước đối với lĩnh vực này.
Một "mùa đông" dài và khắc nghiệt đang ập đến, Hiệp hội Blockchain Việt Nam ra mắt lúc này có đúng thời điểm?
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đối mặt với một "mùa đông tiền mã hóa" dài và khắc nghiệt đang ập đến, giờ mới là lúc Hiệp hội Blockchain Việt Nam cần thiết hơn bao giờ hết.
So với mức đỉnh của tháng 11 năm ngoái, giá Bitcoin đã sụt giảm đến 2/3 giá trị, bên cạnh đó, chỉ số Bloomberg Galaxy Crypto cũng sụt giảm đến 70% so với mức đỉnh. Nhưng với những người đặt nhiều niềm tin vào tiền số, đây có thể chỉ là giai đoạn điều chỉnh bình thường của thị trường trước khi nó tiến lên một tầm cao hơn.
Nhưng không chỉ sự sụt giảm giá trên quy mô toàn thị trường tiền số, nhiều dấu hiệu khác cho thấy một "mùa đông tiền mã hóa" mới đã ập đến và khó có thể mong đợi nó sẽ sớm qua đi trong tương lai gần.
Vào thời kỳ mùa đông tiền mã hóa trước đây - giai đoạn từ đầu năm 2018 đến giữa 2020 - khi giá hàng loạt đồng tiền số cắm đầu đi xuống và nằm im dưới đáy suốt một thời gian dài, các sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực này gần như dừng lại. Điều tương tự dường như đang lặp lại khi hàng loạt công ty tiền số, đặc biệt là các sàn giao dịch, đang dừng toàn bộ hoạt động tuyển dụng nhân sự mới và thậm chí còn tiến hành sa thải
Mới đây nhất là Coinbase khi sàn tiền số lớn nhất nước Mỹ thông báo dừng mọi hoạt động tuyển dụng của mình. Không chỉ dừng tuyển dụng nhân sự mới, ngay cả nhiều trường hợp đã nhận được thư mời làm việc của công ty cũng bị bãi bỏ. Trên website của mình, Coinbase cho biết, lý do là vì "các điều kiện thị trường hiện tại và nỗ lực ưu tiên hoạt động kinh doanh đang diễn ra".
Nếu như Coinbase chỉ dừng tuyển mới, sàn giao dịch Gemini của anh em sinh đôi nhà Winklevoss còn thông báo cắt giảm 10% lực lượng lao động cũng với lo ngại tương tự về thị trường tiền số. Động thái cắt giảm nhân sự còn diễn ra phổ biến đối với hàng loạt sàn giao dịch tiền số khác trên thế giới khi thị trường lao dốc kéo theo việc những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng hạn chế giao dịch, kéo theo sụt giảm doanh thu cho các sàn giao dịch này.
Một vấn đề khác từng xuất hiện vào mùa đông tiền mã hóa trước đây giờ lại đang quay trở lại, đó là sự nở rộ của các dự án tiền số lừa đảo hoặc những cú rugpull - từ ám chỉ nhà phát triển dự án ôm tiền của nhà đầu tư bỏ trốn sau hàng loạt lời hứa hẹn. Nếu trong mùa đông tiền mã hóa trước đây, các vụ lừa đảo như vậy thường đến từ những dự án tiền số, giờ đây, điều tương tự đang diễn ra với các ứng dụng mới của blockchain như các dự án game blockchain hoặc NFT.
Nói cách khác, dù muốn thừa nhận hay không, một mùa đông tiền mã hóa khắc nghiệt đã đến và khó có thể biết nó kéo dài bao lâu.
Thông thường những lúc thị trường rơi vào tình trạng ảm đạm như hiện tại là thời điểm mọi người thu mình lại thay vì bắt tay vào nghiên cứu những điều mới. Thế nhưng ngày 17 tháng Năm vừa qua đánh dấu một sự kiện quan trọng của cộng đồng công nghệ blockchain Việt Nam cũng như thế giới khi Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức ra mắt.
Điều này làm mọi người băn khoăn liệu đây có phải là thời điểm hợp lý cho việc ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam - một hiệp hội tập trung vào blockchain, công nghệ nền tảng cho các đồng tiền mã hóa hiện nay - khi mùa đông tiền mã hóa đã đến và có thể sẽ còn lâu dài và khắc nghiệt hơn nhiều so với trước đây.
Mặc dù vậy, theo khẳng định của ông Huy Nguyễn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, khái niệm "mùa đông tiền mã hóa" có thể không còn đúng trong hiện tại nữa. Vào giai đoạn trầm lắng trước đây, blockchain hầu như không có mấy ứng dụng nổi bật ngoại trừ tiền mã hóa. Chính vì vậy, khi mùa đông tiền mã hóa ập đến, thị trường tiền mã hóa lao dốc cũng là lúc gần như mọi hoạt động liên quan đến blockchain đều dừng lại.
Việc tiền mã hóa là ứng dụng gần như duy nhất của blockchain vào thời điểm đó cũng khiến nhiều người đánh đồng blockchain với tiền mã hóa. Nhưng theo ông Huy Nguyễn, hiện tại blockchain đã có nhiều ứng dụng thực tế hơn như DeFi, NFT, Metaverse, DID, Truy xuất nguồn gốc hay thương mại điện tử, ...
Nhưng cũng giống như các dự án blockchain thường thấy, một trong những cách tiếp cận phổ biến để lôi kéo sự tham gia và đóng góp vốn từ người dùng là phát hành các token tiền mã hóa và niêm yết chúng trên các sàn giao dịch. Vì vậy khi thị trường tiền mã hóa đi xuống, giá của gần như mọi token đều lao dốc. Điều đó không có nghĩa đó là một dự án lừa đảo. Vấn đề của khi thị trường đi xuống, token của hầu như mọi dự án, cả tốt lẫn xấu, đều sụt giảm mạnh.
Đây lại là lúc cần đến một tổ chức như Hiệp hội Blockchain Việt Nam - nơi quy tụ không chỉ các chuyên gia mà còn cả những nguồn lực đủ lớn để thúc đẩy sự phát triển của blockchain. Giờ đây không tiền mã hóa, các ứng dụng thực tế của blockchain đang cho thấy tiềm năng to lớn của nó và một dự án blockchain được đầu tư nghiêm túc với nguồn lực đầy đủ hoàn toàn có thể những đợt sụt giảm mạnh trong hiện tại.
Nhưng không chỉ là nơi hỗ trợ về nguồn lực giúp phát triển các dự án blockchain, Hiệp hội Blockchain Việt Nam có thể giải quyết một vấn đề khác đang làm mất niềm tin của mọi người vào công nghệ blockchain, đó là tình trạng các dự án lừa đảo hoặc scam.
Theo ông Huy Nguyễn, các dự án scam hay lừa đảo không phải đặc trưng của Việt Nam, mà là vấn đề chung của mọi công nghệ hay thị trường mới nổi. Nó mang lại cơ hội lớn nhưng cũng luôn kéo theo những kẻ cơ hội. Nhưng chính những thời điểm này lại càng cho thấy sự cần thiết của Hiệp hội - một cơ quan chính quy về blockchain có thể tạo ra các hành lang pháp lý, quản lý để bảo vệ lợi ích của cả bên làm dự án và người sử dụng dự án.
Hành lang pháp lý và nguồn lực chỉ là một phần mà những gì các dự án blockchain cần, một yếu tố quan trọng khác là nguồn nhân lực. Đây lại là thách thức không dễ vượt qua khi lĩnh vực này vẫn tương đối mới mẻ đối với thế giới cũng như Việt Nam, vì vậy không có nhiều nơi đào tạo và giảng dạy về blockchain, khó có thể đáp ứng đủ nguồn nhân lực. Thiếu nguồn nhân lực phù hợp sẽ khó có thể xây dựng nên các ứng dụng chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Đây cũng là một bài toán hóc búa và rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn con gà - quả trứng đối với nguồn nhân lực và nhu cầu tuyển dụng cho một lĩnh vực công nghệ còn mới mẻ như blockchain. Nguồn nhân lực yếu sẽ doanh nghiệp trong nước không mặn mà với lĩnh vực này, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng thấp, điều này lại càng làm cho nguồn nhân lực ít tham gia vào sân chơi này.
Nhưng sự xuất hiện của Hiệp hội Blockchain Việt Nam hoàn toàn có thể phá vỡ được vòng luẩn quẩn này.
Trả lời phỏng vấn, ông Huy Nguyễn cho biết " Ngay trong ngày chính thức ra mắt, Hiệp hội đã ký kết đào tạo nhân lực trẻ cho blockchain với các trường đại học, tiêu biểu như FUNiX để làm bước khởi đầu cho việc giáo dục về blockchain được trở thành một môn học chính quy".
Vốn là nơi quy tụ " nhiều chuyên gia có thâm niên về mảng công nghệ, đặc biệt là blockchain," ông Huy Nguyễn tin rằng Hiệp hội có thể giúp thế hệ tương lai chuẩn bị tốt nhất để đón đầu xu hướng công nghệ mới này.
Bên cạnh đó, ông Huy Nguyễn cũng cho rằng, hiện tại ở Việt Nam không hề thiếu các công ty lớn đang nghiêm túc nghiên cứu việc ứng dụng blockchain, ví dụ như " FPT có Aka chain, Viettel ứng dụng blockchain trong việc truy xuất Vaccine passport ,Vnpay đang phát triển đội nghiên cứu và phát triển ứng dụng Blockchain của riêng mình ... Ở quy mô nhỏ hơn thì các startup đang càng ngày càng phát triển hệ thống và mở rộng hệ sinh thái để tạo ra sự đa dạng trong việc sử dụng blockchain vào các lĩnh vực khác nhau như du lịch, nhà hàng-khách sạn, nguồn cung hàng hóa và quản lý dữ liệu."
Điều đó cho thấy cơ hội việc làm trong lĩnh vực này ở Việt Nam không hề thiếu, vấn đề nằm ở việc thiếu hụt nhân lực và " Hiệp hội Blockchain Việt Nam có thể là cầu nối để xóa đi sự thiếu hụt ấy, bằng cách đào tạo nguồn nhân lực mới lẫn là điểm thu hút các nhân tài đang được đào tạo ở nước ngoài trở về cống hiến cho nước nhà" - ông Huy Nguyễn cho biết.
Không chỉ hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, Hiệp hội Blockchain Việt Nam còn muốn hướng đến việc giúp blockchain phổ biến hơn nữa trong công chúng, thay vì chỉ hướng đến tập trung vào giới công nghệ như hiện nay.
Điều đó bao gồm việc tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng về blockchain hoặc hướng dẫn mọi người sử dụng các ứng dụng di động trong đời sống, công việc hoặc giải trí. Mục tiêu của Hiệp hội là trong vòng 5-10 năm tới, blockchain sẽ trở nên thông dụng với công chúng, với hàng loạt ứng dụng phù hợp với thực tế sử dụng của người dùng.
Với tất cả các nỗ lực trên, có thể cho rằng, dù đây không phải thời điểm đẹp nhất cho thị trường tiền mã hóa, nhưng lại là lúc cần thiết nhất cho việc ra đời một tổ chức như Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Các ứng dụng hiện tại của blockchain cho thấy tiềm năng to lớn của nó trong tương lai, nhưng khi thị trường đang trong xu hướng trầm lắng như hiện tại, một tổ chức chính quy như Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là điều cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.
Việt Nam đang là 'điểm nóng' của blockchain Cộng đồng blockchain Việt Nam dù mới trong giai đoạn đầu hình thành nhưng đang có nhiều thay đổi rõ rệt, một số dự án được quan tâm trên thế giới trong khi các nhà đầu tư cũng đang quan tâm đến thị trường tiềm năng này. Blockchain có thể là khái niệm không rõ nghĩa với nhiều người, nhưng khi nhắc tới...