Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM viết gì trong đơn nghỉ việc?
Trước khi tự ý ra nước ngoài, Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có để lại đơn xin nghỉ việc đột xuất.
Ông Hoàng Như Cương, Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa bị Đảng ủy khối Dân – Chính – Đảng TP đình chỉ chưc vu Bi thư Đảng uy của Ban này.
Ông Cương được xác định đi nước ngoài từ nửa đầu tháng 12.2018 khi chưa được sự cho phép của các cấp thẩm quyền thành phố. Tới nay, sau hơn 1 tháng, ông Hoàng Như Cương vẫn chưa trở về.
Ông Hoàng Như Cương, Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM.
Trước khi đi, ông Hoàng Như Cương đã viết đơn xin nghỉ việc đột xuất gửi Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM. Trong đơn, ông Cương xin nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 10.12 đến hết 31.12.2018.
Theo trình bày trong đơn xin nghỉ việc đột xuất, ông Hoàng Như Cương có nói đã nhiều lần làm đơn xin nghỉ việc, trong đó lần cuối là ngày 16.11.2018. Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP cũng đã có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về việc ông đơn phương xin nghỉ việc.
Phó trưởng ban quản lý đường sắt đô thị nói nguyên nhân làm đơn xin nghỉ việc là vì gia đình ‘có biến cố xảy ra’.
“Các con tôi đang học tập và sinh sống tại Mỹ hiện đang gặp nhiều vấn đề khó khăn về tinh thần và đời sống mà bản thân các con tôi không thể tự giải quyết được. Việc này tôi trình bày ngắn gọn trong đơn xin nghỉ phép đi nước ngoài từ ngày 16.1.2019 đến ngày 9.2.2019 nhưng chưa được giải quyết”, nội dung trong đơn của ông Cương.
Về công việc, ông Hoàng Như Cương cho biết, đã làm xong báo cáo các công việc được giao phụ trách trước khi nghỉ theo yêu cầu của Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP.
Trong đó, ông đã báo cáo kết quả công việc tại Dự án tuyến metro số 2 và số 5; giải trình kết luận của Thanh tra TP và Kiểm toán Nhà nước về tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Video đang HOT
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.
Ngoài ra, ông Cương cũng đã làm xong bản kiểm điểm cá nhân sau thanh tra theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.
Phó trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM nhận thấy bản thân đã cơ bản thực hiện xong các nhiệm vụ được phân công với vai trò giúp việc cho Trưởng ban và thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong việc giải trình các nội dung thanh tra và kiểm toán tại tuyến metro số 1.
“Trong thời gian nghỉ việc đột xuất không lương, tôi đề nghị Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP có văn bản báo cáo UBND TP về việc tôi xin nghỉ việc để đi nước ngoài đột xuất mà không kịp chờ xin quyết định của UBND TP” – ông Cương viết trong đơn.
Ông Hoàng Như Cương cũng đề nghị tiếp tục giải quyết cho ông được nghỉ việc theo đơn nghỉ việc đơn phương gửi ngày 16.11.2018 theo đúng quy định của Luật Viên chức.
Theo quy định, chức vụ Phó ban quản lý đường sắt đô thị tương đương Phó giám đốc sở. Người nắm giữ chức vụ này thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quản lý về mặt Đảng, UBND TP quản lý về mặt chính quyền.
Bên lề buổi họp mặt báo chí đầu năm 2019 do Thành ủy TP.HCM tổ chức, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định việc cán bộ công chức đi nước ngoài không xin phép như trường hợp ông Hoàng Như Cương là sai.
Tuy nhiên, theo ông Phong, việc xử lý kỷ luật mức độ như thế nào thì UBND TP sẽ xem xét hoàn cảnh cụ thể.
Theo Quỳnh Như (VNN)
Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM giãi bày về dự án Metro
Sáng 26.12, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (BQLĐS) Lê Nguyễn Minh Quang đã giải bày về điều chỉnh thiết kế tường vây từ 2m xuống 1,5m, về những sai phạm của dự án mà Kiểm toán Nhà nước kết luận, và về việc vì sao thẩm định thay đổi thiết kế không báo với cấp thẩm quyền...
Giảm độ dày tường vây đảm bảo kỹ thuật
Theo ông Quang, việc giảm độ dày tường vây từ 2m xuống 1,5m về mặt kỹ thuật là hoàn toàn đúng, đảm bảo kỹ thuật, không có gì sai sót, vụ lợi trong việc điều chỉnh này.
Ông Lê Nguyễn Minh Quang đang trả lời báo chí về những lùm xùm vừa qua quanh dự án Metro. Ảnh: H.V
Ông Quang cho biết: "Khi về nhận nhiệm vụ tại BQLĐS (ngày 27.6.2016), tôi xem lại toàn bộ dự án, trong đó toàn bộ phần hầm, tường vây đều có độ dày 1,5m, nhưng điều lạ là có một đoạn từ km 0 397 đến km 0 613 thì thiết kế độ dày 2m (vì sao có đoạn này như thế, tôi sẽ nói ở một dịp khác thích hợp-NV).
Vì vậy, tôi cùng anh em trong Ban xem xét lại, nhận thấy toàn tuyến ngầm đều có địa chất như nhau, không lý gì thiết kế độ dày khác nhau. Do đó, sau khi báo cáo với cấp thẩm quyền và vào tháng 4.2017, chúng tôi yêu cầu Liên danh tư vấn NJPT nghiên cứu, xem xét điều chỉnh chiều dày tường vây từ 2m xuống 1,5m. Sau quá trình thảo luận với chủ đầu tư và qua nghiên cứu, Liên danh tư vấn NJPT có công văn gửi Liên danh nhà thầu Sumitomo Mitsui-Cienco 4 về các yêu cầu "Đề xuất phát sinh thay đổi chiều dày tường vây từ 2m xuống 1,5m của đoạn hầm đào hở bên dưới đường Lê Lợi".
"Việc điều chỉnh độ dày này không có gì vụ lợi và sai sót cả, mà còn giúp TP giảm chi phí 93 tỷ đồng và giảm thời gian thi công 5 tháng", ông Quang nói.
Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết thêm, đến ngày 6.6.2017, Liên danh tư vấn NJPT có công văn cung cấp báo cáo thiết kế kỹ thuật thay đổi tường vây dọc đường Lê Lợi thuộc gói thầu CP1a kèm theo bản vẽ và bản tính toán cho việc thay đổi chiều dày tường vây từ 2m xuống 1,5m là "đạt yêu cầu kỹ thuật".
Dự án Metro hiện ngưng hoạt động vì gặp nhiều trục trặc.
Từ đó, BQLĐS đô thị đã thực hiện thủ tục thẩm tra thiết kế kỹ thuật điều chỉnh chiều dày tường vây thuộc gói thầu CP1a. Đến ngày 20.7.2017, BQLĐS đã có công văn đề nghị UBND TP cho phép được bổ sung gói thầu "Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật điều chỉnh gói thầu CP1a" vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc Dự án. Công ty được chọn là Sao Việt.
Ngày 24.7.2017, công ty Sao Việt gửi báo cáo kết luận "hồ sơ thiết kế kỹ thuật về việc thay đổi chiều dày tường vây như trên cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật, các bên có thể tiến hành các bước tiếp theo để thi công".
Ngày 17.8.2017 UBND TP có công văn ủy quyền cho Trưởng BQLĐS phê duyệt thiết kế kỹ thuật... Trên cơ sở đó, ngày 21,8.2017 BQLĐS ban hành quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật điều chỉnh chiều dày tường vây như nói trên.
"Về việc Sở GTVT nói chúng tôi không làm đúng các bước kỹ thuật, cái này tôi nghĩ đơn giản là khi được ủy quyền thì mình phê duyệt và tiến hành thi công, chứ không cần báo cáo cấp thẩm quyền là TP trước khi phê duyệt", ông Quang giãi bày.
Về sai sót này, theo báo cáo của Sở GTVT "trong thời gian được ủy quyền tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật đến nay, BQLĐS đô thị không trình UBND TP phê duyệt kết quả thẩm định hoặc trình Sở GTVT thẩm định là chưa thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP và quy định hiện hành".
"Nếu sai tôi chịu trách nhiệm"
Trả lời Dân Việt về kết luận của Kiểm toán Nhà nước có nói đến sai sót hàng ngàn tỷ đồng của dự án Metro, ông Quang cho biết: "Những sai sót hay thất thoát nếu có, theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, thì có thể chia thành hai giai đoạn. Thứ nhất, khoảng thời gian trước 27.6.2016 thì những người thuộc nhiệm kỳ trước khi tôi về nhận nhiệm vụ chịu trách nhiệm. Thứ hai, kể từ sau ngày 27.6.2017 thì tôi chịu trách nhiệm vì khi đó tôi mới về nhận nhiệm vụ tại BQLĐS đô thị".
Về vấn đề làm đơn xin nghỉ việc mà báo chí thông tin nhiều từ mấy ngày qua, ông Quang thông tin: "Đúng là tôi có làm đơn xin nghỉ việc gửi cấp thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay đơn chưa được xem xét, nên tôi vẫn làm việc bình thường, và đang ở đây để trả lời phỏng vấn của các bạn".
Ông Lê Nguyễn Minh Quang: "Nếu sai tôi chịu trách nhiệm".
Trước đó, Dân Việt đã đưa tin: Theo UBND TP.HCM, năm 2007 thành phố đã phê duyệt cho dự án tuyến metro số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9) với tổng mức đầu tư là 17.388 tỷ đồng và không thuộc diện phải trình Quốc hội để phê duyệt chủ trương đầu tư. Đến năm 2009, tư vấn chung dự án đã tính toán và xác định tổng mức đầu tư được cập nhật tương đương 47.325 tỷ đồng.
Nguyên nhân cho việc tăng vốn này là do tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga, sự biến động của nguyên, nhiên vật liệu do trược giá; cập nhật tỉ giá Yên Nhật - đồng VN do trượt giá...
Tại cuộc họp giải trình với Đoàn đại biểu Quốc hội mới đây, Ban quản lý đường sắt cho biết, tuyến Metro số 1 đang thi công, ước đạt 60%. Hiện nay Quốc hội, Chính phủ cho phép điều chỉnh tổng vốn đầu tư. Năm 2017, TP đăng ký vốn trên 5.000 tỷ, nhưng chưa được chi vốn, trong thời gian chờ đợi thì TP ứng cho 1.000 tỷ. Hiện ngoài công trường khối lượng thi công đã khoảng 2.000 tỷ, chỉ thanh toán được 220 tỷ, các khối lượng còn lại chưa thanh toán được.
Theo Danviet
Tuyến metro số 1 bị "rút ruột"? Tường vây đường hầm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị điều chỉnh thiết kế, giảm độ dày từ 2m xuống còn 1,5m. Việc này gây mất an toàn công trình lân cận. Cơ quan chức năng phải mời tư vấn độc lập để tính toán, đưa ra phương án điều chỉnh. Theo nguồn tin của PV Dân trí, Thanh...