Phim Việt “cụt đuôi” vì quảng cáo
Đài truyền hình cần quảng cáo để nuôi quân và sản xuất chương trình, ngược lại công ty quảng cáo muốn sản phẩm được nhiều khán giả biết tới và nhớ tới.
Quảng cáo và chất lượng phim
Quảng cáo trong phim truyền hình giờ đây đã trở thành yếu tố bất khả kháng bởi mối quan hệ giữa nhà đài và các công ty quảng cáo. Đài truyền hình cần quảng cáo để nuôi quân và sản xuất chương trình, ngược lại công ty quảng cáo muốn sản phẩm được nhiều khán giả biết và nhớ tới.
“ Xin thề anh nói thật” là một trong những bộ phim có lồng nhiều quảng cáo
Chính vì lẽ đó, ngoài những đoạn quảng cáo trực tiếp được phát trước, giữa và sau khung giờ chiếu phim, là những cảnh quảng cáo gián tiếp (Product Placement: sau viết tắt là PP). Có ba hình thức quảng cáo gián tiếp sản phẩm trong phim gồm: 1 là để sản phẩm trực tiếp tham gia như một dụng cụ trong phim, 2 là nhắc tới sản phẩm trong lời thoại, 3 là để hình ảnh sản phẩm xuất hiện bên lề cảnh quay.
Tuy nhiên, quảng cáo và chất lượng phim lại có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau ở cả mặt tích cực và tiêu cực. Nếu nhà sản xuất không khéo lồng ghép những sản phẩm được quảng cáo vào phim, gây cảm giác bực mình cho người xem, tất yếu điểm trừ cho chất lượng phim sẽ theo đó mà tăng lên.
Số lượng quảng cáo trong một bộ phim truyền hình cũng đồng nghĩa với chất lượng, giá trị thu hút người xem của bộ phim đó. Nói đơn giản, phim hay mới ký được nhiều hợp đồng quảng cáo. Dù không thích mạch phim bị cắt giữa chừng, khán giả Việt giờ đây đành phải “sống chung với lũ”.
“Cô gái xấu xí” ngập tràn những cảnh quay quảng cáo nhãn hiệu thời trang tài trợ cho phim
Nhưng, việc số lượng quảng cáo trong một bộ phim ngày một nhiều chỉ mang lại lợi nhuận cho nhà đài, khán giả là người chịu thiệt hơn cả. Rất nhiều người xem phim truyền hình cảm thấy bực mình vì chuyện nhà sản xuất lồng ghép quảng cáo một cách khiên cưỡng, lặp lại, gai mắt, thậm chí lố bịch.
Với những bộ phim truyền hình Việt Nam, thông thường một tập phim dài 45 phút nhưng khung giờ chiếu luôn kéo dài hơn thế rất nhiều vì quảng cáo. Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi thu nhập từ tiền quảng cáo trong mỗi tập phim phát sóng lên tới con số hàng tỷ đồng. Hệ quả là một tập phim bị xé lẻ, chia nhỏ thành 3 đến 4 phần nhỏ lẻ, đứt khúc, rời rạc. Thậm chí khi lượng quảng cáo tăng, nhạc phim cuối tập sẵn sàng bị cắt để kịp giờ lên sóng chương trình tiếp theo, khiến một tập phim trở nên “cụt đuôi”.
Không khó để đưa ra những dẫn chứng về “thủ thuật” quảng cáo gián tiếp trong phim truyền hình. Với những bộ phim truyền hình Việt Nam, khán giả đã quá quen với cảnh tượng bạn bè, anh chị em rủ nhau đến một cửa hàng thời trang mua sắm, ngay lập tức máy quay zoom cận cảnh logo của nhãn hiệu thời trang này. Hay những cảnh uống trà, uống café, uống sữa, ăn uống… máy quay đều được đặt ở góc hình sao cho những nhãn hiệu sản phẩm này hiển thị rõ nét nhất.
Những “thủ thuật” quảng cáo gián tiếp trong phim truyền hình Việt lộ và chưa khéo
Sẽ là điều dễ chấp nhận nếu việc quảng cáo gián tiếp không lặp lại quá nhiều và được lồng ghép hợp lý. Nhưng chất lượng những đoạn PP nói trên lại đang ngày một chẳng ăn nhập gì với kịch bản phim – vốn đã bị đánh giá đang trong chiều hướng cạn kiệt vốn sáng tạo.
Video đang HOT
Giải pháp cho quảng cáo trong phim
Việc chất lượng những đoạn quảng cáo PP kém phần lớn bị đổ lỗi cho biên kịch, đạo diễn phim. Tuy nhiên, điều đó lại không hoàn toàn đúng thực tế. Bởi lẽ việc “gài” những cảnh giới thiệu nhãn hàng, sản phẩm do phía nhà sản xuất phụ trách.
Biên kịch sau khi hoàn tất nội dung kịch bản hầu như không có tiếng nói can thiệp đối với việc chỉnh sửa những cảnh PP được cố tình đưa vào trong phim, cho dù nó bị ép vào rất sống sượng, gai mắt. Điều đó cho thấy việc cần một đội ngũ “vàng” trong khâu biên tập của nhà sản xuất phim truyền hình là rất cần thiết.
Việc khán giả Việt Nam hiện nay đang được xem truyền hình miễn phí trở thành một lý do để nhà đài đưa ra giải thích cho việc gia tăng quảng cáo trong các bộ phim. Nhưng việc quảng cáo trực tiếp và gián tiếp trong phim luôn cần phải được siết chặt bằng một quy chế rõ ràng.
Tại Trung Quốc không ít lần các cơ quan chức năng nước này đưa ra dự thảo lệnh cấm phát quảng cáo hoặc giới hạn quảng cáo trong các bộ phim truyền hình. Theo quy chế hiện hành của nước này, tổng thời lượng quảng cáo không được quá 12 phút ở mỗi chương trình và mỗi đoạn quảng cáo chỉ được làm gián đoạn chương trình trong 90 giây.
Tại Hàn Quốc, luật quảng cáo trong phim truyền hình cũng đưa ra quy chế thắt chặt từ việc sử dụng từ ngữ, lời thoại có ý ám chỉ tới sản phẩm hay mức độ lặp lại hình ảnh sản phẩm… Không ít bộ phim truyền hình nổi tiếng của Hàn đã bị xử phạt từ văn bản tới hành chính vì việc vi phạm luật quảng cáo gián tiếp trong phim.
Trung Quốc, Hàn Quốc đã và đang tiếp tục thiết chặt những quy định pháp luật về việc kiểm soát quảng cáo trong phim nhằm mang lại những quyền lợi thiết thực với người xem. Có lẽ, các bộ phim truyền hình Việt cũng đang rất cần những giải pháp đối với vấn đề “tiếp thị trong phim” đang ngày một phát triển.
Theo TTVN
5 anh chàng Sở Khanh của màn ảnh Việt
Bình Minh, Huy Khánh, Tiến Đoàn, MC Danh Tùng và siêu mẫu Đức Hải là những gương mặt được khán giả chú ý nhờ vào vai... sở khanh.
Bình Minh trong Cô gái xấu xí
Ở thời kỳ Bình Minh lò dò bước chân vào lãnh địa của điện ảnh, công chúng phản ứng gay gắt với tình trạng người mẫu đóng phim. Loay hoay khá lâu với tương đối nhiều vai diễn, Bình Minh vẫn chưa thực sự thuyết phục được công chúng. Phải đến khi hóa thân vào vai Tiến Mạnh trong Cô gái xấu xí, siêu mẫu điển trai mới gạt bỏ được cái nhìn kỳ thị của khán giả yêu phim.
Bình Minh trong phim Cô gái xấu xí với các bạn diễn.
Trong bộ phim Việt hóa này, Bình Minh vào vai Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Marketing tập đoàn SBBT, bạn thân của vai nam chính An Đông (Chi Bảo đóng). Là một người giỏi ăn nói, đồng thời cũng là một tay chơi có hạng, vây quanh Tiến Mạnh luôn là hàng loạt mỹ nữ. Thế nhưng mọi cuộc tình đối với anh chàng này đều chỉ là chuyện ong bướm qua đường.
Từ cô nàng Phương Trinh (Phi Thanh Vân) chân dài bốc lửa cho đến cô nàng thư ký Hương (Minh Khuê) lẳng lơ, không ai qua được "cửa ải" của chàng Phó Giám đốc đào hoa. Với Tiến Mạnh, phụ nữ chỉ là công cụ mua vui cho cuộc sống của anh. Với vai diễn này, Bình Minh xứng đáng được nhận danh hiệu chàng "sở khanh" nhất trên màn ảnh Việt.
Tiến Đoàn trong Phía cuối cầu vồng
Trong bộ phim của đạo diễn Mai Hồng Phong, Nam vương Tiến Đoàn vào vai Peter Yeo - một doanh nhân nước ngoài làm việc cho một chi nhánh tập đoàn quốc tế tại Việt Nam. Những tủi nhục, đắng cay trong quá khứ đã tạo cho anh cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới xung quanh. Cuộc đời qua lăng kính của anh bị bóp méo: tiền là trên hết, coi thường mọi người. Anh dùng mọi thủ đoạn xấu xa để vươn lên trong cuộc sống. Mặt khác, ở đời sống tình cảm, Peter Yeo lại là người đểu cáng, thường xuyên dọa dẫm và cưỡng bức phụ nữ.
Cũng giống như anh chàng Tiến Mạnh trong Cô gái xấu xí, Peter Yeo của Phía cuối cầu vồng cũng chỉ coi phụ nữ là công cụ để thỏa mãn dục vọng riêng. Trong phim, Peter Yeo đã sống với Bảo Trang (Lục Diệp đóng) như vợ chồng nhưng anh kiên quyết không hứa hẹn gì với cô, thậm chí ngay cả khi cô đã mang trong mình máu mủ của anh.
Tiến Đoàn và những cảnh nóng gây tranh cãi một thời trong Phía cuối cầu vồng.
Khi tham gia Phía cuối cầu vồng, Tiến Đoàn cũng vấp phải một số luồng dư luận trái chiều khi phải thực hiện một số cảnh nóng, đặc biệt là cảnh cưỡng hiếp. Anh từng tâm sự: "Nói thật, cả tuổi đời và những trải nghiệm cuộc sống của tôi quá ít để có thể hóa thân vào nhân vật, đặc biệt là những cảnh nhạy cảm giường chiếu, cưỡng bức phụ nữ. Ban đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn khi đóng cảnh này, tôi luống cuống và không hiểu mình phải làm gì. May mắn, đạo diễn Mai Hồng Phong đã chỉ bảo rất nhiều, từ cách bế đến cách hôn, sờ soạng... Cuối cùng, tôi cũng hoàn thành nó một cách tốt nhất có thể".
Cựu siêu mẫu Đức Hải trong Cô nàng bất đắc dĩ
Có vẻ như những nam người mẫu của Việt Nam rất có duyên trong việc đóng vai "sở khanh". Sau Bình Minh, Tiến Đoàn, cựu siêu mẫu Đức Hải cũng từng thủ một vai tương tự.
Trong phim, Đức Hải vào vai Anh Lân, Tổng biên tập tạp chí Hào Hoa, đồng thời là một anh chàng "họ Sở tên Khanh" thứ thiệt! Chính thói coi thường phụ nữ, xem họ như công cụ thỏa mãn dục vọng, Anh Lân đã phải trả giá. Anh đã bị một trong số những cô bồ trả đũa bằng cách nhờ một bà đồng biến anh thành... đàn bà, để anh có thể thấu hiểu hết những nỗi tủi cực của phụ nữ khi bị đàn ông coi thường, bị đem ra làm trò bỡn cợt, đùa giỡn.
Danh Tùng trong Xin thề anh nói thật
Trong bộ phim một thời từng bị "ném đá" tơi bời vì nội dung nhảm nhí, MC Danh Tùng vào vai Phan Vũ, một anh chàng "siêu sở khanh" vì cùng một lúc tán tỉnh nhiều cô gái.
Phan Vũ là một chàng trai đang trên đường đi tìm kiếm tình yêu hoàn hảo cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, anh chàng này lúc nào cũng trong tâm thế "bỏ thì thương, vương thì tội" nên thay vì hẹn hò với một cô gái, Vũ đã chọn phương án hẹn hò với nhiều cô cùng một lúc. Cô nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng nên chàng ta phân vân không biết chọn ai.
Điều này đã đẩy Phan Vũ vào những tình huống dở khóc dở cười. Cuộc sống của Phan Vũ trong phim là những cuộc chạy trốn không có điểm dừng khỏi sự truy lùng những cô người yêu xinh đẹp khi phát hiện ra anh chàng có thói lăng nhăng.
Dù mắc thói lăng nhăng nhưng cuối cùng chàng Phan Vũ cũng tình được tình yêu đích thực.
Tuy nhiên, không như chàng Tiến Mạnh của Bình Minh hay Peter Yeo của Tiến Đoàn, nhân vật Phan Vũ của Danh Tùng cuối cùng cũng tìm thấy đoạn kết có hậu cho cuộc đời mình. Anh đã tìm thấy Bảo Lâm (Jennifer Phạm) - người phụ nữ anh yêu và muốn gắn bó suốt cả cuộc đời.
Huy Khánh trong Cô dâu đại chiến
Từng có thời gian, Cô dâu đại chiến và Xin thề anh nói thật bị đặt lên bàn cân so sánh vì nghi án "đạo cóp", bởi cả hai bộ phim này đều xoay quanh câu chuyện của những anh chàng sở khanh bắt cá... 5 tay.
Nhưng khác với Danh Tùng, người phân nửa thời gian bộ phim phải đi chạy trốn các cô người yêu thì Huy Khánh lại cùng lúc có thể đảm nhiệm việc "chăm lo" cho cả 5 cô. Với vai diễn trong Cô dâu đại chiến, Huy Khánh vô hình trung đã một lần nữa khẳng định cho "thương hiệu" của mình với các vai diễn "sở khanh" trên màn ảnh.
Với Cô dâu đại chiến, Huy Khánh đã vô hình trung khẳng định thương hiệu"sở khanh" trên màn ảnh.
Theo Afamily
Lan Phương đã tìm được tình địch ngang sắc Mai Lan xinh đẹp của "Cô gái xấu xí" ngày nào nay đã có cho mình một đối thủ xứng tầm trong phim mới "Kẻ dối trá chân tình". Nếu trong Cô gái xấu xí, Lan Phương (vai Mai Lan) bại trước một đối thủ thua xa về nhan sắc thì ở bộ phim mới - Kẻ dối trá chân tình, chị ấy...