Phó bí thư Hà Nội: TP không thể tiếp tục kéo dài giãn cách
Ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh xét nghiệm diện rộng và bao phủ vaccine sẽ là hai mục tiêu chính giúp Hà Nội thực hiện lộ trình nới lỏng từng bước.
Tại tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh của VTV tối 12/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trả lời về công tác chống dịch cũng như định hướng nới lỏng giãn cách xã hội trong thời gian tới của TP.
Theo ông Phong, tình hình dịch tại Hà Nội cơ bản được kiểm soát. Song, dẫn lời chuyên gia, ông Phong cho rằng nguy cơ bùng phát dịch ở Hà Nội luôn thường trực. Qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng và sàng lọc ho sốt, TP vẫn phát hiện thêm các ca F0. Chiều hướng ca bệnh có giảm nhưng số liệu cho thấy chưa bền vững.
Bên cạnh đó, dịch bệnh xâm nhập vào khu công nghiệp, chuỗi cung ứng, siêu thị, chợ đầu mối. Lực lượng giao hàng, lái xe đường dài phát hiện nhiễm virus có chiều hướng tăng khi lượng người đổ ra đường hàng ngày ở Hà Nội vẫn ở mức cao.
“Nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn TP vẫn ở mức cao và có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu chúng ta lơi lỏng các biện pháp phòng chống dịch”, Phó bí thư Hà Nội nói.
Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Ảnh: H.T.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh TP không thể cứ tiếp tục giãn cách kéo dài thêm nữa, mà cần những giải pháp mạnh, quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn. “Đó chính là vaccine, xét nghiệm diện rộng để tầm soát và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng”, ông Phong nói.
Nhìn nhận tình hình dịch bệnh hiện tại, ông nói Hà Nội rất khó bóc tách hoàn toàn F0 ra khỏi cộng đồng. Dù vậy, TP cần xác định cố gắng bóc tách ở mức độ cao nhất, triệt để nhất có thể bằng xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Về lộ trình nới lỏng, ông Nguyễn Văn Phong cho biết TP đang tính đến nới lỏng ở vùng vàng, nơi tập trung các khu công nghiệp, khu kinh doanh, sản xuất lớn. Vùng vàng sẽ được nới lỏng một số hoạt động, đáp ứng việc phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
“Việc này sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho người dân cũng như nguồn thu ngân sách cho TP, một mặt bảo vệ an toàn các khu công nghiệp, sản xuất. Còn lại các nơi khác có điều kiện nới lỏng giãn cách thì từng bước khôi phục lại sản xuất kinh doanh”, ông Phong nói và cho biết TP sẽ phân quyền chủ động cho từng địa phương để ra quyết sách phù hợp.
Sau ngày 6/9, Hà Nội chia 3 phân vùng giãn cách xã hội để vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất. Vùng 1 có nguy cơ rất cao (tập trung ở nội đô) tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng (khu vực ngoại thành) áp dụng biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Tính từ ngày 29/4 đến 12/9, CDC Hà Nội ghi nhận 3.780 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Những hoạt động nào được mở lại ở Bắc Ninh từ 13-9?
Từ 6h sáng 13-9, tỉnh Bắc Ninh cho phép nhà hàng ăn uống mở cửa trở lại, trong khi quán rượu, quán bia chỉ được phép bán mang về và không được tổ chức xem bóng đá tập trung.
Với chợ đầu mối, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu tất cả người trên xe phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm có kết quả - Ảnh: THẢO DƯƠNG
Thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh cho hay chủ tịch tỉnh Nguyễn Hương Giang có ý kiến cho phép một số loại hình kinh doanh dịch vụ hoạt động trở lại trên địa bàn thực hiện chỉ thị 19 và trạng thái bình thường mới từ 6h ngày 13-9.
Tuy nhiên, không được hoạt động quá 21h hàng ngày.
Cụ thể, cơ sở cắt tóc, gội đầu không tập trung quá 10 người trong cùng một thời điểm. Dịch vụ ăn uống trong nhà phải đảm bảo khoảng cách, có tấm chắn giữa người với người, khách ngồi không quá 50% chỗ. Nhà hàng rượu, quán rượu, quán bia, hàng bia hơi chỉ được phép bán hàng mang về, không được tổ chức xem bóng đá tập trung.
Tỉnh Bắc Ninh lưu ý chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải yêu cầu khách hàng tuân thủ 5K, khai báo y tế, lập danh sách, kiểm soát, đối chiếu thông tin khách hàng hàng ngày.
Bên cạnh đó, các trung tâm ngoại ngữ đảm bảo các điều kiện phòng dịch, chia lớp thành nhiều ca học, mỗi ca không quá 10 người học. Những hoạt động thể dục thể thao trong nhà tổ chức không quá 10 người và ngoài trời không quá 20 người.
Xe taxi được phép hoạt động trong nội bộ tỉnh (trừ địa bàn đang cách ly y tế vùng và áp dụng chỉ thị 16).
Hoạt động kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè, bán hàng rong, chợ cóc bị nghiêm cấm. Chợ tạm vẫn được hoạt động nhưng chỉ cho phép người bán hàng sinh sống trên địa bàn.
Karaoke, quán bar, vũ trường, massage và hoạt động không có trong danh sách vẫn tiếp tục dừng cho đến khi có thông báo mới.
Theo tỉnh Bắc Ninh, một số loại hình kinh doanh mở cửa trở lại để hoạt động kinh tế xã hội từng bước trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Ngoài ra, chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang yêu cầu người dân không ra ngoài từ 21h hôm trước đến 5h sáng hôm sau trừ các trường đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về, lý do công vụ... Bất cứ ai cũng phải có thẻ, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy định phòng, chống COVID-19 và xử nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm trên địa bàn.
Trước đó, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh cho phép học sinh một số lớp tại nơi áp dụng trạng thái bình thường mới, chỉ thị 19 đến trường học từ ngày 15-9 bao gồm học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12. Các lớp sẽ chia thành 2 ca, một ca sáng và một ca chiều với 50% học sinh/ca để đảm bảo giãn cách. Học sinh các khối còn lại tiếp tục học trực tuyến.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh cho biết, tổng số ca mắc toàn tỉnh là 1.868 ca tính từ ngày 5-5 tới 18h ngày 11-9.
Phó bí thư Hà Nội: Giãn cách thủ đô 2 tháng là chưa có tiền lệ Ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh 15 ngày giãn cách tiếp theo, TP xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế lượng người ra đường. Chiều 3/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì hội nghị thông tin báo chí, công bố về chi tiết phân...