Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: ‘Cần kiểm soát tài sản của toàn xã hội’
“Nếu chỉ kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Chủ tịch UBND tỉnh không có tài sản, nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ đồng”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nói và cho rằng phải kiểm soát tài sản của toàn xã hội.
- Ông đánh giá như thế nào về việc kê khai tài sản khi vừa rồi Thanh tra Chính phủ thông tin có một trường hợp bị xử lý trong một triệu người kê khai tài sản?
- Kê khai tài sản chỉ là một trong những giải pháp để quản lý tài sản. Ở các nước, để phòng chống tội tham nhũng thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát tài sản. Cho đến nay chúng ta chưa kiểm soát được tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn. Vì vậy, Chính phủ được giao trình Quốc hội một văn bản về kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn nhưng văn bản này vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Đây là một quá trình khó.
Bên cạnh kiểm soát tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn thì mỗi người còn có quyền công dân, quyền được giữ bí mật để đảo đảm an toàn trong giao dịch dân sự. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu kiểm soát tài sản của toàn bộ xã hội chứ cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Chủ tịch UBND tỉnh, HĐND tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ đồng. Trong trường hợp đó chúng ta không kiểm soát được.
Vì vậy, việc kê khai tài sản ở nơi công tác và nơi cư trú chỉ là một việc rất nhỏ trong việc tiến tới chúng ta kiểm soát tài sản của cán bộ.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền.
- Công tác phát hiện tham nhũng thời gian qua được thực hiện ra sao?
- Theo báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc phát hiện tham nhũng của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Bộ Công an, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng chưa cao. Đặc biệt là hiệu quả phát hiện của các cơ quan chuyên trách này còn yếu.
Đối với nhân dân, việc phát hiện chủ yếu thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức chính trị xã hội và mặt trận. Tuy nhiên, thể chế pháp luật cho các thiết chế, đặc biệt là thiết chế cho người tố cáo tham nhũng chưa đầy đủ.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước chúng tôi có sang làm việc với Cục điều tra liên bang (FBI) của Mỹ. Ở Mỹ, cơ quan này cũng rất khó khăn trong việc bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người tố cáo. Chúng ta đang hoàn thiện thể chế để khuyến khích và bảo vệ được người tố cáo tham nhũng. Bởi vì không ít trường hợp tố cáo tham nhũng bằng hình thức này hay hình thức khác đã bị trả thù. Đây là rào cản để người dân tham gia vào việc tố cáo tham nhũng.
Video đang HOT
- Luật phòng chống tham nhũng quy rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi xảy ra sai phạm. Thực tế thì như thế nào, thưa ông?
- Trong pháp luật về công chức, luật về hành chính nhà nước thì trách nhiệm của từng vị trí là chưa rõ. Trong nhiệm kỳ khóa trước, tôi đã đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng luật công vụ. Trong luật đó, xác định trách nhiệm từng vị trí công tác, cấp trưởng, cấp phó, nhân viên.
Hiện nay khi có sự việc xảy ra, chúng ta xác định trách nhiệm của từng cấp là rất khó. Cứ luẩn quẩn giữa trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó hay người trực tiếp sai phạm. Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, mặc dù đã có quy định rồi nhưng trên thực tế áp dụng không đơn giản. Trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm kiểm tra, xử lý cán bộ thì chưa đủ cơ chế toàn diện để xác định trách nhiệm người đứng đầu. Vì vậy, có nơi làm được, có nơi chưa làm được.
Bên cạnh đó còn bệnh thành tích. Người đứng đầu mà phát hiện ra người tham nhũng thì rõ ràng công tác quản lý của mình kém. Đừng lấy những địa phương, đơn vị, bộ ngành phát hiện ra nhiều tham nhũng và cho đó là khuyết điểm. Cần phải coi đó là ưu điểm để khuyến khích người đứng đầu nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong đơn vị của mình.
- Ông đánh giá như thế nào về tình hình tham nhũng hiện nay?
- Tình hình tham nhũng hiện nay đang rất phức tạp và nghiêm trọng. Thanh tra Chính phủ đã có thông tư đưa ra tiêu chí để đánh giá về tình hình tham nhũng. Bản chất của tham nhũng là ngầm. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách phải nâng cao năng lực nghiệp vụ trong việc phát hiện tham nhũng. Từ đó, phát hiện nhiều hơn, xử lý nghiêm sẽ hạn chế được tham nhũng.
Trung Quốc đã rất thành công trong việc chống tham nhũng và bắt đầu tiến tới không dám, không thể tham nhũng. Chúng ta phải học tập nước bạn ở việc này. Báo cáo của Chính phủ năm nào cũng nói là tham nhũng phức tạp, nghiêm trọng, người dân thì bức xúc với hoạt động của bộ máy nhà nước. Như vậy thể hiện chúng ta làm chưa đủ độ, chưa đủ hiệu quả và người dân đánh giá chúng ta chưa cao.
Hoàng Thùy ghi
Theo VNE
Đại biểu yêu cầu tìm nguyên nhân năng suất lao động Việt quá thấp
Nhiều đại biểu cho rằng Chính phủ cần mổ xẻ vì sao năng suất lao động của Việt Nam đứng cuối bảng trong khu vực, từ đó tìm giải pháp để có được năng suất cao nhất.
Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gần đây cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương; thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả so với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, đó vẫn là một khoảng cách lớn.
Nhắc lại thông tin này tại buổi thảo luận tổ ngày 21/10, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng "cần giải mã điều này, để năng suất như thế không ổn". Chính phủ cần giải trình vì sao năng suất lao động lại thấp và tăng chậm. "Các nước tiến lên còn mình thụt lại. Đây là dẫn chứng cho thấy giữa báo cáo và thực tiễn là khoảng cách lớn. Các báo cáo chỉ nêu &'năng suất lao động thấp và có xu hướng tăng chậm' mà không có sự so sánh, lý giải", đại biểu Tâm nhấn mạnh.
Đề cập việc Việt Nam đứng ở cuối bảng về năng suất lao động, đại biểu Lê Minh Thông cho rằng, Chính phủ phải tìm rõ vì sao năng suất lao động lại thấp. Đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế mà năng suất lao động không có thì lãng phí. "Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận năng suất lao động một cách nghiêm túc là yếu ở khâu nào, từ đó tìm ra cách tổ chức sản xuất như thế nào để có thể cải thiện. Không phân tích, mổ xẻ kỹ thì khó tìm giải pháp thực tế", đại biểu Minh Thông nói.
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân. Ảnh: N.Phương.
Thừa nhận thực trạng năng suất lao động của người Việt thấp, tuy nhiên đại biểu Trần Hoàng Ngân, chuyên gia về kinh tế, lại có cái nhìn khá lạc quan. Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ngày 22/10, ông Ngân chia sẻ: "Năng suất lao động của mình thấp hơn các nước cũng đừng lấy làm bức xúc vì đó là tính bình quân. Có người làm nhiều, có người làm ít, còn người Việt Nam mình rất trí tuệ".
Lý giải cho quan điểm của mình, đại biểu này cho biết, năng suất lao động được tính bằng cách lấy GDP chia cho lực lượng lao động. GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.191 đôla, trong khi Phillippines vào khoảng 2.500, Indonesia 3.600, Thái Lan khoảng 5.800...
Lực lượng lao động của Việt Nam là 54 triệu người, một nửa là lao động nông nghiệp, số có ký hợp đồng chính thức rất thấp. Với lao động nông nghiệp, một người có khi một ngày làm một giờ, gặp mùa mưa không đi làm, có khi nghỉ chơi Tết cả tháng. Vì thế nói năng suất lao động của người Việt rất khó.
"Nếu đi thi, sẽ thấy chúng ta được huy chương vàng, năng suất lao động rất tốt, nhưng tính bình quân thì lại rất thấp, tức là thống kê có vấn đề. Có người không lao động, nội trợ nhưng vẫn thống kê là lao động, lao động một giờ vẫn thống kê là lao động cả một ngày. Lao động phi chính thức ở nước ta rất nhiều, do đó chỉ số thất nghiệp rất thấp vì ai cũng lao động", đại biểu Hoàng Ngân phân tích.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi: "Tăng lương để tăng năng suất lao động". Ảnh:Thanh Thanh.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, kiến nghị cần tăng lương để tăng năng suất. Trong tình hình năng suất lao động thấp như hiện nay thì Chính phủ cần ưu tiên chi cho tăng lương.
"Đây không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà của nhiều đại biểu. Tái cơ cấu nền kinh tế mà không tái cơ cấu nhân lực, không bù đắp đủ chi phí cho con người, không làm cho con người có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động thì không có điều kiện tăng năng suất", Phó chủ nhiệm Lợi nhấn mạnh.
Chia sẻ với VnExpress trước đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ ra 4 nguyên nhân của thực trạng năng suất lao động thấp. Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp của Việt Nam chưa đến 20% trong khi của Singapore là gần 80%.
Thứ hai, công nghệ chủ yếu ở trình độ thấp, công nghệ cơ khí và sử dụng nhiều lao động. Lấy ví dụ cùng sản xuất một mặt hàng nhưng nhà máy của Trung Quốc sản xuất trên dây chuyền cơ giới hóa, tự động hóa thì chỉ cần ít lao động.
Thứ ba, trình độ quản lý lao động của Việt Nam kém. Người ở vị trí quản lý không có đủ kỹ năng nhận biết người này giỏi hơn thì thu nhập cao hơn mà tất cả mọi người đều cào bằng ở mức thu nhập như nhau. Như vậy thì người lao động không có động lực làm việc.
"Nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất ngạc nhiên là tại sao sau bao nhiêu năm một người được tuyển về năng suất lao động không tăng. Ví dụ vừa vào họ may được 20 sản phẩm thì 3 năm sau họ vẫn chỉ may được bằng đấy sản phẩm, không tăng", bà Hương nói.
Nguyên nhân thứ tư là sự luân chuyển lao động rất cao. Có thời điểm một nhà máy một ngày phải tuyển tới 500 người, cứ tuyển vào, đào tạo rồi công nhân lại đi, lại tuyển mới vào. Như thế, năng suất lao động không thể cao được.
Ông Cao Quang Đại, Vụ trưởng Kỹ năng nghề, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng, ngoài tiến bộ công nghệ, khoa học kỹ thuật thì thể trạng, sức khỏe, độ bền của người lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất.
Ông Đại dẫn chứng trong cuộc thi tay nghề khu vực ASEAN, xét về chuyên môn, Việt Nam bao giờ cũng đứng trong top 3, nhưng độ kéo dài, sức bền, làm việc cường độ lớn lại kém. Thiếu kỹ năng mềm cũng là điểm yếu lớn nhất của lao động Việt Nam. Giao tiếp không thành thục, truyền đạt thông tin kém, tuân thủ quy trình lao động không tốt, ngoại ngữ kém... đều dẫn đến giảm năng suất.
Quốc hội dự kiến sẽ thông qua Luật Dạy nghề sửa đổi trong kỳ họp này. Dự thảo luật nhấn mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo lao động thông qua các chương trình ưu đãi thuế.
Theo thống kê của ILO, tốc độ tăng của năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.
Nam Phương
Theo VNE
Lãnh đạo TP HCM truy nguyên nhân ngập "Làm việc tắc trách như thế này là có lỗi với dân lắm các đồng chí ơi", Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín nói khi truy vấn các sở, ngành nguyên nhân xuất hiện nhiều điểm tái ngập mà không đơn vị nào trả lời được. Cuộc họp bàn về giải pháp chống ngập cấp bách trên địa bàn giữa...