Phố chợ Gạo trứ danh Hà Nội xưa giờ thế nào?
Sau những biến động của thời cuộc, phố chợ Gạo trứ danh Hà Nội xưa bây giờ ra sao?
Phố Chợ Gạo là một phố dài dài 160 mét, gồm hai nhánh song song kéo dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Đào Duy Từ ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Đây là một trong những con phố có lịch sử đặc biệt nhất ở phố cổ.
Nơi phố tọa lạc vốn là cửa sông Tô Lịch cũ, chỗ sông Hồng tiếp nước cho sông Tô. Vì vậy có tên là giáp Giang Nguyên ( nguồn sông) thuộc thôn Hương Nghĩa, tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương cũ. Từ thuở xa xưa, vùng cửa sông này đã là nơi tụ họp của những hàng bán gạo.
Đến cuối thế kỷ 19 do cát sông Hồng bồi đắp nên cửa sông Tô Lịch bị lấp cạn. Người Pháp cho lấp sông để mở phố. Đoạn đầu khúc sông lấp trở thành một bãi đất trống rộng hình chữ nhật, nơi tập trung các mặt hàng ngũ cốc được chuyển đến bến sông Hồng. Chính quyền thuộc địa gọi bãi đất này là Place du Commerce – Quảng trường Thương mại.
Đến đầu thế kỷ 20, một khu chợ chuyên doanh về gạo thóc được xây dựng, gọi là chợ Gạo, hai trục phố song song bên chợ cũng được gọi là phố Chợ Gạo, và đây là phố duy nhất trong phố cổ gồm hai trục song song như vậy.
Người Pháp dịch trực tiếp tên phố Chợ Gạo thành tên tiếng Pháp là “Marché de la rue du Riz”. Tên phố Chợ Gạo được chính thức hóa từ năm 1945.
Trong nhiều thập niên, khu phố Chợ Gạo là trung tâm lúa gạo sầm uất bậc nhất Hà Nội. Ngoài hàng chục hộ kinh doanh lúa gạo, nơi đây còn có rất nhiều người hành nghề nhiều phu khuân vác gạo từ chợ đến các cửa hiệu ở phổ cổ và những người làm nghề hàng xáo (xay xát gạo).
Video đang HOT
Sau những biến động của thời cuộc, chợ Gạo trứ danh năm xưa giờ chỉ còn là hồi ức. Khu chợ gạo cũ đã chia thành hai, nửa nhìn ra đường Trần Nhật Duật được xây thành tòa nhà văn phòng bề thế, nửa sau thành các hàng quán, club…
Từ một trung tâm lúa gạo, phố Chợ Gạo đã trở thành một tụ điểm ấm thực và giải trí có tiếng, thu hút nhiều người trẻ và du khách trong phố cổ.
Chè chanh và chè đắng là hai thức uống dân dã làm nên “thương hiệu” cho phố Chợ Gạo thời hiện đại.
Một dấu tích gợi nhớ về quá khứ của phố Chợ Gạo là đình Hương Nghĩa ở góc Chợ Gạo – Đào Duy Từ, là ngôi đình của thôn Hương Nghĩa xưa. Trong đình thờ Cao Tứ (em Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương Thục Phán), sau này xây thêm điện thờ các Mẫu.
Ở đầu nhánh trên của phố Chợ Gạo có Trường tiểu học Trần Nhật Duật, xưa là Trường Ke (“Quai” tiếng Pháp nghĩa là “bờ sông”). Trong ngày toàn quốc kháng chiến, trường này đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa Việt Minh và Pháp và gần như sụp đổ hoàn toàn. Sau này trường được xây lại…
Một số hình ảnh khác về phố Chợ Gạo.
Quốc Lê
Theo kienthuc.net.vn
Người dân thích thú trước "tấm áo xanh biếc" của sông Tô Lịch
Chiều ngày 2/9 hàng chục người dân xung quanh TP.Hà Nội mang cần ra sông Tô Lịch đoạn chảy thuộc địa phận quận Cầu Giấy để câu cá, nhiều người qua đường tỏ ra thích thú trước "tấm áo xanh biếc" xuất hiện sau mưa của dòng sông này.
Sau đơt mưa keo dai, nươc sông Tô Lich (Ha Nôi) dâng lên cao, đăc biêt, như đươc nhuôm môt mau ao mơi, môt mau xanh băt măt. Điêu thu vi, trong dip nghi lê 2/9 vân xuât hiên nhiêu "cân thu" nghiêp dư trô tai "sat ca", lai co không it "khan gia" trâm trô chiêm ngương khung canh nay.
Doc hai bên bờ sông Tô Lich (đoan qua Câu Giây) trơ thanh "tu điêm" đua tai câu ca.
Hang loat "cân thu" thư tai sat ca trên sông Tô Lich.
Nươc sông Tô Lich sau nhưng ngay mưa bao dâng cao va khoac mau xanh tươi mơi.
Ung dung buông cân giưa môt chiêu nghi lê.
Nhưng chu ca đâu tiên đa căn câu.
Khu vưc nhôn nhip nhât cua cac "cân thu" biêu diên la khu vưc thư nghiêm lam sach nươc sông.
Ngươi dân kiên nhân hang giơ ôm cân chơ ca căn câu.
Không chi câu băng cân, ngươi dân con dung vo đê cât ca.
Nhiêu ngươi dân mang ca chai lươi ra quăng.
Ai cung câu đươc rât nhiêu ca to.
Mang theo thanh qua sau môt buôi buông cân vê nha.
Khan gia tâp trung theo doi tưng đông thai trên măt sông Tô Lich va không ngưng trâm trô trươc nhưng pha "sat ca".
Tuân Linh
Theo nguoiduatin.vn
Sau bão số 3, sông Tô lịch nước xanh biếc dịu mát thủ đô Sau những ngày mưa tầm tã, dòng sông Tô Lịch (Hà Nội) bỗng đổi màu xanh rêu lạ lẫm, giảm mùi hôi thối và trở nên thơ mộng như ngày xưa. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, Thủ đô Hà Nội đã có mưa lớn kéo dài, gây ngập úng cục bộ tại nhiều...