Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội: Làm nông thôn mới phải kiên trì, bền bỉ
Các cơ quan, đơn vị cần quán triệt tinh thần xây dựng nông thôn mới (NTM) phải kiên trì, bền bỉ và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh như vậy về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Chương trình 02.
3 xã đạt NTM nâng cao
Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 02 tại hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 tổ chức mới đây, ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, hiện thành phố đã hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ xuân và đang tập trung cho vụ mùa.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019, diễn biến tình hình rất phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của các hộ chăn nuôi, làm mắc bệnh và phải tiêu hủy 481.649 con lợn (chiếm 25,7% tổng đàn) với trọng lượng 33.151 tấn. Đến nay, có 68 xã, phường thuộc 17 quận, huyện, dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình nông nghiệp ở huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Về kết quả xây dựng NTM, toàn thành phố đã có 325/386 xã (chiếm 84,2%) và 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức) được công nhận đạt chuẩn NTM; 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung (huyện Đan Phượng) đạt chuẩn NTM nâng cao.
Theo ông Mỹ, thành phố đang chỉ đạo 2 huyện Gia Lâm, Quốc Oai hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2018; chỉ đạo huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM…
Video đang HOT
Tại hội nghị, 12 ý kiến tham luận của các huyện, thị xã, sở, ngành đã chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, đồng thời đề xuất, kiến nghị thành phố tháo gỡ khó khăn trong thực hiện.
Nhiều cách làm hay
Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhận xét, 6 tháng đầu năm 2019, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Thành phố đã phải chi hơn 1.000 tỷ đồng cho công tác hỗ trợ ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, chưa kể thiệt hại của người chăn nuôi và công sức của lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh…
Với sự vào cuộc quyết liệt từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là sự tham gia tích cực của nhân dân, Chương trình 02 đã đạt được những kết quả tích cực.
“Trong xây dựng NTM, nhiều địa phương đã có cách làm hay như: Phát triển NTM gắn với tiêu chí trở thành quận ở huyện Đông Anh; đưa nước sạch về nông thôn ở các huyện. Hay trong sản xuất, Hà Nội đã có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 134 mô hình liên kết…” – bà Hằng dẫn chứng.
Trong 6 tháng cuối năm, bà Hằng yêu cầu các địa phương tập trung quyết liệt công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục duy trì và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu hàng nông sản…
Về việc kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố phấn đấu tổ chức đánh giá xếp hạng từ 300 sản phẩm trở lên. 100% cán bộ quản lý chương trình OCOP cấp thành phố, huyện, xã được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành.
Trong xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các sở, ngành, các huyện, thị xã tập trung tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy; tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân về xây dựng NTM. Thành phố phấn đấu năm 2019 có thêm 30 xã đạt chuẩn NTM, 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Theo Danviet
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu thuế bền vững
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để người nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Chiều 8/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu Đoàn kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về "Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020" làm việc tại Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Báo cáo với đoàn kiểm tra, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Mai Sơn cho biết, thực hiện Chương trình 03-Ctr/TU của Thành ủy, Cục Thuế Hà Nội đã phổ biến, quán triệt đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức toàn sở; cụ thể hóa thành các đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời chú trọng kiểm tra, giám sát...
Cụ thể, Cục Thuế Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong Tổng cục Thuế đã hoàn thành sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của các phòng thuộc Cục Thuế. Sau sắp xếp giảm 3 phòng so với trước, cơ cấu lại một số phòng để đảm bảo cơ quan thuế hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời Cục đang triển khai kế hoạch tinh gọn các Đội Thuế thuộc Chi cục Thuế, dự kiến giảm từ 312 Đội thuế xuống còn 268 Đội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi kiểm tra. (Ảnh:TA)
Đảng ủy Cục Thuế Thành phố quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối, phong cách làm việc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ của công chức. Đã xây dựng phương châm của ngành Thuế là "Tận tâm lắng nghe- Tận tình hướng dẫn- Tận tụy giải quyết".
Cục Thuế Hà Nội luôn là đơn vị tiên phong trong cả nước thực hiện chương trình cải cách hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thanh - kiểm tra thuế phục vụ tốt người nộp thuế. Cụ thể, kê khai thuế qua mạng đạt 98,11%; tỷ lệ tiền thuế nộp điện tử đạt khoảng 95%; hiện người nộp thuế chỉ mất 117 giờ/ năm để thực hiện các thủ tục về thuế, đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu 121,5 giờ/năm Chính phủ giao...
Cùng với đó, Cục Thuế Hà Nội đã triển khai Đề án "Đánh giá sự hài lòng của Người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội" trong năm 2017, năm 2018 nhằm đánh giá được mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với việc thực hiện thủ tục hành chính thuế; luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế, chủ động tiếp xúc và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp... Tăng cường các biện pháp thu nhằm tăng thu ngân sách nhà nước, kiểm soát, hạn chế việc nợ thuế, trốn thuế...
Sau khi nghe ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu và thành viên đoàn kiểm tra, kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá, với đặc thù là cơ quan quan chuyên môn có các nhiệm vụ chính trị, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, Đảng ủy và Lãnh đạo Cục Thuế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, công tác xây dựng Đảng, tăng cường cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thuế. Do đó, các nhiệm vụ chuyên môn của Cục Thuế nói chung cũng như những nhiệm vụ của Cục Thuế được giao tại Chương trình 03 được thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học, sáng tạo, có nhiều đổi mới. So với cả nước, Cục Thuế Hà Nội được ghi nhận là có nhiều cải cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, đóng góp quan trọng cho thu ngân sách quốc gia và cải cách của ngành Thuế Việt Nam.
Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng cho rằng, trong Chỉ số PCI, có 2 chỉ tiêu thành phần liên quan trực tiếp đến ngành Thuế Hà Nội vẫn chưa trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước là "Thỏa thuận khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng" xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố; "Số giờ trung vị cho mỗi cuộc làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế" xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố; nợ đọng thuế vẫn còn khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng; cơ cấu thu ngân sách vẫn thể hiện yếu tố thiếu tính bền vững (thu từ sản xuất kinh doanh không đạt dự toán, chỉ bằng 84,1%)....
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị, cơ quan thuế cần tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng, triển khai thực hiện các nghị quyết Trung ương, Thành uỷ về xây dựng Đảng, gắn Nghị quyết Trung ương 4 với Chỉ thị 05 và đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp và đạo đức tác phong của cán bộ thuế; tiếp tục quan tâm xử lý nợ đọng, đảm bảo nợ đọng không vượt quá 5% thu ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các Sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn. Rà soát toàn bộ các khoản phải thu để có biện pháp thu cụ thể cho từng khoản. Phấn đấu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hoàn thành nhiệm và hoàn thành vượt chỉ tiêu nhiệm vụ thu ngân sách.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để người nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế; giảm chi phí cho người nộp thuế khi thực hiện các quy định về pháp luật thuế./.
Trung Anh
Theo ĐCSVN
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng: Huy động đa dạng nguồn lực xây dựng nông thôn mới Sáng 14/2, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã đi kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" tại huyện Phú Xuyên. Cùng dự có Phó Chủ tịch...