Phó Bí thư huyện An Lão bị cách chức vì để xảy ra nhiều sai phạm
Nguồn tin của Dân trí trưa nay (20/1) cho biết, sáng cùng ngày, Thành ủy Hải Phòng đã chính thức công bố kết luận về những sai phạm của ông Nguyễn Văn Thông , Phó Bí thư, Chủ tịch huyện An Lão cùng một số cán bộ thuộc UBND huyện An Lão.
Dự án chống sạt, chưa thấy chống sạt đâu, chỉ thấy núi bị nhà thầu đào khoét không thương tiếc để vận chuyển đất ra ngoài bán – là một trong những sai phạm bị Thành ủy xem xét.
Cụ thể theo kết luận của Thành ủy Hải Phòng, trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Thông với cương vị Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện An Lão đã để xảy ra một số sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên và thi tuyển công chức.
Từ những sai phạm trên, Thành ủy Hải Phòng đã quyết định kỷ luật về Đảng, cách chức Phó Bí thư Huyện ủy đối với ông Nguyễn Văn Thông.
Nguồn tin này cũng cho biết, sau khi kỷ luật về Đảng, cách chức Phó Bí thư Huyện ủy, cac cơ quan chưc năng cua TP Hải Phòng sẽ tiếp tục xem xét xử lý về mặt chính quyền đối với ông Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch UBND huyện An Lão cùng một số cán bộ thuộc UBND huyện An Lão.
An Nhiên
Theo Dantri
Hơn 100 người bị cô lập suốt 5 ngày vì lũ lịch sử, sạt lở đất
Sau khi bão số 12 càn quét, tiếp đó là 2 trận lũ liên tiếp chỉ trong vòng 1 tuần đã khiến nhiều vùng quê tại Bình Định hoang tàn. Hiện tình trạng sạt lở, nước lũ vẫn đang chia cắt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này.
Video đang HOT
Chiều tối 8/11, ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão (Bình Định), cho rằng năm nay lũ ở huyện An Lão kéo lên mức độ báo động lịch sử, lớn hơn các năm trước đó.
Sạt lở đất ở xã An Nghĩa (huyện An Lão, Bình Định) khiến người dân đang trong tình trạng khốn đốn (ảnh Hữu Bá - Đài PTTH huyện An Lão).
"Đã hơn 5 ngày qua, 37 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu tại thôn 3 (xã An Nghĩa) vẫn bị cô lập do sạt lở đất. Địa phương đã huy động phương án bốn tại chỗ, sẵn sàng cung ứng lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân khi có tình huống khẩn cấp xảy ra", ông Lâm cho biết.
Theo ông Lâm, thống kê sơ bộ ban đầu, huyện có khoảng 5 điểm sạt lở ta luy dương trên đường từ trung tâm xã vào các thôn. Trong đó, có 2 điểm sạt lở rất nặng với khối lượng đất ước tính vài ngàn khối, nhiều tảng đá to có thể tích lớn trượt từ ta luy dương cao 20m sập đổ xuống đường đi. Tổng toàn tuyến sạt lở với chiều dài khoảng 300m, khối lượng đất đá trên 5.000 m3.
Đặc biệt, nhiều điểm ta luy âm, gần 100m mặt đường cũng bị nước lũ gây sạt lở, xói mòn khiến 37 hộ dân người đồng bào Hre hiện vẫn bị cô lập hoàn toàn. Đây là thôn đặc biệt khó khăn nhất của xã An Nghĩa (100% hộ dân là hộ nghèo)...
Cầu An Liên nối 2 xã An Nghĩa và An Vinh bị lũ cuốn sập 3 nhịp, hiện lực lượng chức năng đang làm tạm cầu khỉ cho người dân đi tạm (ảnh Hữu Bá).
Ngoài ra, có 3 nhịp cầu (18m) của cầu An Liên là tuyến huyết mạch qua hai xã An Nghĩa và An Vinh bị lũ cuốn sập, gây cô lập giao thương qua lại của 2 xã này.
"Hiện địa phương đang đổ đá để bên cầu, làm cầu khỉ để người dân qua lại tạm, chờ nước rút sẽ có phương án cầu tạm sau. Ở 2 điểm cô lập trên, địa phương rất khó để khắc phục hiện phải trông chờ vào phương án của UBND tỉnh", ông Lâm nói.
Trong khi đó, tại huyện Hoài Ân, mưa lũ đã khiến 24 nhà sập, nhà tốc mái, 2.740 nhà bị ngập nước và thiệt hại nặng nề về nông nghiệp.
Sạt lở núi khiến người dân xã An Dũng, huyện An Lão, Bình Định khốn khổ (ảnh Hữu Bá)
Tại huyện Tuy Phước, có 107 nhà sập, 62 nhà tốc mái và 2.676 nhà ngập chìm trong nước, hàng loạt trường học bị hư hỏng.
Đặc biệt, đến ngày 8/11, nước lũ vẫn gây ngập nhiều địa phương khu Đông huyện Tuy Phước khiến hơn 17.000 học sinh của 32/58 trường từ bậc mầm non đến THCS chưa thể đến trường.
Theo bà Hoàng Ngọc Tố Nương - Phó trưởng Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phước, hiện Phòng GD-ĐT huyện triển khai và cùng lực lượng chức năng địa phương để khắc phục hậu quả, nhanh chóng tổ chức dạy bù cho những ngày học sinh phải nghỉ học.
Đến chiều 8/11, đường dẫn vào thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh (huyện Phù Cát, Bình Định) vẫn bị ngập nặng phải di chuyển bằng ghe.
Đến chiều 8/11, nước lũ đang rút chậm, nhưng 4 xã khu Đông huyện Tuy Phước vẫn trong tình trạng ngập nước.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Định, đến 17h chiều ngày 8/11, toàn tỉnh ghi nhận 7 trường hợp chết, 5 người mất tích; 151 nhà sập, 790 nhà hư hỏng, tốc mái, 15.439 nhà ngập nước, 4.250 giếng bị ngập.
Hiện tại, vẫn còn 1.050 hộ bị ngập nước ở 5 xã: Cát Chánh (huyện Phù Cát); Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng (huyện Tuy Phước).
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định Hà Huy Trung trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ thôn Huỳnh Giản, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước).
Mưa lũ kiến 1.088 ha lúa, 747 ha hoa màu bị ngã đổ, ngập nước, 27ha sa bồi thủy phá, 1.419 con gia súc, 9.365 con gia cầm bị chết, 75 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi, 17 ha nuôi tôm bị thiệt hại; 20 tàu bị chìm, 1 tàu bị cuốn trôi (chưa tính 8 tàu hàng bị chìm, 2 tàu bị mắc cạn tại khu vực cảng Quy Nhơn); sạt lở 17.425 m3 trên QL1D, tuyến đường liên huyện bị sạt lở, 23 cầu hư hỏng, 3 cầu cuốn trôi, nước ngập chia cắt một số khu vực... Tổng con số thiệt hại ước khoảng 655 tỷ đồng.
Doãn Công
Theo Dantri
Kiên Giang: Sếp chi cục thuỷ sản bị tố nhận thu nhập "khủng" 6 cán bộ, nhân viên bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang Lê Hoàng Khải, 3 Phó Chi cục trưởng và 2 lái xe được cho là đã "ngốn hết" gần 634 triệu đồng tiền thu nhập tăng thêm khiến nhiều người bất bình. Báo điện tử Dân Việt vừa nhận được đơn tố cáo nhiều sai phạm nghiêm...