Phó Chủ tịch HĐND huyện văng tục, đập bàn tại chốt kiểm dịch COVID-19
Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản ( tỉnh Bình Phước) văng tục, chỉ tay, đập bàn, không chấp hành việc đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch COVID-19.
Ngày 12/4, đại diện Tỉnh ủy Bình Phước cho biết đã nắm được thông tin ông Lưu Văn Thanh – Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản phản ứng, có thái độ không chuẩn mực tại chốt kiểm dịch COVID-19 ở thị xã Bình Long.
“Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Tỉnh ủy đã chỉ đạo, Ban thường vụ Huyện ủy Hớn Quản họp kiểm điểm và nghiêm túc phê bình ông Thanh. Qua làm việc, ông Thanh thừa nhận sai và nhận khuyết điểm”, đại diện Tỉnh uỷ Bình Phước nói.
Ông Lưu Văn Thanh chỉ tay, phản ứng tại tổ kiểm dịch. (Ảnh cắt từ clip)
Ngày 12/4, mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn clip dài 4 phút 40 giây ghi lại cảnh ông Lưu Văn Thanh – Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, không đeo khẩu trang, đứng cự cãi, đập bàn nhiều lần và không hợp tác khi lực lượng trực chốt kiểm dịch COVID-19 tại thị xã Bình Long yêu cầu ông Thanh đo thân nhiệt.
Không những không hợp tác, khi người phụ nữ đi cùng can ngăn, lực lượng chức năng cố gắng giải thích, ông Thanh vẫn cự cãi và có thái độ thách thức khiến cán bộ trực chốt yêu cầu gọi điện cho lực lượng CGST giữ xe ô tô và báo cáo lên Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
Video: Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) không đeo khẩu trang, không hợp tác đo thân nhiệt
SONG NGƯ
Cảnh báo nguy cơ trẻ em bị quấy rối khi học online
Một số học sinh nhận được tin nhắn rủ tham gia cuộc thi người đẹp cho lứa tuổi teen, với yêu cầu chụp 4 tấm ảnh không được mặc gì gửi cho kẻ lừa đảo.
Chiều 8/4, Tổng đài Bảo vệ Trẻ em 111 ra cảnh báo trên trang Facebook về một loại tin nhắn nhảy vào smartphone của trẻ, nói là "mời tham dự cuộc thi sắc đẹp" nhưng thực chất là để dụ dỗ và lấy hình ảnh nhạy cảm của các em.
Đối tượng nhắn: "Để tham gia, trước tiên em phải chụp cho chị 4 tấm hình (một tấm chính diện toàn thân mặt trước, một tấm chính diện toàn thân mặt sau, 2 tấm mặt nghiêng 2 bên). 4 tấm hình này không tham gia thi và yêu cầu khi chụp không được mặc gì cả, do chị đích thân kiểm tra sẹo. Kiểm tra sẹo xong chị sẽ quyết định em mặc trang phục gì để thi hình thể. Em nên đọc kỹ, xem có thi được không? Nếu thi được thì chị sẽ hướng dẫn cách làm 2 clip dự thi".
Khi em học sinh hỏi lại "là cuộc thi gì" thì đối tượng nói: "Đây là cuộc thi người đẹp lứa tuổi 12-15 tổ chức hàng năm...".
Tin nhắn kẻ xấu gửi cho học sinh.
Ông Nguyễn Công Hiệu - Phó giám đốc trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông, Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 cho biết, đây là một hình thức mới xuất hiện trong thời gian trẻ phải học online. Kẻ xấu có thể dùng những bức ảnh cơ thể trần của trẻ để tống tiền hoặc đưa lên các trang web không lành mạnh.
Ngoài hình thức này, Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 cũng nhận được những cuộc gọi phản ánh con em bị rủ tham gia các web, mạng xã hội không lành mạnh hoặc tham gia mua bán.
Những đối tượng xấu còn xâm nhập vào phòng học chung, văng tục, chửi bậy giáo viên, học sinh. Hoặc chúng sử dụng công cụ tô vẽ, xoá lên màn hình, khiến học sinh hoảng sợ.
Vì Covid-19, hơn 2 tháng qua nhiều trường trong cả nước chuyển sang hình thức dạy học online. Theo ông Hiệu, chỉ một số trường áp dụng phương pháp này từ trước có những công cụ hỗ trợ ổn định thì mới không gặp vấn đề gì. "Còn đa phần các trường hiện nay đang học trên phần mềm miễn phí hoặc mất phí rất ít. Đi liền với đó là nguy cơ bị lộ thông tin", ông nói.
Thêm vào đó, nhận thức của cha mẹ và học sinh về bảo mật chưa cao. Trong quá trình học, có những trẻ còn mở thêm tài khoản (nick) khác, hoặc cho người khác ID đăng nhập, mật khẩu, giúp các đối tượng xấu lấy được các thông tin cá nhân, phá phách giờ học.
Trung bình mỗi tháng Tổng đài Bảo vệ Trẻ em nhận được 13.000 cuộc gọi. Riêng trong thời gian này, xuất hiện thêm các cuộc gọi phản ánh bị quấy rối khi học online và những mâu thuẫn cha mẹ với con cái trong thời gian ở nhà cách ly xã hội. "Các cuộc gọi phản ánh bị quấy rối khi học không nhiều nhưng chúng tôi liên tục nhận được. Một ngày có khoảng vài cuộc", ông Hiệu cho hay.
Đã xuất hiện những tin nhắn quấy rối hoặc kẻ xấu xâm nhập ứng dụng học online đánh cắp thông tin cá nhân người dùng. Phụ huynh cần theo sát con, để kịp thời bảo vệ con. Ảnh minh hoạ: P.D.
Khi gặp phải những tình huống tương tự, các bậc phụ huynh và học sinh nên bấm số 111 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí. Nhất là trong các trường hợp nguy hại tới con em cần phải liên hệ ngay để tổng đài phối hợp cùng cơ quan chức năng truy tìm dấu vết kẻ xấu.
Cục Bảo vệ trẻ em cũng vừa phối hợp với các tổ chức quốc tế soạn thảo hướng dẫn bảo vệ trẻ trong môi trường trực tuyến, đặc biệt trong thời gian đang cách ly xã hội. Dự thảo này có thể phát hành vào đầu tuần tới.
Phan Dương
Người trẻ làm nón ngăn giọt bắn phòng Covid-19 gửi tuyến đầu chống dịch Hàng ngàn chiếc nón ngăn giọt bắn phòng Covid-19 đang được các đoàn viên, thanh niên tỉnh Bình Phước tự làm để gửi tặng cho những người ở tuyến đầu chống dịch. Người trẻ làm nón ngăn giọt bắn gửi tuyến đầu chống dịch Covid-19 - H.G Đã có 600 chiếc nón ngăn giọt bắn phòng Covid-19 được các bạn đoàn viên, thanh...