Phố Cáo- Nơi nguyên sơ đến lạ kỳ
Nằm ở thung lũng vùng cao Tây Bắc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Phố Cáo là một điểm du lịch không thể bỏ qua được khi ghé thăm cao nguyên Đá Đồng Văn.
Ở Phố Cáo, người dân tộc Mông chiếm đến hơn 90% có thể coi đây là địa bàn sinh sống của người Mông, do đó những đặc trưng văn hóa ở vùng đất này mang đậm bản sắc dân tộc người Mông. Ngoài người Mông, ở đây còn có các dân tộc khác cùng sinh sống như: dân tộc Dao, dân tộc Hán, dân tộc Pu Péo… Những người dân Phố Cáo phần lớn là người dân tộc cuộc sống còn nghèo khó tuy nhiên lại rất thân thiện. Họ chào đón những người khách lạ bằng những nụ cười ấm áp, luôn mở rộng cửa mời khách vào nhà chơi.
Không giống với các bản làng ở Sapa luôn có du khách nườm nượp ghé thăm, ở phố Cáo bình yên hơn hẳn, thi thoảng mới có khách du lịch hoặc các phượt thủ hoặc những nhà nhiếp ảnh gia ghé thăm.
Phần thì tò mò tìm hiểu về cuộc sống của bản làng nơi đây, phần thì thỏa chí chinh phục, còn phần thì muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp để làm đẹp cho cuộc đời. Nhưng cho dù bất cứ ai đến Phố Cáo với mục đích gì đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận nơi đây quá bình yên, quá êm đềm, quá hiền hòa và nhất là quá nguyên sơ.
Thiên nhiên thơ mộng hết chỗ nói. Điều làm nên vẻ đẹp của Phố Cáo mà du khách không khỏi mê mẩn khi tới nơi đây đó chính là những cánh đồng hoa tam giác mạch trải rộng bạt ngàn, uốn lượn khắp cả các triền đồi dãy núi.
Video đang HOT
Ôm trọn vào lòng mình, những cánh đồng hoa tam giác mạch bao bọc các ngôi nhà nhỏ nằm e ấp nép mình bên sườn núi làm nên một bức tranh phong cảnh hữu tình, đẹp và thơ mộng như trong truyện thần tiên.
Những ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa thung lũng hoa tam giác mạch đó được gọi là nhà trình tường. Kiến trúc làm nên ngôi nhà này cũng hết sức độc đáo làm nên một nét rất riêng của người dân tộc Mông nói chung và Phố Cáo nói riêng.
Những dãy tường hàng rào, tường nhà đều được dựng lên bởi các tảng đá lớn lấy sẵn từ cao nguyên đá Đồng Văn về, xếp thành từng khối rất rắn chắc và kiên cố để có thể chống chịu trước thiên tai thời tiết.
Về độ bền của những ngôi nhà này cũng là điều tò mò của bao nhiêu kiến trúc sư, vì để càng lâu, trải qua sức tàn phá của tự nhiên thì những ngôi nhà bằng đá này càng bền vững, keo sơn.
Mặc dù được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như đá, mái nhà và các trụ cột trong nhà được làm bằng gỗ, tường nhà bằng đất trộn với rơm rạ và thậm chí có cả những ngôi nhà hai tầng nhưng qua năm tháng, những kiến trúc này vẫn bền vững với thời gian và nó như tái hiện một bức tranh sống động của quá khứ.
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Sắc hoa quyến rũ trên cao nguyên đá
Cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) còn là xứ sở của các loài hoa như hoa đào, hoa lê, hoa bạc hà, hoa tam giác mạch...
Trong muôn sắc hoa, hoa tam giác mạch là loài hoa có sức quyến rũ nhất mà đất trời đã ban tặng cho bản làng vùng cao cực Bắc của Tổ quốc.
Mùa hoa tam giác mạch.
Đồng bào các dân tộc ít người vùng cực Bắc như Mông, Dao, Lô Lô, Pu Péo... từ lâu đã gắn bó với cây hoa tam giác mạch. Nó chính là cây lương thực được bà con gieo trồng ở các cánh đồng, ruộng bậc thang hay nương đá tai mèo. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô nên gọi là mạch, hạt có hình tam giác, vì vậy nó có tên gọi là hoa tam giác mạch.
Đường về bản ngập màu tam giác mạch.
Trong những đêm đông lạnh giá, bên bếp lửa, người già vẫn thường kể cho con cháu nghe về câu chuyên một loại hoa nở vào cuối mùa thu. Truyện kể rằng, ngày xưa, trên trời có hai nàng tiên Gạo và Ngô. Hàng năm, đông qua xuân tới nàng tiên Gạo và nàng tiên Ngô lại xuống hạ giới gieo hạt. Khi hạt ngô, hạt thóc gieo xong mày trấu mày ngô còn lại, hai nàng tiên không biết làm gì bèn đổ vào khe núi.
Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt, người người thu hái về ăn. Khi hạt lúa, hạt ngô đã hết mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng. Chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm, mọi người họp nhau lại để chia nhau đi khắp núi rừng tìm cái ăn. Khi tìm đến khe núi, mọi người đều ngỡ ngàng trước một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi này sang núi bên kia.
Nhìn kỹ thì thấy những đốm hạt hình tam giác ẩn nấp khá kín đáo dưới hoa. Khi hoa tàn, những chiếc hạt trở thành màu đen nhánh, trong đó có chứa nhiều tinh bột màu trắng. Mọi người mang về lấy bột ăn thử thì thấy nó ngon không kém gì ngô và gạo. Từ đó, cái bụng dân bản không còn bị đói nữa.
Chiếc vương miện của em.
Hoa tam giác mạch trong vườn nhà.
Thời gian sinh trưởng của hoa tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12. Đồng bào thu hạt vào tháng 11 đến tháng 12. Hoa tam giác mạch thay đổi sắc màu theo thời tiết và chu kỳ sinh trưởng. Lúc mới đơm bông hoa có màu trắng, khi giữa mùa thì có màu hồng nhạt, khi bông già thì có màu hồng, màu đỏ. Hoa tam giác mạch không thơm, sắc hoa thay đổi theo thời gian, từ trắng đến phơn phớt hồng, chuyển sang màu tím. Lễ hội hoa tam giác mạch được tổ chức hàng năm trên cao nguyên đá Đồng Văn và một số địa phương khác của tỉnh Hà Giang để du khách đến đây khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa các dân tộc.
Nguồn: langvietonline.vn
Theo vanhien.vn
Đường hầm cúc núi nở trắng xóa như lạc vào cổ tích Giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 là khoảng thời gian hoa cúc núi nở rộ trắng xóa ở ngoại ô Chiang Mai (Thái Lan), cách trung tâm thành phố khoảng 35 km. Ảnh: Somewhere Someone. Không nổi tiếng như dã quỳ, anh đào, tam giác mạch... cúc dại lặng lẽ nở rộ khắp ngọn đồi ở trang trại Mon View Ngam, Thái...