Phình động mạch chủ
Phình động mạch chủ có nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tử vong trong tích tắc. Điều đáng lo là phình động mạch chủ thường không có biểu hiện triệu chứng, nên bệnh nhân khó nhận biết để đến bệnh viện xử lý kịp thời.
Ảnh minh họa
Động mạch chủ (ĐMC) vận chuyển khoảng 200 tỷ lít máu trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Động mạch chủ có 3 lớp: lớp mỏng bên trong gọi là lớp áo trong, lớp dày ở giữa gọi là lớp áo giữa và một lớp mỏng bên ngoài gọi là lớp áo ngoài. Những hiểu biết về bệnh ĐMC và những nguy hiểm của phình, giãn ĐMC là điều cần thiết đối với sức khỏe cộng đồng.
Phình động mạch là sự phình khu trú của động mạch với đường kính ngang lớn hơn 50% so với bình thường. Như vậy, một phình động mạch chủ bụng phải có đường kính tối thiểu 3 cm.
Nguyên nhân:
Do nhiều yếu tố kết hợp.
90% phình động mạch chủ bụng có nguyên nhân là xơ vữa động mạch.
Khác: nhiễm trùng, chấn thương, viêm động mạch, bệnh lý mô liên kết có tính di truyền…
Các yếu tố nguy cơ:
Thuốc lá (được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất).
Video đang HOT
Tuổi tác (tuổi càng lớn, nguy cơ phình phình động mạch chủ bụng càng cao).
Có phình động mạch ở vị trí khác (động mạch kheo, động mạch đùi)
Gia đình (yếu tố gia đình hiện diện ở 25% BN phình động mạch chủ bụng).
Giới tính và chủng tộc (phổ biến ở người da trắng hơn là người da đen và người châu Á. Ở Mỹ, người da trắng có tần suất cao gấp 3,5 lần so với người da đen.)
Nam giới có tần suất bị phình động mạch chủ bụng cao gấp 5 lần nữ giới. Quá trình thoái hoá thành của động mạch để hình thành nên phình đông mạch bắt đầu từ năm 50 tuổi ở nam và lên đến đỉnh điểm vào năm 80 tuổi. Ở nữ giới, quá trình này bắt đầu ở độ tuổi 60.
Phình động mạch chủ bụng dưới thận chiếm 90-95% phình động mạch chủ bụng. 40% phình động mạch chủ bụng có phình động mạch chậu kèm theo.
Tăng cholesterol, béo phì, phế khí thủng …
Ảnh minh họa
Chỉ định điều trị ngoại khoa:
BN có túi phình &ge 5 cm đường kính và có thời gian sống còn lại hơn 2 năm: có chỉ định phẫu thuật.
Nếu BN có nguy cơ phẫu thuật, phẫu thuật cũng được cân nhắc đến khi túi phình có đường kính lớn hơn 6-7 cm.
BN có túi phình đường kính từ 4 cm đến nhỏ hơn 5 cm: có chỉ định phẫu thuật, nếu theo dõi trong vòng 6 tháng đường kính túi phình tăng hơn 0,5 cm.Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc phẫu thuật ít xâm lấn hơn bằng cách can thiệp nội mạch. Bác sĩ sẽ gắn ống ghép nhân tạo vào đầu tận của một ống nhỏ (catheter) được đặt vào động mạch ở chân và luồn đến động mạch chủ. Ống ghép – ống được phủ bằng lưới kim loại – được đặt ở vị trí túi phình và được giữ chặt lại bằng những đinh ghim hoặc móc nhỏ. Ống ghép sẽ gia cố cho khu vực bị yếu của động mạch chủ để ngăn không cho túi phình bị vỡ.
Thời gian phục hồi cho những bệnh nhân được phẫu thuật can thiệp nội mạch ngắn hơn so với bệnh nhân phải mở ngực hoặc mở bụng – từ 1 đến 2 tuần so với 6 tuần đối với mổ hở. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người được can thiệp nội mạch cũng có tỷ lệ tử vong và biến chứng do túi phình thấp hơn.
Phình động mạch chủ, nguy cơ tử vong cao – Ảnh minh họa
Điều trị phình động mạch chủ ngực
Nếu bạn bị phình động mạch chủ ngực, thường sẽ được phẫu thuật nếu như kích thước túi phình vào khoảng 5.5cm hay lớn hơn. Nếu bạn bị hội chứng Marfan hoặc có tiền sử gia đình bị bóc tách động mạch chủ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật ngay cả khi túi phình có kích thước nhỏ hơn giá trị trên.
Đối với những người bị hội chứng Marfan, thuốc chẹn beta cũng được chứng minh là có tác dụng làm chậm lại tiến trình phát triển của túi phình động mạch chủ ngực.
Phòng ngừa
Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ.
Tập luyện thể dục, ăn uống tốt và an toàn, tránh thuốc lá sẽ giảm nguy cơ hình thành túi phình động mạch.
Nên khám sức khoẻ định kỳ. Khi có yếu tố nguy cơ nên yêu cầu được tầm soát bằng siêu âm động mạch chủ bụng.
Theo SKDS
Sôđa tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố tại Hội nghị quốc tế về đột quỵ năm 2011 ở Mỹ thì ngay cả khi uống sôđa một cách điều độ thay cho đường thì bạn vẫn có nguy cơ mắc các bệnh về mạch cao hơn so với những người không uống.
Nghiên cứu tiến hành trên 2.564 người trưởng thành thuộc nhiều sắc tộc khác nhau ở Bắc Manhattan (NOMAS). Kết quả là những người uống sôđa hàng ngày có nguy cơ mắc các bệnh về mạch cao hơn 61% so với người không uống.
Nhà dịch tế học Hannah Gardener thuộc trường Đại học Y khoa Miami Miller, cho biết nếu kết quả này được xác nhận qua những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai thì có nghĩa sôđa không phải là giải pháp tối ưu để thay thế đường.
Một nghiên cứu khác tiến hành trên 2.657 người cũng ở Manhattan, các nhà khoa học phát hiện thấy những người sử dụng nhiều muối có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ và thiếu máu cục bộ (mạch máu bị nghẽn và máu chậm lên não) cao hơn.
Cụ thể, những người dùng hơn 4.000 mg natri/ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với những người chỉ dùng 1.500 mg/ngày.
Gardener cho biết, hàm lượng natri cao làm tăng nguy cơ đột quỵ và thiếu máu cục bộ đối với cả những người bị cao huyết áp lẫn những người không bị, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao để phòng chống đột quỵ.
Tóm lại: cách tốt nhất là không sử dụng sô đa và nên dùng ít muối.
Theo SKDS
Thực phẩm phòng chống bệnh tim mạch Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tuy nhiên chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có vai trò quan trọng quyết định tình trạng tim mạch của mỗi người. Điều này thể hiện rõ rệt đối với tất cả những người có bệnh...