Phó Chủ tịch Hà Nội: Dịch ở Bệnh viện Việt Đức phức tạp, nhiều nguy cơ
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhận định, thành phố vẫn phải đối mặt với nguy cơ lây lan dịch bệnh, trong đó có chùm ca bệnh liên quan Bệnh viện Việt Đức.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì hội nghị chiều 2/10 (Ảnh: Lê Hải).
Nhận định nêu trên được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đề cập tại buổi họp Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 với các cơ quan liên quan diễn ra chiều 2/10.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, sau khi ghi nhận các ca liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức , cơ quan y tế đã lấy được 7.260 mẫu những người liên quan.
Vị Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện thị xã tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn mình; tiếp tục thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 như ho, sốt, khó thở; rà soát các trường hợp đi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để xét nghiệm và thực hiện cách ly…
Video đang HOT
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ, từ ngày 21/9 đến 30/9, số ca mắc trên địa bàn được kéo giảm đáng kể, với trung bình 5 ca mắc mỗi ngày và số ca mắc ngoài cộng đồng rất ít.
Tuy nhiên, từ ngày 1/10, xuất hiện chùm ca bệnh phức tạp ở Bệnh viện Việt Đức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, ông Dũng nhấn mạnh, thành phố vẫn phải đối mặt với nguy cơ lây lan dịch bệnh tiềm ẩn, do đó công tác phòng chống dịch tiếp tục phải thực hiện tập trung cao nhất, không được lơ là.
Việc nới lỏng phải kèm theo siết chặt quản lý, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm. Các Sở, ngành, quận, huyện… cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Tiếp đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu 6 nhóm vấn đề trọng tâm các đơn vị cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, trong đó yêu cầu các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trung tâm y tế triển khai ngay phần mềm xét nghiệm đã được tập huấn.
Bên cạnh đó, ông Dũng giao Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị kế hoạch để triển khai phần mềm PC Covid; tiếp tục duy trì, kiện toàn, nâng cấp tốt hơn tổng đài 1022; giao Sở Y tế hướng dẫn triển khai mô hình bác sĩ gia đình; đảm bảo thuốc, vật tư y tế; Tin học hóa, từng bước số hóa các hoạt động của trạm y tế…
Đồng thời, Phó Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương vào cuộc khẩn trương trong công tác xét nghiệm, rà soát lại các quy trình và từng khâu để rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng xét nghiệm; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các khu vực nguy hiểm có nguy cơ cao trên địa bàn…
Covid-19 tại Hà Nội: 2 nhân viên Bệnh viện Việt Đức dương tính SARS-Cov-2
Bệnh viện Việt Đức ghi nhận thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 tại Hà Nội, đều là nhân viên làm việc tại bệnh viện.
Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cũng đã ghi nhận F0 đầu tiên liên quan bệnh viện này.
Cụ thể, 2 ca dương tính vừa ghi nhận là:
Bệnh nhân V.H.T., nữ, sinh năm 1994, địa chỉ tại Thành Công, Ba Đình. Bệnh nhân là nhân viên Bệnh viện Việt Đức. Ngày 1/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân N.T.Đ., nam, sinh năm 1991, địa chỉ Chương Dương, Hoàn Kiếm. Bệnh nhân là nhân viên nhà ăn tại Bệnh viện Việt Đức. Ngày 01/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Như vậy, tính đến nay, chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Việt Đức đã ghi nhận tổng cộng 28 F0. Trong đó, 22 ca được ghi nhận tại Hà Nội (11/22 bệnh nhân là người Hà Nội) và 6 người ở các tỉnh khác (Nam Định: 3 ca, Hưng Yên: một ca, Hà Tĩnh: một ca, Hải Dương: một ca).
Xét nghiệm Covid-19 các trường hợp liên quan Bệnh viện Việt Đức (Ảnh: Đỗ Quân).
Phân bố các bệnh nhân theo khoa điều trị: 17 ca tại Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng tầng sinh môn (tầng 7, nhà D); 7 ca tại Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa (tầng 7, nhà D); 2 ca tại Khoa Ung bướu (tầng 8 nhà D); một ca tại nhà ăn bệnh viện và một ca ở khu vực ngoài bệnh viện.
Trong số các F0 có 13 trường hợp là người nhà bệnh nhân; 10 trường hợp là người bệnh; 4 trường hợp là nhân viên làm việc tại bệnh viện và một trường hợp là đối tượng khác.
Lực lượng chức năng cũng đã lấy mẫu 7.260 người liên quan, trong đó có 4.384 trường hợp là nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đang ở trong bệnh viện; 1.385 trường hợp là dân cư khu vực xung quanh bệnh viện; 1.491 trường hợp là người về từ bệnh viện.
Chuyên gia: Hà Nội cần thận trọng, "nới lỏng" chứ không "buông lỏng" Theo chuyên gia, Hà Nội phải thật thận trọng. Trong thời gian qua mặc dù dịch đã hạ nhiệt nhưng không thể nói là không còn F0 trong cộng đồng. Xét nghiệm sàng lọc để tìm "phần nổi của tảng băng chìm" Sau nhiều ngày dịch "hạ nhiệt", từ chiều 30/9, Hà Nội bắt đầu phát hiện nhiều F0 trong cộng đồng. Ngoài...