Phim Việt từ bước đi tiên phong về “cảnh nóng”
Cái thời mà cảnh nóng được đưa lên phim theo kiểu hai diễn viên ôm nhau nằm xuống rồi máy quay hướng lên… trần nhà hoặc màn hình bỗng tối sầm đã qua.
Vài năm trở lại đây, nhiều đạo diễn táo bạo đưa vào phim những cảnh “nóng” thực sự, trong đó có nhiều cảnh “nóng hết cỡ”. Từng cử động, từng vùng cơ thể “nhạy cảm” của diễn viên đều hiện lên rõ mồn một trên màn ảnh.
Cái thời mà cảnh nóng được đưa lên phim theo kiểu hai diễn viên ôm nhau nằm xuống rồi máy quay hướng lên… trần nhà hoặc màn hình bỗng tối sầm đã qua. Nếu xem phim Việt hiện nay, nhất là phim điện ảnh, khán giả hẳn không ít lần đỏ mặt vì những cảnh phòng the không thể nóng hơn.
Từ những bước đi “tiên phong”…
Giai đoạn phát triển đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam, những cảnh nhạy cảm trong các thước phim dường như là rất hiếm. Thời điểm đó, nếu đạo diễn nào dám “liều” đưa cảnh nóng vào phim thì có khi cũng bị cắt không thương tiếc ở khâu kiểm duyệt. Cho đến tận những năm 80 của thế kỷ trước, bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn Phạm Văn Khoa mới được cho là bộ phim đi “tiên phong” khi đưa cảnh nóng lên màn ảnh. Tuy nhiên để cảnh nóng của Chí Phèo và Thị Nở đến được với khán giả có thể coi là một cuộc “cách mạng” thực sự. Cảnh phim tái hiện nhân vật Thị Nở (nghệ sĩ Đức Lưu đóng) cởi áo đi tắm để lộ rõ hai bầu ngực trần, sau đó Thị Nở ngủ quên ngay tại vườn chuối và bị Chí Phèo (nghệ sĩ Bùi Cường đóng) vạch yếm chộp cả hai bàn tay lên ngực.
Cảnh trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
Theo lời kể của nghệ sĩ Đức Lưu, thời điểm đó những cảnh “nóng” đến mức này chưa phim nào dám làm. Vì thế bộ phim sau khi đóng máy đã phải trải qua rất nhiều cấp xét duyệt. Người ta cho rằng cảnh Chí Phèo chộp ngực Thị Nở như trên phim sẽ ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, lối sống của thanh niên. Nhiều người trong quá trình duyệt phim đã đề nghị cắt bỏ những cảnh này. Cuối cùng, phải đích thân Tổng bí thư Trường Chinh lúc đó trực tiếp xem và nhận xét thẳng thắn: “Cắt cảnh này đi thì còn gì là phim” thì cảnh nóng này mới thoát “án cắt”. Sau đó, hầu hết khán giả xem phim đều phải thừa nhận rằng, cảnh nóng đó là cần thiết cho diễn biến câu chuyện và kết nối mạch phim.
… đến tràn ngập cảnh nóng
Vài năm trở lại đây, khi các xưởng phim tư nhân phát triển thì cũng là lúc các bộ phim liên tục “ra lò”. Để quảng bá cho phim thì việc tung trailer có cảnh nóng dường như là chiêu hiệu quả nhất mà các nhà sản xuất chọn để gây chú ý.
Video đang HOT
Bộ phim Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di gây nhiều tranh cãi về nội dung, ý tưởng phim nhưng bên cạnh đó, việc đưa những cảnh nóng quá táo bạo, trần trụi vào phim cũng là một yếu tố khiến khán giả bàn luận sôi nổi. Phim nói về đời sống tình dục nên không thể thiếu những cảnh “nhạy cảm” giữa các nhân vật. Và quả thật, khi xem Bi, đừng sợ khán giả nhiều phen nóng người, đỏ mặt.
Cảnh mẹ Bi (Kiều Trinh) luồn tay vào quần chồng để “gợi ý” diễn ra thật chậm trên màn ảnh khiến khán giả phát hoảng vì độ táo bạo của nó. Rồi đến cảnh bô Bi khi không được cô bé gôi đâu “đáp ứng” vê nhà trút “bức xúc” vào vợ. Hình ảnh hai người khi “xong việc” nằm lõa lồ trên giường không có gì che chắn đập vào mắt khán giả dù góc quay đảo ngược và ánh sáng cũng đã giảm tối đa. Xem phim, nhiều người thắc mắc liệu cảnh này có thực sự cần thiết và cần phải tốn nhiều thời lượng đến thế?
Cảnh nóng trong phim Bi, đừng sợ.
Bộ phim nhựa đầu tay của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên có tựa đề Sống trong sợ hãi được chú ý không chỉ bởi nó bắt nguồn từ một câu chuyện có thật, phản ánh cuộc sống của những người lính trở về sau chiến tranh mà còn bởi những cảnh nóng mà đạo diễn đưa vào phim rất táo bạo.
Khán giả xem phim hẳn đều ấn tượng về cảnh “yêu” giữa nhân vật chính tên Tải với người vợ trên chiếc võng và bên cạnh là đứa con nhỏ đang ngủ ngon lành. Trong đó toàn bộ tấm lưng trần của người vợ và cả những động tác “nhạy cảm” đều được lột tả theo cách chân thực nhất. Tuy “tả thực” như thế nhưng cảnh nóng này được nhiều khán giả chấp nhận. Bởi vì nó cần thiết để lột tả được khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Tải khi cuộc sống của anh ta lúc nào cũng mong manh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết vì công việc gỡ bom đầy nguy hiểm.
Bộ phim Đẻ mướn của đạo diễn Lê Bảo Trung gây chú ý nhiều nhất là bởi những cảnh giường chiếu của các nhân vật. Trong bộ phim này, Hà Kiều Anh và Chi Bảo vào vai một cặp vợ chồng hiếm muộn. Cảnh giường chiếu của hai vợ chồng theo kịch bản là để nhấn mạnh khao khát có một đứa con của họ. Tuy nhiên khi xem cảnh hai diễn viên “vật lộn” trên giường thì ít người thấy được ý nghĩa này dù đạo diễn và các diễn viên đều chia sẻ rằng họ đã dành nhiều tâm huyết mới thực hiện được. Thậm chí nhiều người còn nhận xét nó quá “thô” đến mức giống phim cấp ba hơn.
Bộ phim Cánh đồng bất tận (chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên) của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình ra rạp vào thời điểm này năm ngoái cũng gây xôn xao dư luận về những cảnh sex táo bạo. Hai nhân vật chính của phim do Dustin Nguyễn và Đỗ Hải Yến thể hiện đã có cảnh “yêu” cuồng nhiệt đến mức không thể nóng hơn. Theo nhận xét của nhiều khán giả, cảnh này được xử lý góc quay và ánh sáng khá nghệ thuật, vẫn nhấn mạnh được độ “nóng” nhưng không bị thô, phản cảm.
Cảnh sex táo bạo trong Cánh đồng bất tận.
Ngoài ra, hàng loạt phim điện ảnh ra mắt trong thời gian gần đây cũng ngập tràn cảnh nóng như: Trung úy, Chuông reo là bắn, Nụ hôn thần chết, Bẫy rồng, Áo lụa Hà Đông… Bộ phim sắp sửa ra mắt dịp Tết 2012 là Cột mốc 23 cũng đã “khoe” những trailer cảnh nóng để thu hút khán giả.
Vốn dĩ, phim ảnh phản ánh về tất cả những góc cạnh của đời sống. Việc đưa vào phim những cảnh nhạy cảm là cần thiết nếu nó góp phần làm cho các tình tiết, sự phát triển nội dung của phim trở nên chặt chẽ và hợp lý hơn. Nói thì như vậy nhưng trên thực tế không phải bộ phim nào có cảnh nóng cũng đáp ứng được tiêu chí này. Với nhiều bộ phim, có cảm giác cảnh nóng được các nhà làm phim cố tình “cài” thêm vào để “câu” khán giả vì cảnh đó có cũng được mà không cũng chẳng ảnh hưởng gì. Tệ hơn, có khi cảnh nóng được đưa vào phim không mấy ăn nhập với nội dung gây phản cảm cho người xem.
Về vấn đề này, nhiều người đồng tình với nhận xét của đạo diễn Khải Hưng: “Bây giờ phim Việt nở rộ cảnh phòng the nhưng khi xem phim, tôi lại thấy những cảnh nóng rất khiên cưỡng. Người Á Đông muốn đưa cảnh giường chiếu vào trong phim phải hết sức tế nhị và nếu nói theo trường điện ảnh là cảnh sex ấy phải nằm ở trong cái tình huống nào, thì nó mới gây ra được xung đột và tạo ra câu chuyện. Không phải bỗng nhiên anh cởi đồ là thành phim hot, phim nóng”.
Theo Đất Việt
Sex trong phim Việt: Tế nhị hay táo bạo?
Sex trong điện ảnh Việt giờ đây tuy không còn là điều hiếm hoi nhưng mỗi khi xuất hiện, nó vẫn luôn tạo ra những cuộc tranh luận rôm rả.
Một cảnh nóng trên phim có thể làm vừa lòng mọi đối tượng khán giả chẳng khác gì chuyện "đẽo cày giữa đường".
Cảnh nóng được đưa vào phim Việt ngày càng phổ biến hơn với nhiều cách thể hiện, hoặc kín đáo, mờ ảo (Cánh đồng bất tận, Giao lộ định mệnh, Bẫy rồng...), hoặc mãnh liệt, táo bạo (Sống trong sợ hãi, Trung úy, Bi, đừng sợ!) hay nhẹ nhàng, trong trẻo (Rừng Na-uy)... Nhưng dù có làm cách nào thì những cảnh đó vẫn bị công chúng đem ra mổ xẻ, và đạo diễn luôn phải hứng chịu "búa rìu" thiên hạ.
Chọn tế nhị hay táo bạo?
Sức nóng của phim Cánh đồng bất tận ra mắt vào cuối năm ngoái không chỉ nằm ở sự nổi tiếng của tác phẩm văn học, dàn nghệ sĩ nổi tiếng, mà còn ở cảnh "yêu nhau" giữa nhân vật ông Võ (Dustin Nguyễn) và Sương (Đỗ Hải Yến). Nhiều khán giả và nhà chuyên môn cho rằng đạo diễn đã quá duy mỹ khi thực hiện cảnh này một cách hết sức "xi nê", đầy chất nghệ sĩ, khiến người xem khó lòng nhận ra được đây là cách làm tình của một gã nông dân chất phác, cục cằn với một cô gái giang hồ. Theo họ, cuộc sống nhân vật trong phim vì thế mất đi sự chân thật, quê mùa cần có. Điều này cũng có nghĩa là họ không cảm thấy thỏa mãn với góc quay tế nhị, nửa vời mà mong nhìn thấy một hình ảnh táo bạo hơn, sắc nét hơn.
Cảnh sex trong Cánh đồng bất tận bị chê là quá nghệ sĩ, quá xi-nê.
Gây ồn ào không kém là những cảnh sex trong Bi, đừng sợ!, nhưng theo chiều ngược lại. Trước khi ra mắt, dư luận đã xôn xao về rất nhiều cảnh nóng táo bạo. Để phim đến được với đông đảo khán giả Việt, đạo diễn Phan Đăng Di đành chấp nhận để hội đồng duyệt phim cắt đi một số cảnh nhạy cảm. Tuy vậy, những người nào thực sự quan tâm đến Bi, dù vì tò mò hay vì giá trị đích thực của bộ phim, vẫn lùng sục cho ra bản "full" để được xem một cách trọn vẹn. Trong khi nhiều khán giả đồng tình thì không ít người nhận xét rằng những cảnh nóng trong bộ phim gặt hái rất nhiều giải thưởng quốc tế kia được quay một cách trần trụi quá, thô tục quá, thậm chí "không khác gì phim cấp 3" như quan điểm của một nữ khán giả. Chị cho rằng đạo diễn hoàn toàn có thể chọn góc máy tế nhị hơn khi xây dựng những cảnh này. Trước đó, cảnh nóng trong phim Sống trong sợ hãi, Trung úy... cũng từng gây tranh cãi sôi nổi.
Vậy thì các nhà làm phim sẽ phải ứng xử thế nào với cảnh nóng? Kín đáo quá, nhẹ nhàng quá thì bị coi là không thật, còn táo bạo quá, mãnh liệt quá thì bị chỉ trích là thô thiển, dung tục, rồi bị cắt thẳng tay đến nỗi mất cả ý nghĩa bộ phim.
"Nóng" phải đúng tinh thần
Trong khi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình không bình luận gì về cảnh nóng rất "xi nê", không đúng tinh thần nông dân trong Cánh đồng bất tận, thì đạo diễn Phan Đăng Di bảo vệ quan điểm của mình. Đạo diễn Bi, đừng sợ! khẳng định những cảnh nóng trong phim anh là cần thiết. Có thể người xem thấy nó không đẹp, nó trần trụi, thô thiển, nhưng nó phải xảy ra như thế mới lột tả hết được cảm xúc nhân vật. "Cảnh đó tuy không đẹp nếu tách riêng khỏi bộ phim, nhưng lại cần thiết để các nhân vật nhận ra được giá trị của cuộc sống", anh nói. Đạo diễn này chia sẻ thêm, dù biết là sẽ bị một bộ phận khán giả chưa hiểu mình phản đối, nhưng nếu cho làm lại, anh vẫn chọn cách này. "Trước khi bắt tay vào thực hiện, tôi đã suy nghĩ rất kỹ nên không có gì hối tiếc cả".
Cảnh sex trong phim Bi, đừng sợ lại bị chê là quá trần tục.
Chia sẻ quan điểm này, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên khẳng định sẽ không có chuyện "đẽo cày giữa đường" đối với cảnh nóng để làm vừa lòng hết mọi người vì điều đó là không thể. Anh quan niệm cảnh nóng trước hết phải phù hợp với tinh thần, phong cách của bộ phim, phù hợp với tình huống, cảm xúc của nhân vật. Riêng đối với Bi, đừng sợ!, đạo diễn Sống trong sợ hãi cho biết anh rất thích cách xây dựng cảnh nóng trong phim này vì nó đúng. "Cảnh nóng trong Bi, đừng sợ! đóng một vai trò hết sức quan trọng mà nếu cắt đi thì bộ phim coi như không còn gì cả", Bùi Thạc Chuyên nói.
Theo 2Sao
"Bi, đừng sợ": Khán giả, diễn viên đều bị... thiệt Đặt nhân vật chính là một em bé 6 tuổi vào vô số cảnh nóng là một trong những lí do khiến phim gây nhiều tranh cãi. "Bi, đừng sợ" gây... sốc Trong xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với quá nhiều cảnh xâm hại trẻ em đau đớn, nhất là đối với các bé gái. Xã...