Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Tăng cường phòng chống tham nhũng cả ở khu vực công, ngoài Nhà nước
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Ban Chỉ đạo Chương trình 10-CTr/TU cần bổ sung yếu tố thực thi pháp luật, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và tăng cường các giải pháp trong thực hiện PCTN cả ở khu vực công đến ngoài Nhà nước…
Chiều 28/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến – Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 10-CTr/TU về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025″ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để thông qua dự thảo Chương trình số 10-CTr/TU và các văn bản quy định về phân công, kế hoạch và chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận cuộc họp.
Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe Tờ trình xây dựng Chương trình số 10-CTr/TU; dự thảo Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác PCTN; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025″. Nghe Tờ trình xem xét ký Quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo; quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và một số nội dung khác.
Dự thảo chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác PCTN; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025″ đã nêu những quan điểm, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm triển khai Chương trình số 10-CTr/TU trong 5 năm (2021-2025). Trong đó, xác định mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô trong công tác PCTN.
Một số chỉ tiêu quan trọng được nêu tại dự thảo: 100% kết luận thanh tra kinh tế – xã hội, thanh tra chuyên ngành khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng phải được chuyển đến cơ quan điều tra để xử lý theo định của pháp luật; 90% trở lên các tin báo, tố giác về tội phạm tham nhũng được giải quyết kịp thời; 100% các vụ án về tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp phải được điều tra, truy tố, xét xử kịp thời; 100% không xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm; 100% vụ tham nhũng được giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, ngay sau khi Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII kết thúc, Thường trực Thành uỷ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của TP khẩn trương xây dựng nội dung dự thảo 10 chương trình để sớm trình Thường trực, Ban thường vụ Thành uỷ và Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đồng thời, hoan nghênh Ban Nội chính Thành uỷ đã khẩn trương xây dựng và hoàn thiện bước đầu nội dung dự thảo theo đúng yêu cầu và lưu ý các quan điểm, mục tiêu trong dự thảo Chương trình số 10 phải bám sát theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013 – 2020.
Cho ý kiến cụ thể vào dự thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, nội dung ở trong các phần của dự thảo cần kỹ hơn. Đồng thời phải có các con số, chỉ tiêu để so sánh với chỉ tiêu của khoá XVI và làm cơ sở đề ra các chỉ tiêu của khoá XVII.
Đối với các mục tiêu, yêu cầu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, dự thảo phải gắn công tác PCTN với công tác xây dựng Đảng; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, lâu dài và thước đo trong đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị.
Video đang HOT
Thống nhất với 8 nhóm giải pháp về PCTN nêu trong dự thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Ban Chỉ đạo cần bổ sung yếu tố thực thi pháp luật, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và tăng cường các giải pháp trong thực hiện PCTN cả ở khu vực công đến ngoài Nhà nước. Để làm được thì từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch, chuyên đề cụ thể để triển khai.
“Chương trình số 10-CTr/TU là giải pháp để thực hiện các chương trình khác nên các đơn vị cần tham mưu để có quy chế mẫu. Đồng thời, giao đặt hàng cho một số đơn vị để có chuyên đề cụ thể để thực hiện cho chương trình này. Bởi đây là sản phẩm để bổ sung và giúp thực hiện tốt chương trình” – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh.
Thủ tướng: "Chúng ta cùng nhau tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trong gần 5 năm"
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.
Sáng 28/12, Hội nghị Chính phủ với các địa phương chính thức khai mạc với quy mô toàn quốc. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sự kiện không chỉ tổng kết năm 2020 mà còn nhìn lại cả 4 năm trước đó.
Riêng năm 2021, Thủ tướng cho biết, các chỉ tiêu cho năm 2021 đã được cân đối, tính toán trên nhiều yếu tố. Tình hình có nhiều thách thức, song Chính phủ quyết tâm điều hành để nâng tăng trưởng GDP thêm 0,5 điểm phần trăm trong năm 2021.
Nhớ lại 5 năm trước, khi Chính phủ bắt tay vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Sau 5 năm nhìn lại, đất nước ta thực sự tốt đẹp hơn bao giờ, tăng trưởng cao, mọi người dân được hưởng thành quả phát triển, niềm tin được củng cố... Chúng ta đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trên trường quốc tế và khu vực, tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Riêng năm 2020, dưới tác động của COVID-19, nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương, dịch bệnh được kiểm soát, bảo đảm an sinh xã hội. Đến thời điểm này, chúng ta đã đạt được mục tiêu kép trong phòng chống COVID-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng cũng được Đảng, Nhà nước đẩy mạnh.
"Mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua", Thủ tướng nói.
Năm 2020 phải được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với tương lai đất nước không ngừng được củng cố và nâng cao. Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết, "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu"; tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam.
Bằng quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, chúng ta đã cùng nhau tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trong gần 5 năm, trên một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định.
Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Thủ tướng nhấn mạnh, tăng trưởng bao trùm hơn rất nhiều. Tăng trưởng kinh tế cả nước có sự đóng góp từ tăng trưởng ấn tượng của nhiều địa phương mới nổi, đây là nhân tố truyền cảm hứng khác cho nhiều địa phương khác vượt lên chính mình. Tăng trưởng cũng không phụ thuộc nhiều vào riêng thành phần kinh tế nào.
Việt Nam không chỉ thành công về kinh tế mà còn đạt nhiều tiến bộ nhanh chóng về xã hội. Việt Nam đã tạo ra hơn 8 triệu việc làm, thu nhập và mức sống người dân ngày càng tăng lên...
Bất luận trong hoàn cảnh nào, Chính phủ đều nhận diện những hạn chế, khó khăn, như tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, đời sống của một bộ phận người dân chưa được bảo đảm, mặt bằng thu nhập còn thấp, khu vực doanh nghiệp nhìn chung còn khó khăn, sức cạnh tranh thấp, những nút thắt về hạ tầng, nguồn nhân lực... Chất lượng giáo dục, y tế nhìn chung còn nhiều bất cập. Thủ tướng cũng nhắc tới những vấn đề sát sườn với người dân như tai nạn giao thông, cờ bạc, ma túy, ô nhiễm môi trường...
Nhắc tới những thay đổi hiện nay trong bối cảnh thế giới và thời đại, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam chưa thể trong nhóm đứng đầu thế giới về thu nhập, nhưng hoàn toàn có thể đi đầu trong một số lĩnh vực. Thủ tướng tin tưởng, những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc sẽ giúp làm nên thành công, như cha ông ta đã đứng vững trước mọi thiên tai, đẩy lùi mọi cuộc xâm lược, giúp chúng ta đạt được những thắng lợi trong 35 năm đổi mới.
Hơn lúc nào, đây là thời điểm củng cố niềm tin, nền kinh tế, đất nước ta đang tiến nhanh về phía trước và chắc chắn dân tộc ta sẽ tiến nhanh hơn nữa về phía trước. Chúng ta không được chủ quan, chúng ta còn có thể làm tốt hơn nữa, Thủ tướng nhấn mạnh.
Hội nghị đánh giá, tổng kết lại 1 năm đã qua, nhìn lại cả chặng đường 5 năm và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành các mục tiêu phát triển trong năm 2021 cũng như các năm tiếp theo.
Dự kiến trong sáng nay, sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc, Hội nghị sẽ nghe Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; dự kiến phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Tiếp đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo tóm tắt kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2020 và 5 năm 2016-2020.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giới thiệu Dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giới thiệu Dự thảo Nghị quyết 02 của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Sau khi nghe các báo cáo nói trên và ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Hội nghị cũng xem xét các Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Báo cáo kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng năm 2020; Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng năm 2020; Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử 2019 - 2021, định hướng 2025...
Chính phủ sẽ tiếp thu các ý kiến tại Hội nghị, hoàn thiện các văn bản, báo cáo, nhất là dự thảo Nghị quyết 01 để ban hành và tập trung thực hiện ngay từ ngày đầu tiên của năm 2021 với quyết tâm đạt kết quả cao nhất, tạo cơ sở, nền tảng cho cả giai đoạn 5 năm tới (2021-2025).
Hà Nội tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng Sáng 23/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng (2013-2020) trên địa bàn thành phố Hà Nội; tổng kết công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm...