Phim Việt hóa: Thành, bại do đâu?
Những khen, chê trái chiều dành cho bộ phim “ Hậu duệ mặt trời” phiên bản Việt đang lên sóng là một minh chứng cho phong trào remake (làm lại – PV) phim nước ngoài đang nổi ở thị trường điện ảnh Việt Nam.
Việc thành công của “Hậu duệ mặt trời” tại Hàn Quốc có lẽ đã mang đến áp lực lớn cho phiên bản Việt. Dĩ nhiên, việc chọn một bộ phim quá “hot” như vậy để remake thì đoàn làm phim Việt có thể đã lường trước những “sóng lớn” sẽ ập đến.
Và, đúng như dự đoán, mới phát sóng những tập đầu, “Hậu duệ mặt trời” bản Việt đã bị khán giả nhặt ra cả “rổ sạn”, từ mắc lỗi về việc không sát thực tế khi miêu tả cuộc sống người lính đến cẩu thả trong trang phục, hình ảnh cắt ghép, thiếu logic trong tình tiết… Thế nhưng, đằng sau tất cả những lý do đó, điều khiến khán giả chưa hài lòng nhất vẫn là diễn xuất của các diễn viên chính.
Dàn diễn ên chính phi”Hậu duệ mặt trời” phiên bản Việt
Thực tế, “Hậu duệ mặt trời” phiên bản Hàn Quốc không phải không có “sạn”, tuy nhiên nó đã bị khỏa lấp bởi diễn xuất không thể chê của dàn diễn viên có nghề, khiến khán giả có thể bỏ qua tất cả những lỗi nhỏ.
Nhưng “Hậu duệ mặt trời” phiên bản Việt đã không có được điều đó. Mặc dù, được đặt trong hoàn cảnh có mối tình lãng mạn, với cuộc gặp gỡ bất ngờ như định mệnh, đòi hỏi diễn viên có lối diễn xuất xuất thần để truyền được cảm xúc tới người xem… thì các diễn viên Việt lại diễn rất… “đơ”. Dù còn quá sớm để kết luận nhưng rõ ràng đến thời điểm hiện tại, dàn diễn viên của “Hậu duệ mặt trời” phiên bản Việt vẫn chưa làm nên chuyện, chưa chinh phục con mắt và trái tim khán giả Việt.
Video đang HOT
Từ trước tới nay, dòng phim remake không được đánh giá cao bởi nhiều nhà biên kịch, đạo diễn Việt cho rằng ít có “đất” cho sáng tạo, thậm chí nó chỉ được đánh giá là phim photocopy. Tuy nhiên, gần đây nhiều bộ phim Việt hóa đã thực sự tạo sức hút cho khán giả Việt. Thành công đó phải kể đến sự nỗ lực Việt hóa của các nhà sản xuất phim, đặc biệt là những nỗ lực và tài năng của dàn diễn viên Việt.
Điểm lại trong vô số những bộ phim được remake gần đây thì thấy một điều rõ ràng, số ít những bộ phim Việt hóa thành công là do sở hữu dàn diễn viên giỏi. Gần đây nhất là bộ phim “Gạo nếp gạo tẻ” đang lên sóng HTV2, được Việt hóa từ bản gốc “ Gia tộc họ Wang” đình đám một thời của Hàn Quốc. Phiên bản Việt đang thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và được đánh giá là một bản Việt hóa thành công bởi đã thoát ra khỏi cái bóng của bản gốc và có dàn diễn viên nhập vai, “diễn mà như không diễn”. Những nghệ sĩ như: Hồng Vân, Minh Đức, Mai Huỳnh… hay cả diễn viên trẻ như Lê Phương, Thúy Ngân đều đã diễn rất tròn vai. Chính họ đã đem đến thành công cho bộ phim.
Vậy nên, nói kịch bản là yếu tố chính để tạo hấp dẫn cho phim thì chưa đủ mà cần thêm yếu tố diễn viên. Việc lựa chọn chính xác diễn viên đảm nhận tròn vai cho phim là rất quan trọng. Đơn cử như kịch bản từ nước ngoài dù khá hấp dẫn, nhưng nếu không có nghệ sĩ Lan Hương, Trung Đức, Bảo Thanh… thì chưa chắc “ Sống chung với mẹ chồng” đã làm nên chuyện. Trước đó, “Người phán xử” lấy kịch bản của Israel, cũng không thể thành công nếu thiếu Hoàng Dũng, Việt Anh…
Còn phim remake thất bại khá nhiều, như: “Váy hồng tầng 24″, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Những người độc thân vui vẻ”… Đó đều là những bộ phim có nội dung đặc sắc, bản gốc rất thành công, nhưng bản Việt hóa lại thành… thảm họa vì dàn diễn viên yếu.
Không kể phim truyền hình, ngay chính trong lĩnh vực phim nhựa cũng có vô số thất bại như trường hợp bộ phim “Sắc đẹp ngàn cân” được remake từ bản Hàn Quốc, nổi như Minh Hằng cũng không thể cứu.
Vậy mới nói, dù phim 100% Việt hay phim Việt hóa thì kịch bản và diễn viên là hai yếu tố then chốt. Phim hay tất yếu cần kịch bản tốt và phải có diễn viên giỏi mới chuyển tải được những điều hấp dẫn của kịch bản.
Thiết nghĩ, phim Việt hóa không là vấn đề quá lớn, mà ở đây, Việt hóa thế nào mới là điều quan trọng, không phải cứ là phim remake thì sẽ không có chỗ cho sáng tạo.
Vậy nên, sắp tới, nếu nhà sản xuất phim nào quyết định tiến vào địa hạt này cần cẩn trọng, remake để phim đến gần được khán giả và phải lựa chọn đúng diễn viên. Đây chính là yếu tố tiên quyết, quyết định thành bại của phim.
Dù phim 100% Việt hay phim Việt hóa thì kịch bản và diễn viên là hai yếu tố then chốt. Phim hay tất yếu cần kịch bản tốt và phải có diễn viên giỏi mới chuyển tải được những điều hấp dẫn của kịch bản.
Theo petrotimes.vn
"Gạo nếp gạo tẻ" giảm dần tình tiết xung khắc
Quan hệ giữa mẹ vợ (bà Mai) và con rể (Kiệt) chuyển biến theo hướng ôn hòa.
Diễn viên 15 tuổi gây ấn tượng trong &'Gạo nếp gạo tẻ' / NSND Hồng Vân biến hóa diễn xuất trong 'Gạo nếp gạo tẻ'
Tập 50 của phim lên sóng tối 28/8, đánh dấu bước chuyển tích cực về mối quan hệ tình thân. Trong lúc nấu ăn, bà Mai (NSND Hồng Vân) bị ngã và bất tỉnh. Kiệt (Trung Dũng) cõng mẹ vợ đi cấp cứu. Thấy con rể túc trực chăm sóc, bà Mai cảm động. Trước đó, bà hay hạch sách, coi thường con rể bất tài. Trở về nhà, Kiệt nhận được thái độ ân cần, quan tâm từ mẹ vợ. Bà Mai giúp anh băng lại vết đứt tay, nói chuyện mềm mỏng hơn và khen ngợi trước mặt gia đình.
Trung Dũng (trái) cùng Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Vân trong "Gạo nếp gạo tẻ".
Từ khi Kiệt phá sản, anh luôn phải chịu sự phân biệt đối xử, trọng giàu khinh nghèo của mẹ vợ. Tuy nhiên, Kiệt không than trách mà vẫn làm tròn bổn phận. Anh nói năng nhẹ nhàng, lễ phép, kính trên nhường dưới. Phân cảnh cuối tập phim tiêu biểu cho sự hòa giải xung khắc giữa mẹ vợ với chàng rể. Dù đang trong viện trông bố ốm, Kiệt vẫn gọi điện cho mẹ vợ hỏi thăm tình trạng sức khỏe. Lòng hiếu thảo của Kiệt khiến bà Mai day dứt và khóc vì ân hận.
Khán giả Trân Lưu viết trên fanpage: "Xem tập này cảm động quá. Cuối cùng bà Mai cũng nhận ra tình cảm của Kiệt, mừng rớt nước mắt". Phần đông người xem nhận định Kiệt là chàng rể quý, trọng nghĩa và nặng ân tình. Trước đó, phim tập trung vào mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ - chồng, mẹ vợ - con rể. Người xem kỳ vọng sau bước chuyển biến tình cảm này, Gạo nếp gạo tẻ tích cực tạo tình tiết mới, hóa giải những xung khắc trong phim.
Về chuyện tình cảm con gái út, bà Mai không còn ngăn cấm mà ủng hộ hết lòng. Nhân (Anh Tuấn) - chàng rể tương lai - được bà đối đãi niềm nở khi đến chơi. Thậm chí, bà dạy Kiệt, Nhân cách muối cà. Hân (Thúy Ngân) - vợ Kiệt - thường xuyên qua đêm với Hùng - giám đốc công ty đồng thời là tình cũ. Kiệt khuyên Hân sắp xếp lại công việc, hạn chế đi làm vào buổi tối để có thời gian dành cho gia đình. Cuộc trò chuyện trở nên căng thẳng khi Hân tỏ thái độ không vừa lòng. Thấy vậy, bà Mai quyết định đứng về phía con rể, ủng hộ Kiệt dạy dỗ Hân.
Gạo nếp gạo tẻ được mua bản quyền từ Gia tộc họ Wang - tác phẩm truyền hình có đề tài gia đình ăn khách nhất Hàn Quốc năm 2013. Phim xoay quanh gia đình bà Mai (NSND Hồng Vân) và ông Vương (Mai Huỳnh). Trải qua thời làm dâu khổ cực, bà Mai muốn hai con gái - Hương, Hân - sống sung túc, lấy được chồng giàu. Khi Hương (Lê Phương) có bầu ngoài ý muốn với Công (Hoàng Anh) - chàng trai nghèo, bà Mai bực tức, gièm pha cuộc sống túng thiếu của con. Bà thiên vị và yêu thương Hân (Thúy Ngân) bởi cô em lấy được chồng đại gia.
Theo Vnexpress
Hay dở gì thì cũng phải công nhận phim remake như Tháng Năm Rực Rỡ hay Hậu Duệ Mặt Trời đều có âm nhạc cực chất! Không phải diễn xuất hay khâu Việt hoá kịch bản, thứ khán giả ấn tượng nhất với hầu hết các bộ phim remake đều là nhạc phim. Dù là nhạc được sáng tác mới hay chỉ phối lại những ca khúc cũ thì các nhà làm phim đều làm rất tốt. Với những bộ phim remake, yếu tố quan trọng được đặt lên...