Phó chủ tịch của OPPO: Điểm chuẩn DxOMark quan trọng lắm sao?
Trong vài năm qua, DxOMark đã trở thành một phần quan trọng trong việc đánh giá chất lượng camera trên smartphone. Hầu như tất cả các mẫu flagship mới được phát hành trên thị trường đều phải trải qua các bài kiểm tra của DxOMark.
Nhưng có một số hãng smartphone nói không với thử nghiệm DxOMark và OPPO là một trong số đó.
Brian Shen đưa ra quan điểm của mình về điểm chuẩn DxOMark trên Weibo
Mới đây, Phó chủ tịch của OPPO, Brian Shen, đã đặt câu hỏi về tầm quan trọng của điểm chuẩn DxOMark trên thị trường smartphone ngày nay. Trong lúc phản hồi bình luận của người hâm mộ trên Weibo, anh nói rằng không cần thiết phải đặt ra một tiêu chuẩn cụ thể khi nói đến camera-phone, và liệu có đúng không khi điều chỉnh mọi camera trên smartphone theo một tiêu chuẩn cụ thể?
“Bạn có thực sự cần DxOMark không? Có phải tất cả các camera đều phải được tinh chỉnh theo cùng một tiêu chuẩn? Ý tôi là các công ty đánh giá và xếp hạng vẫn rất cần thiết, nhưng việc chụp ảnh theo phong cách và sở thích cá nhân thì cần gì áp đặt như thế,” Brian Shen đưa ra quan điểm của mình trên Weibo.
Video đang HOT
Nguồn: Gizmochina
5 dự báo quan trọng về AI trong năm 2019
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là học máy (machine learning) và học sâu (deep learning), có mặt được nhắc nhiều trong năm 2018. Độ 'hot' của công nghệ này sẽ không hạ nhiệt trong năm sau.
Ảnh: Adobe Stock
Theo trang Forbes, 2019 sẽ là năm chứng kiến nhiều đột phá đáng kinh ngạc cũng như sự phấn khích, cường điệu hóa về AI từ báo giới. AI hứa hẹn đem lại nhiều thay đổi cho doanh nghiệp lẫn xã hội, với tác động có thể còn lớn hơn các cuộc cách mạng công nghệ trước đây. Dưới đây là năm dự báo mà tạp chí Mỹ đưa ra cho AI trong năm sau.
1. AI ngày càng trở thành vấn đề chính trị quốc tế
Năm 2018, nhiều cường quốc dựng rào chắn bảo vệ lợi ích quốc gia về mặt thương mại, quốc phòng. Quan hệ giữa hai siêu cường AI là Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ điều đó. Trước hàng rào thuế quan và hạn chế xuất khẩu mà Mỹ đặt ra, Đại lục nỗ lực tự nghiên cứu, phát triển. Đơn cử, hãng công nghệ Trung Quốc Huawei công bố kế hoạch phát triển chip xử lý AI riêng, giảm nhu cầu phụ thuộc vào các nhà sản xuất Mỹ như Intel hay Nvidia.
Khi chính trị ngày càng hướng về chủ nghĩa dân tộc, có hai rủi ro rõ ràng. Thứ nhất, AI có thể ngày càng được nhiều chính quyền áp dụng để hạn chế quyền tự do, chẳng hạn như quyền riêng tư hay tự do ngôn luận. Thứ nhì, căng thẳng công nghệ, thương mại sẽ tác động đến tinh thần hợp tác giữa các tổ chức học thuật hoặc công nghiệp. Nếu các nước đóng cửa với nhau, việc phát triển quy chuẩn chung xung quanh AI và dữ liệu có thể chậm lại.
2. AI minh bạch hơn
Việc ứng dụng AI vào xã hội, đặc biệt là dùng nó để xử lý dữ liệu của con người, bị cản trở bởi "vấn đề hộp đen". Hầu hết, hoạt động của AI có vẻ phức tạp, khó hiểu. Để phát huy hết tiềm năng, AI cần được tin tưởng. Con người cần hiểu AI làm gì với dữ liệu của chúng ta, vì sao nó làm thế và nó ra quyết định như thế nào.
2019 có thể là năm mà nhiều người chú ý hơn đến các biện pháp được thiết kế để tăng tính minh bạch của AI. Năm nay, IBM tung công nghệ được phát triển để cải thiện khả năng truy nguồn quyết định vào AI OpenScale của họ. Công nghệ mới không những tiết lộ quyết định nào vừa được thực hiện, mà còn thể hiện cách dữ liệu được kết nối, sử dụng, trọng số trong quyết định và khả năng sai lệch thông tin.
3. AI thâm nhập sâu hơn vào thương trường
2018 là năm mà các doanh nghiệp hiểu nhiều hơn về khả năng thực tế của AI. Sau nhiều năm thu thập dữ liệu theo thứ tự và xác định các mảng có thể dùng AI, những công ty lớn giờ đã sẵn sàng thực hiện sáng kiến, thí điểm và khởi động AI.
Đơn cử, trong ngành dịch vụ tài chính, nhật ký hàng ngàn giao dịch tức thì mỗi giây được phân tách thường xuyên bằng thuật toán học máy. Các nhà bán lẻ thì thành thạo trong việc lấy dữ liệu hóa đơn, chương trình khách hàng thân thiết để đưa vào máy AI, tìm cách để bán chạy hơn. Các nhà sản xuất thì dùng công nghệ dự đoán để biết chính xác máy móc chịu được áp lực lớn ra sao và khi nào thì nó có khả năng hỏng.
Năm 2019, AI sẽ được ứng dụng nhiều hơn, phân nhánh vào nhiều chức năng hỗ trợ như nhân sự hoặc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nơi các quyết định xoay quanh logistic, tuyển dụng, sa thải sẽ ngày càng được tự động hóa. Giải pháp AI để quản lý các vấn đề pháp lý cũng được áp dụng nhiều hơn. Năm 2019, doanh nghiệp cũng sẽ hiểu hơn về giá trị thông tin họ sở hữu.
4. AI tạo ra thay vì "cướp" việc làm
Về lâu dài, không có dự báo nào chắc chắn chính xác về tác động của AI lên thị trường lao động. Song ít nhất là trong năm tới, mất công ăn việc làm vì AI không phải là vấn đề. Hãng Gartner dự báo đến cuối năm 2019, AI sẽ tạo ra việc làm cho con người nhiều hơn là xóa bỏ. 1,8 triệu việc làm biến mất vì tự động hóa song 2,3 triệu việc làm khác sẽ mở ra cũng nhờ tự động hóa. Công ăn việc làm mới có thể ở mảng giáo dục, y tế và khu vực công.
Với các nghề như luật sư và bác sĩ, nhà cung ứng dịch vụ AI đã và đang nỗ lực trình bày công nghệ của họ với tư cách hỗ trợ chuyên gia người thật trong công việc. Con người vẫn có quyền quyết định cuối cùng.
5. Trợ lý AI trở nên thực sự hữu ích
AI đang bắt đầu đan xen vào đời sống con người, đến mức hầu hết người dùng không nghĩ rằng khi họ tìm kiếm trên Google, mua sắm trên Amazon hay xem Netflix, các dự đoán chính xác với sự hỗ trợ của AI đang làm việc để cung cấp cho con người trải nghiệm tốt. Các trợ lý ảo như Siri, Alexa hay Google Assistant giúp người dùng sử dụng khối lượng dữ liệu lớn xung quanh họ.
Năm 2019, sẽ có thêm nhiều người dùng trợ lý AI để xếp lịch, lên kế hoạch cho chuyến đi hay đặt bánh pizza. Những dịch vụ kiểu này sẽ ngày càng hữu ích khi chúng học được cách dự đoán hành vi con người hoặc hiểu thói quen của con người hơn. Dữ liệu thu thập từ chính người dùng sẽ giúp các nhà phát triển ứng dụng hiểu thêm về tính năng hữu ích, cải thiện nó nhiều hơn. Đến cuối năm 2019, các cuộc hội thoại mà Alexa, Google Assistant có khả năng thực hiện sẽ trôi chảy hơn, tự nhiên hơn.
Theo Báo Mới
Nghiên cứu độc lập: Oppo và Huawei đang gian lận điểm benchmark để lừa dối người dùng Một nhóm nghiên cứu có tên TECH2 đã tiến hành các thử nghiệm đo hiệu năng (benchmark) trên các smartphone của Oppo và Huawei. Kết quả cho thấy smartphone của hai hãng này đang "ăn gian" về điểm benchmark và lừa dối người tiêu dùng. Sau một loại bài kiểm tra benchmark trên các smartphone đến từ nhiều hãng như Samsung, OnePlus, Xiaomi...