Phổ biến luật pháp, chính sách bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới
Ngày 27/5, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình truyền thông cập nhật về luật pháp, chính sách về bình đẳng giới cho khoảng 150 đại biểu.
Thực hiện bình đẳng giới về chính trị, nữ giới Việt Nam có tổ chức chính trị riêng, đó là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, phong phú bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Ảnh minh họa: Đặng Tuấn/TTXVN
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ, có gần 2 phụ nữ (gần 63%) đã từng chịu một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như: kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời. Tuy nhiên, hơn 90% phụ nữ bị bạo lực tình dục hoặc/ bạo lực thể xác do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền. Không chỉ với phụ nữ, bạo lực gia đình với trẻ em cũng diễn ra phổ biến. Trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại.
Những số liệu và các vụ việc trên cho thấy, sự tồn tại và mức độ ảnh hưởng mọi mặt của hành vi bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em Việt Nam hiện nay, yêu cầu các ngành, các cấp cần có những giải pháp hành động ngay nhằm chung tay giải quyết tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Một giải pháp quan trọng là tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của toàn xã hội về thực hiện bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ định kiến giới và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại, đảm bảo môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Phát biểu khai mạc chương trình, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ: “Thông qua sự kiện này, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, gia đình và cộng đồng để phát huy vai trò, trách nhiệm và tính chủ động trong hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em; hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh không bạo lực, một cộng đồng an toàn, bình đẳng cho tất cả mọi người. Chung tay hành động là giải pháp hữu hiệu để chúng ta chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.
Video đang HOT
Thông qua các vở kịch tình huống và thảo luận chuyên sâu, các đại biểu cùng tìm hiểu, thảo luận về những điểm mới trong luật pháp, các chính sách liên quan về bình đẳng giới và bạo lực giới. Điển hình là Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình truyền thông quốc gia về bình đẳng giới tới năm 2030; Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women nhấn mạnh: “Những chính sách, luật pháp này là cơ sở cho các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam trong thời gian 5-10 năm tới. Việc cập nhật chính sách, luật pháp mới cho các bên liên quan là rất quan trọng để đảm bảo việc thực thi hiệu quả trong đời sống hàng ngày của người dân thay vì chỉ là hình thức trên giấy tờ”.
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ dự án “ Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam 2021-2025″ do UN Women, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện dưới sự tài trợ của Chính phủ Australia.
Chồng đánh vợ sẽ phải 'lên phường', cấm tiếp xúc phạm vi 50 m
Chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình có thể bị yêu cầu lên trụ sở công an xã làm việc, bị cấm tiếp xúc trong 3 ngày mà nạn nhân không cần phải viết đơn.
Chiều 27.5, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV, trình bày tờ trình về dự án luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo bổ sung quy định mới về "buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình" và quy định "yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình" (các điều 31, 32 dự thảo).
Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng trình bày dự án luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi. Ảnh GIA HÂN
Theo Bộ trưởng Hùng, việc bổ sung quy định mới này nhằm khắc phục bất cập thời gian qua là người có hành vi bạo lực gia đình không chấp hành chấm dứt hành vi bạo lực khi có yêu cầu, mặt khác, việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an cấp xã còn là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình tiếp diễn, vừa bảo đảm tính răn đe, giáo dục người có người có hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
Cụ thể, dự thảo luật quy định khi được phân công giải quyết vụ việc bạo lực gia đình, công an cấp xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc để làm rõ thông tin và giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.
Trường hợp không đến thì công an cấp xã có trách nhiệm đưa người được yêu cầu về trụ sở. Thời gian yêu cầu đến trụ sở công an xã không quá 6 giờ cho mỗi lần yêu cầu.
Sẽ bị cấm tiếp xúc khi có yêu cầu
Một điểm mới khác, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, dự thảo luật bỏ quy định người bị bạo lực gia đình phải viết đơn đề nghị áp dụng cấm tiếp xúc để thay bằng quy định "yêu cầu" để vừa bảo đảm tôn trọng quyền của người bị bạo lực gia đình vừa giảm thủ tục hành chính "viết đơn" gây khó khăn cho người bị bạo lực gia đình.
Theo dự thảo luật mà Chính phủ trình, người có hành vi bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian thực hiện cấm tiếp xúc.
Cụ thể, dự thảo luật quy định, chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 3 ngày khi người bị bạo lực gia đình có yêu cầu và hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực.
Dự thảo cũng quy định, người bị cấm tiếp xúc phải giữ khoảng cách với người bị bạo lực gia đình trong suốt thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc từ 50 m trở lên, trường hợp có vật ngăn cách bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình thì không áp dụng khoảng cách tối thiểu.
Trong trường hợp tòa án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự liên quan đến người bị bạo lực gia đình thì có thể quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, kể từ sau khi luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ 2008, công tác này có nhiều kết quả, song bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường.
Theo số liệu thống kê của Bộ VH-TT-DL tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh, thành, trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục.
Chính phủ yêu cầu tăng cường thanh tra việc dự toán, quyết toán chi phí quản lý BHXH Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện dự toán, quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện. Bà Trần Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội...