Phim Việt: Tái mặt vì ‘bạo lực’
Trường hợp của Bụi đời chợ Lớn là một bài học đối với các nhà làm phim khi đề cập đến yếu tố bạo lực trong phim. Làm như thế nào, bao nhiêu là đủ và giới hạn đến đâu là câu hỏi vẫn rất khó để trả lời.
Không chỉ giới hạn trong những phim hành động, cảnh bạo lực xuất hiện trong hầu hết các phim điện ảnh. Như một “gia vị” không thể thiếu, cảnh bạo lực đã góp phần tăng kịch tính cho phim đồng thời nhưng cũng có tác dụng ngược của nó.
Những cảnh bạo lực vô hình chung lại là gia vị mới cho các bộ phim
Nếu như trước kia, yếu tố bạo lực trong phim Việt đơn giản chỉ là đánh nhau, bắn súng và những màn võ thuật thì bây giờ các đạo diễn táo bạo hơn khi đưa vào phim của mình những cảnh bạo lực thuộc nhiều hình thái khác nhau, như: bạo lực hành động, bạo lực tinh thần, bạo lực lời thoại…
Cảnh bạo lực trong phim Việt thời gian qua đã bị cắt bỏ cũng như hạn chế rất nhiều sau khâu kiểm duyệt gắt gao của các cơ quan chức năng. Rõ ràng, phim mà chúng ta đang xem chưa hoàn toàn là phim hành động, có khi là tâm lý tình cảm xen kẽ tính chất bạo lực như Lấy chồng người ta, Ngôi nhà trong hẻm, Bẫy cấp 3 và sắp tới đây là Bụi đời chợ lớn.
Không hẳn là bước phát triển hay làm mới trong phim điện ảnh hiện nay, thế giới đã làm rất thành công những phim có yếu tố bạo lực. Chúng ta đi sau nhưng cũng đã có những yếu tố bạo lực được xếp vào hàng thành công và tạo bất ngờ cho phim.
Tuy nhiên, ở mức độ giới hạn cho phép, cảnh bạo lực trong phim vẫn là yếu tố đáng suy xét để hạn chế độ tuổi khán giả hiện nay, bên cạnh yếu tố tình dục nhạy cảm. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho Bẫy cấp 3 đã không thể ra rạp, và Bụi đời chợ lớn cũng nằm trong hoàn cảnh “treo” ngày chiếu vô thời hạn.
Ngôi nhà trong hẻm đề cập đến khía cạnh bạo lực xen lẫn yếu tố ma quái
Xem xét yếu tố bạo lực trong 2 phim đã được công chiếu gần đây là Lấy chồng người ta và Ngôi nhà trong hẻm sẽ thấy nó được biểu hiện khá rõ. Mỗi phim chọn một cách thể hiện rất riêng nhưng tựu chung đều là những cảnh bạo lực nảy sinh từ trong gia đình, góc nhìn mang yếu tố con người và tình cảm nhiều hơn.
Từ mâu thuẫn tình cảm, sự ám ảnh dẫn đến hành động bạo lực, tranh giành và có cả giải thoát Ngôi nhà trong hẻm đã đi theo một quy trình liên hoàn với một cái kết có hậu. Tuy nhiên, yếu tố bạo lực trong phim lại được lồng ghép với yếu tố ma quái khiến các nhân vật dường như không kiểm soát được bản thân mình dẫn đến có những hành động có phần ghê rợn.
Trong khi đó, với Lấy chồng người ta, những cảnh bạo lực trong gia đình đã bị cắt xén khá nhiều khi ra rạp. Tuy nhiên, phim vẫn đầy tính nặng nề với những đánh đấm về thể xác, những hành hạ về mặt tinh thần. Có thể nói, nếu nói về những phim liên quan đến đề tài bạo hành gia đình thì đây có lẽ là bộ phim tiêu biểu.
Lấy chồng người ta tiêu biểu cho phim bạo lực gia đình
Và ngay cả cái chết của nhân vật do Thái Hòa đảm nhận ở phần kết của bộ phim cho thấy, sự bế tắc chưa được giải quyết một cách triệt để. Để đảm bảo an toàn, phim đã gắn mác cấm trẻ dưới 16 tuổi.
Video đang HOT
Tuy cả 2 phim đều đã bị cắt khá nhiều cảnh bạo lực “nặng” nhưng rõ ràng, khán giả vẫn không nào quên được những phân đoạn rượt đuổi, be bết máu, cầm búa… Và rõ ràng, những bộ phim này không hẳn là dễ xem đối với mọi đối tượng khán giả.
Yếu tố bạo lực ngày càng biến hóa
Nếu như trong các phim hành động võ thuật thì cảnh quay đánh nhau có yếu tố võ thuật tạo nên điểm nhấn thu hút người xem thì ở các phim kinh dị thì cảnh bạo lực có thiên hướng về tinh thần được phát huy rất cao.
Bạo lực trong Scandal cũng được đan cài khéo léo
Tuy nhiên, ở phim Scandal – Bí mật thảm đỏ, hay trước đó là Giao lộ định mệnh, đạo diễn Victor Vũ hay đan xen cả 2 yếu tố bạo lực hành động và bạo lực tinh thần cùng với nhau nên hiệu ứng tâm lý khá tốt.
Cảnh quay diễn viên Vân Trang rượt đuổi bạn diễn Maya và dùng guốc nhọn đạp nát mặt Maya chính là cảnh quay có thể nói hấp dẫn nhất phim và đẩy câu chuyện lên cao trào. Và điều đó cũng là một phần lý do lý giải cho nguyên nhân vì sao Bẫy cấp 3 không thể ra rạp. Với một bộ phim nhắm đến đối tượng khán giả trẻ tuổi, việc đưa vào quá nhiều tình tiết liên quan đến chết chóc rùng rợn việc qua ải kiểm duyệt càng không hề dễ dàng.
Nhìn vào đối tượng khán giả trẻ đến rạp chiếu phim hôm nay rất đông. Nếu yếu tố bạo lực không xuất phát từ những câu chuyện có hướng tích cực thì phim rất khó được phép công chiếu. Bẫy cấp 3 ngay từ trailer đã cho thấy đó là câu chuyện mang một chút yếu tố kinh dị, đan xen là cảnh bạo lực chém giết ở lứa tuổi học sinh. Đề tài này không mới so với thế giới, nhưng sự phù hợp đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay là không phù hợp.
Bụi đời chợ Lớn rùng rợn với cảnh hai băng đảng xã hội đen thanh toán nhau
Cũng liên quan đến phạm trù này, Hunger Games (Trò chơi sinh tử) cũng từng bị cắt chiếu ở Việt Nam cũng bởi lí do trên. Trước đó, phim được công chiếu công khai tại Mỹ, giành được nhiều giải thưởng lớn nhỏ nhưng về đến Việt Nam, phim đã bị cấm vô thời hạn. Nếu ai đã từng xem qua phim này, chắc chắn đều có chút sốc với một bộ phim có nội dung về trò chơi “giết người để tồn tại”.
Một trong những phim điện ảnh đã bị hoãn thời gian công chiếu là Bụi đời chợ lớn đang bị cho là khá nặng nề về yếu tố bạo lực trên phim vấp phải nhiều luồng ý kiến khác nhau. Đậm chất bạo lực, giang hồ và có thể gây sốc cho khán giả ở những cảnh quay phản ánh khá trung thực đời sống đen tối của giang hồ và những kẻ bụi đời máu lạnh, phim Bụi đời chợ lớn phải đối mặt với nhiều đánh giá khác nhau.
Bản thân đề tài phản ánh của câu chuyện đã ngăn cản nó đến với khán giả rất nhiều. Câu hỏi được đặt ra là những cảnh bạo lực trong phim với vụ thanh toán lẫn nhau giữa 2 băng đảng như trong trailer mới phát hành là vì mục đích gì? Khán giả dường như chưa nhìn thấy sự phản ánh hướng giải quyết tích cực mà chỉ thấy một thế giới đầy những vụ thanh toán, tranh giành địa bàn của những kẻ sống ngoài pháp luật.
Một góc khuất về thế giới ngầm được mô tả chi tiết
Nếu đem so sánh mức độ bạo lực trên phim Việt với thế giới thì chúng ta vẫn còn nhẹ nhàng lắm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải làm những bộ phim có mức độ bạo lực tương đương với các nền điện ảnh khác trên thế giới.
Bởi một lẽ, điện ảnh nói chung và phim ảnh nói riêng vẫn phải có sự phù hợp với nền văn hóa mà nó tồn tại trong đó. Ngay cả trong các bộ phim có tính hành động của chúng ta đều chịu sự chi phối của những ràng buộc về mặt đạo đức, góc nhìn của xã hội. Vì vậy, các yếu tố bạo lực thái hóa gần như không xuất hiện trong phim Việt. Thêm vào đó, tại nước ngoài các phim điện ảnh đều được phân chia theo độ tuổi rất rõ ràng và có phòng chiếu chuyên biệt.
Thực tế cho thấy, những cảnh bạo lực nếu xuất phát từ hành động tự vệ, hay bảo vệ chính nghĩa của các nhân vật anh hùng trong phim thì nó sẽ có động thái tác động tâm lý tích cực. Tuy nhiên, cho dù là tích cực thì nó vẫn được đặt trong vòng giới hạn của phạm trù đạo đức, hoàn cảnh xã hội cụ thể, bởi khi khán giả xem họ không thể tách rời môi trường họ đang sống và tồn tại.
Có chăng, cái mà chúng ta quen gọi là bạo lực trên phim cũng nên được các nhà sản xuất cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra thị trường bởi sức ảnh hưởng và độ lan tỏa đến giới trẻ không hề nhỏ chút nào.
Theo TTVN
5 diễn viên Việt thoát khỏi hình ảnh vai phụ
Vân Trang, Khương Ngọc, Đinh Y Nhung... là những nghệ sĩ đã thoát khỏi cái bóng vai phụ để khẳng định khả năng diễn xuất cũng như tầm ảnh hưởng riêng trong bộ phim họ tham gia.
Vân Trang: Tận dụng lợi thế sẵn có
Vân Trang đã có một gia tài phim truyền hình kha khá. Khi cô bước sang địa hạt điện ảnh cũng dần dần có những vai diễn thú vị như cô bé múa lụa trong Sài Gòn Yo dễ thương, nhí nhảnh hay cô nàng bác sĩ lắm chiêu, người tình y khoa của anh chàng Don Juan do Huy Khánh thủ vai trong Cô dâu đại chiến cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả.
Vai phụ ấn tượng nhất của Vân Trang gần đây là Tuyên Từ Thái Hậu trong Thiên mệnh anh hùng, dù ban đầu cô casting cho vai diễn nữ hiệp Hoa Xuân. Tuy cô chỉ đứng yên một chỗ, nhưng cộng hưởng với phục trang, hóa trang cầu kỳ là ánh mắt sắc lạnh và thần thái quyền lực, cô đã chứng tỏ được khả năng diễn xuất tâm lý khá tốt. Với thể hiện tốt ở Thiên mệnh anh hùng, cô đã có cơ hội nhận vai diễn chính Ý Linh trong Scandal - Bí mật thảm đỏ. Đây là một nhân vật đa chiều, có sức hấp dẫn tự thân rất lớn.
Điều dễ nhận thấy của nữ diễn viên là gần đây cô ngày càng lộ nhiều yếu điểm khi lên hình. Vóc dáng hơi tròn trĩnh, đôi môi thô và chiếc mũi lạ làm lộ nhược điểm khuôn mặt ở những góc quay gần khiến những cảnh cận mặt Vân Trang ở Thiên mệnh anh hùng hay Scandal đều không đẹp. Đó thực sự là điều đáng tiếc trên chặng đường trở thành ngôi sao đẳng cấp.
Khương Ngọc: Không từ bỏ quyền được lựa chọn
Ngoại hình điển trai có nét quái quái, là lạ ở chiếc cằm nhọn, ánh mắt sắc, lối sống tài tử với vespa, guitar, sáng tác nhạc khiến Khương Ngọc luôn là một ẩn số thú vị của mỗi dự án điện ảnh. Vừa vào vai chàng công tử si tình đáng yêu trong Sài Gòn Yo, người xem lại thấy anh quai quái, bệnh bệnh với vai trùm xã hội đen Khắc trong Long Ruồi.
Trong phim võ hiệp cổ trang Thiên mệnh anh hùng, anh vào vai thái giám tổng quản chột mắt, võ nghệ cao cường nhưng khiến người ta khó chịu vì sự nguy hiểm không cần thiết. Một thời gian sau, anh lại xuất hiện trong bối cảnh hiện đại của Scandal, sành ăn chơi, sành phụ nữ nhưng đầy vẻ tự trào cho thứ quyền lực hão huyền của showbiz.
Đáng lẽ, Khương Ngọc sẽ tham gia dự án Bụi đời Chợ Lớn của đạo diễn Charlie Nguyễn với vai thứ chính, thậm chí anh dành nhiều ngày tập luyện võ thuật ở lò võ Liên Phong. Thế nhưng, trước ngày dự án khởi quay, anh đã rút tên để nhận vai nam chính trong một dự án của đạo diễn Việt kiều khác.
Thiên Tú: Lấp lánh tuổi trẻ
Cô bé có đôi mắt sáng và lối diễn thông minh từng thuyết phục khán giả dù chỉ xuất hiện vài phân đoạn trong Áo lụa Hà Đông hay Chơi vơi. Đất diễn của Tú trong Huyền thoại bất tử cũng phong phú nhưng chưa đủ để người xem nhận ra cá tính riêng khi so sánh giữa hàng loạt hot girl, hot boy hiện nay.
Với vai diễn Minh trong Dành cho tháng 6, cô bé đội trưởng bóng rổ thông minh, lý trí, sẵn sàng từ chối thẳng thừng lời tỏ tình của người bạn học nhưng lại giấu kỹ ký ức tình cảm buồn đã khẳng định tài năng diễn xuất vượt trội.
Việc không được đào tạo lại trở thành lợi thế khi Thiên Tú diễn rất tinh tế, thoải mái mà vẫn có sự thông minh trong từng hành động cơ thể, để phối hợp ăn ý với Huỳnh Anh, chàng hot boy đẹp trai nhưng diễn xuất thất thường. Nhớ đến Thiên Tú, người ta sẽ gọi cô là diễn viên trẻ tài năng thay vì dùng một mỹ từ kiểu "ngôi sao triển vọng" hay "nữ minh tinh tương lai".
Đinh Y Nhung: Một phát hiện thú vị
Nghệ sĩ múa, người đẹp từng lọt vào top 10 Hoa hậu Việt Nam 2010, Đinh Y Nhung từng xuất hiện trong 39 độ yêu cùng với một loạt những "nam thanh nữ tú" của thập kỷ trước. Nhiều người trong số họ giờ đã là ngôi sao lớn như Hồ Ngọc Hà, Bình Minh, Huy Khánh... Tuy nhiên, đất diễn ít và vẻ đẹp trầm trầm độc đáo của bông hoa núi rừng khi đó chưa được khai thác trong 39 độ yêu nên cái tên Đinh Y Nhung chưa lưu dấu ấn trong lòng khán giả.
Việc cô yêu và kết hôn với đạo diễn Việt kiều Lưu Huỳnh cũng ít người biết đến. Sự kín tiếng và thận trọng với giới truyền thông của người đẹp mắt nâu dường như là một cách hữu hiệu để giữ cho tổ ấm của cô yên bình. Mặt khác, nó lại khiến cô ít có cơ hội để khẳng định khả năng diễn xuất. Cuối cùng, cơ hội đã đến khi Lưu Huỳnh hoàn thành kịch bản Lấy chồng người ta.
Cô cũng trải qua casting như mọi diễn viên khác nhưng giành được vai nhờ sự chia sẻ sâu sắc với nội dung kịch bản. Nhiều tình tiết trong phim bị cường điệu đến mức cực đoan nhưng qua diễn xuất giản dị, tiết chế của Đinh Y Nhung, người xem hoàn toàn chia sẻ với nỗi đau, sự tuyệt vọng và quyết định phản kháng của nhân vật Lụa.
Điều thú vị là chính tinh thần "không ngại làm xấu", xuất hiện giản dị hết sức có thể không làm vẻ đẹp của Y Nhung bị lu mờ. Điện ảnh Việt Nam hoàn toàn có thể đón nhận một nữ minh tinh mới với tinh thần hy sinh cho diễn xuất và vẻ đẹp gợi cảm nhưng không phô trương.
Hoàng Phúc: Đẳng cấp là mãi mãi
Một thời, nhắc đến nam diễn viên có vẻ đẹp bóng bẩy nhưng nguy hiểm khán giả sẽ nhớ đến Hoàng Phúc. Trở lại phim trường, vẻ đẹp bất chấp thử thách thời gian cùng lối diễn xuất chắc chắn, nhiều trải nghiệm đã khiến vai diễn nào của anh cũng trở nên thành điểm nhấn thú vị của mỗi dự án điện ảnh. Đó là vai ông trùm Hắc Long của phim võ thuật Bẫy rồng, có vẻ ngoài nho nhã nhưng tâm địa thâm độc.
Với Cưới ngay kẻo lỡ, Hoàng Phúc vào rất ngọt vai Trung Hà, người đàn ông bề ngoài thành đạt, lịch lãm nhưng đơn giản và thậm chí yếu đuối, cố che đậy điểm yếu của mình qua những quyết định gia trưởng. Anh chính là người được đánh giá cao nhất về diễn xuất của bộ phim. Hoàng Phúc chuẩn bị trở lại với màn ảnh rộng với một vai diễn hành động phản diện đặc sắc trong Bụi đời Chợ Lớn, nơi anh vừa có thể khẳng định tài năng diễn xuất vừa phô diễn phong cách võ thuật thực chất, hiệu quả của mình.
Còn nhiều diễn viên phụ khác cũng khẳng định mình với những vai diễn như Midu ( Thiên mệnh anh hùng, Mùa hè lạnh), kiều nữ Lý Nhã Kỳ ( Mùa hè lạnh), Trúc Diễm ( Đam mê) nhưng năm 2012 còn giới thiệu những diễn viên trẻ lần đầu xuất hiện trên màn ảnh rộng, những người đã gây được ấn tượng lớn như Maya trong Scandal với lối diễn xuất tự tin, bản năng mạnh mẽ, Hà Việt Dũng trong Mùa hè lạnh với diễn xuất chân phương cùng vẻ đẹp nam tính nổi bật và Nhã Phương, cô bé chân chất trong sáng trong bộ phim bị chê tơi tả Cát nóng của đạo diễn Lê Hoàng.
Theo Thế giới điện ảnh
5 cảnh "cháy màn hình" Việt 2012 Lý Nhã Kỳ, Hoàng Oanh... đã có những cảnh phim khó quên trong năm qua. Điểm lại 5 cảnh "nóng" khó quên của phim Việt trong năm 2012: Cảnh ân ái của Lý Nhã Kỳ và Hà Việt Dũng trong "Mùa hè lạnh" Vai Hoa của Lý Nhã Kỳ trong phim "Mùa hè lạnh" của đạo diễn Ngô Quang Hải có lẽ là...