Phim về tổng tài yêu nữ lao công và hiện tượng “sớm nở tối tàn” vì thảm họa
“ Mẹ lao công học yêu” là sản phẩm điển hình cho hiện tượng “sớm nở tối tàn” của dòng phim ngắn có yếu tố “tổng tài bá đạo”. Phim đạt 100 triệu lượt xem và 500 triệu lượt tương tác trên các nền tảng.
Lý do phim ngắn nhảm vẫn dễ “viral”
Web drama ( phim chiếu mạng) Mẹ lao công học yêu vừa kết thúc là sản phẩm thành công trong việc thu hút người xem, dù thời điểm mới chiếu hay khi đến hồi kết, phim luôn vấp phải làn sóng ch.ỉ tríc.h từ khán giả. Nhiều người còn gắn mác Mẹ lao công học yêu là phim “thảm họa”.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh nhận định, phim ngắn chiếu mạng với đề tài như Mẹ lao công học yêu thực chất là một hiện tượng điển hình trong xu hướng tiêu thụ nội dung thời điểm hiện tại ở Việt Nam hay một số quốc gia châu Á.
Theo ông Minh, lượt xem cao và sự quan tâm của khán giả với phim có yếu tố “tổng tài bá đạo” không phải ngẫu nhiên. Bởi, nó đáp ứng những yếu tố cốt lõi trong hành vi giải trí trên mạng xã hội hiện nay: Tính ngắn gọn, gâ.y số.c và dễ tiếp cận.
Web drama “Mẹ lao công học yêu” thời gian qua gây tranh cãi và bị ch.ỉ tríc.h về nội dung (Ảnh: Nhà sản xuất).
Chuyên gia Hồng Quang Minh cũng cho rằng, nội dung nhảm nhí – như nhiều người nhận xét – thực ra không phải là yếu tố cản trở mà đôi khi lại là “mồi câu” hiệu quả để thu hút sự tò mò và tranh luận – những thứ dễ “lây lan” trên nền tảng mạng xã hội.
“Về mặt truyền thông, đây là cách khai thác triệt để hiệu ứng “clickbait” (câu view), kết hợp với thuật toán của các nền tảng số như: Facebook, TikTok hay YouTube. Các nền tảng này luôn ưu tiên nội dung có lượt tương tác cao, bất kể nội dung đó có chất lượng hay không, miễn là nó giữ chân người dùng.
Một câu chuyện đơn giản, nghịch lý như “tổng tài yêu nữ lao công” dễ dàng khơi dậy cảm xúc mạnh, dù là tích cực hay tiêu cực, khiến người xem sẵn sàng nhấn vào để xem và thậm chí tham gia bình luận, điều này càng làm tăng đề xuất xem cho phim”, ông Quang Minh phân tích.
Báo cáo của Sprout Social năm 2023 cũng cho thấy, video ngắn đang đứng đầu trong danh sách nội dung được yêu thích, với tỷ lệ 66% người dùng ưu tiên xem.
Chuyên gia Hồng Quang Minh chỉ ra, điều này không chỉ giới hạn ở phim ngắn mà còn đúng với các loại hình video khác như clip viral (lan truyền), review sản phẩm, hay vlog.
Video ngắn mang tính thời sự, dễ hiểu và ít tốn thời gian, phù hợp với sự phân mảnh trong khả năng tập trung của người dùng hiện đại.
“TikTok đã trở thành nền tảng tiêu biểu đẩy mạnh xu hướng này, khi ước tính mỗi ngày người dùng dành trung bình hơn 90 phút để xem hàng chục, thậm chí hàng trăm video ngắn, sau đó là sự “copy” đồng loạt với Short của YouTube hay Reels của Facebook.
Đây là một dẫn chứng trực tiếp cho thấy vì sao những sản phẩm như Mẹ lao công học yêu dễ dàng đạt lượt xem cao dù nội dung bị chỉ trích”, ông Minh nhìn nhận.
Đồng quan điểm, đạo diễn Hà Đỗ – đạo diễn phim ngắn Người khóc thuê (1 trong 8 dự án xuất sắc nhất dự thi Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội năm 2024) – nhìn nhận, phim ngắn chiếu mạng có nội dung như Mẹ lao công học yêu thường thu hút lượt xem cao nhờ vào yếu tố giải trí nhanh. Người xem mạng xã hội thường thích những gì dễ hiểu, và đặc biệt là không tốn thời gian suy nghĩ quá nhiều.
Nam đạo diễn 9X chỉ ra một nghịch lý: Chính sự thiếu chiều sâu về nội dung và cảm xúc lại là nguyên nhân khiến phim nhanh nổi, thu hút người xem.
Video đang HOT
Một cảnh trong phim (Ảnh: Nhà sản xuất).
Để phim ngắn không “sớm nở tối tàn”
Đạo diễn Hà Đỗ chia sẻ, một khi yếu tố gâ.y số.c hoặc hài hước không còn mới lạ, khán giả sẽ nhanh chóng mất hứng thú. Những phim như vậy thường chỉ phục vụ mục đích giải trí tạm thời, không để lại giá trị lâu dài về mặt cảm xúc hay tư duy.
Theo anh, nếu lấy ví dụ từ những phim ngắn thành công, chúng thường có một thông điệp mạnh mẽ hoặc kết nối được cảm xúc thật của khán giả, khiến người xem nhớ mãi.
Những phim như Mẹ lao công học yêu chỉ kiểu một món snack – ăn nhanh – thỏa mãn tạm thời nhưng không đọng lại gì cả.
“Ngoài ra, sự phụ thuộc vào các công thức gâ.y số.c cũng khiến dạng phim này dễ bị sao chép, dẫn đến việc khán giả cảm thấy nhàm chán khi thấy một mô-típ lặp lại quá nhiều”, đạo diễn Hà Đỗ cho hay.
Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh cũng cho rằng, hiệu ứng nhất thời, “sớm nở tối tàn” ở nhiều web drama là kết quả tất yếu của việc chạy theo lượng tương tác mà không đặt trọng tâm vào chiều sâu của nội dung hay giá trị cảm xúc mà nó mang lại cho khán giả.
Vì vậy, theo ông, để “định dạng ngắn được giải oan”, các nhà sản xuất phim cần phải chuyển đổi từ tư duy tạo nội dung “viral” sang tạo nội dung bền vững.
“Đầu tiên, nhà sản xuất phải xây dựng cốt truyện có chiều sâu hơn, chạm đến các giá trị cảm xúc hoặc vấn đề xã hội thực tiễn. Họ nên tăng cường tính chuyên nghiệp trong sản xuất, từ kịch bản, diễn xuất đến hậu kỳ, để khán giả không cảm thấy mình bị đán.h đổi thời gian cho nội dung “rẻ tiền”.
Thứ 2 là định hướng khán giả không chỉ xem mà còn có thể lan tỏa giá trị từ bộ phim, thông qua các chiến dịch truyền thông xoay quanh thông điệp chất lượng”, ông Minh nói.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, phim ngắn không phải bản chất là “chóng tàn” mà là cách chúng được tạo ra và tiếp thị khiến chúng trở nên như vậy.
Theo ông Minh, khi người làm phim hiểu rõ giá trị đó, họ sẽ mang lại nhiều hơn là lượng view nhất thời, tìm cách xây dựng sản phẩm đáp ứng cả nhu cầu thị trường lẫn tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Diễn viên Tú Vi và Trung Huy (ảnh trái) trong phim “ Dâu hào môn” (Ảnh: Nhà sản xuất).
Từ góc độ của người làm sáng tạo nội dung, đạo diễn Hà Đỗ khẳng định, nội dung ngắn hoàn toàn có thể được cải thiện và có tuổ.i đời dài, đáng được nhắc tới.
“Phim ngắn không có nghĩa là phải nhảm. Ngay cả với thời lượng ngắn, một câu chuyện có chiều sâu, thông điệp rõ ràng và gần gũi với cảm xúc thật của khán giả sẽ tạo được ấn tượng lâu dài.
Tôi lấy ví dụ như những phim viral của Thái Lan: Bố tôi là kẻ nói dối, Unsung Hero, Giving… Đây là những phim ngắn quảng cáo thôi nhưng lấy được cảm xúc của rất nhiều khán giả mà tới gần chục năm rồi vẫn nhớ”, đạo diễn nói.
Hà Đỗ cho rằng, phim ngắn có thể là đòn bẩy khiến người xem hướng đến dạng truyền hình, cũng như thúc đẩy sự phát triển của loại hình này, vì 4 lý do:
Đầu tiên, phim ngắn là môi trường lý tưởng để các nhà làm phim thử nghiệm ý tưởng mới. Những câu chuyện thú vị từ phim ngắn hoàn toàn có thể được phát triển thành phim truyền hình dài tập nếu được khán giả đón nhận. Anh lấy ví dụ phim chiếu YouTube đã trở thành phim chiếu rạp như Bố già.
Thứ hai, phim ngắn giúp các nhà sản xuất xây dựng thương hiệu và thu hút khán giả mới. Và khi đã có một lượng người xem trung thành, họ sẽ dễ dàng chuyển sang các dự án dài hơi hơn như phim truyền hình.
Thứ ba, định dạng ngắn tạo thói quen xem phim. Đối với những khán giả không thường xuyên xem phim, phim ngắn là bước đầu để họ làm quen. Từ đó, họ có thể bị hấp dẫn bởi những câu chuyện phức tạp hơn trong phim truyền hình.
Cuối cùng, sức nóng của phim ngắn buộc phim truyền hình tăng sức cạnh tranh và chất lượng.
“Sự phổ biến của phim ngắn và sitcom buộc các nhà làm phim truyền hình phải đổi mới, nâng cao chất lượng kịch bản, diễn xuất và cách sản xuất để giữ chân khán giả”, đạo diễn Hà Đỗ nhận xét.
Poster “ Bên hiếu bên tình” – phim ngắn từng thu hút khán giả (Ảnh: Đoàn phim).
Cục Điện ảnh cần có trách nhiệm ra sao?
Về trường hợp của Mẹ lao công học yêu bị ch.ỉ tríc.h, PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – cho rằng, trước sự phổ biến và ảnh hưởng của các phim ngắn dạng “tổng tài bá đạo” với mô-típ phi lý và lãng mạn hóa quá mức, Việt Nam, đặc biệt là phía Cục Điện ảnh, cần có những phương án cụ thể.
Điều này nhằm kiểm soát và định hướng dòng phim trên, đảm bảo không để nó ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của khán giả, nhất là giới trẻ.
Theo ông, đầu tiên, các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác kiểm duyệt nội dung đối với các phim ngắn trên nền tảng trực tuyến và xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để thẩm định. Trong đó, nhấn mạnh việc loại bỏ các yếu tố phi thực tế, tuyên truyền lối sống lệch lạc như sùng bái tiề.n bạc, phô trương quyền lực hay cổ súy cho quan điểm bám vào tầng lớp giàu có.
Thứ 2, Cục Điện ảnh nên phối hợp với các nền tảng phát sóng trực tuyến để kiểm tra, kiểm duyệt kỹ lưỡng nội dung trước khi phát hành. Điều này bao gồm việc yêu cầu các nền tảng tuân thủ các quy định pháp luật về văn hóa và truyền thông, đồng thời có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với các vi phạm.
Thứ 3, cơ quan chức năng cần thúc đẩy việc sản xuất các bộ phim ngắn mang giá trị nhân văn, thực tế và giáo dục. Nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phim có nội dung phản ánh đúng đời sống xã hội, tôn vinh các giá trị lao động, sáng tạo và xây dựng hình ảnh con người hiện đại, bản lĩnh trong bối cảnh hội nhập.
Thứ 4, Cục Điện ảnh nên phối hợp với các cơ quan giáo dục và truyền thông để nâng cao ý thức của khán giả về việc tiếp nhận nội dung giải trí một cách chọn lọc. Đồng thời, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về tác động của dòng phim ngôn tình và phim ngắn đối với nhận thức xã hội, từ đó khuyến khích khán giả phân biệt giữa giải trí và đời thực.
Cuối cùng, theo ông Bùi Hoài Sơn, khi dòng phim ngắn trực tuyến ngày càng phát triển, các cơ quan chức năng nên nghiên cứu, ban hành những quy định cụ thể hơn để quản lý, không chỉ về nội dung mà còn về trách nhiệm của nhà sản xuất và nền tảng phát sóng.
“Tóm lại, việc quản lý dòng phim ngắn dạng này không chỉ là vấn đề kiểm soát nội dung mà còn đòi hỏi một chiến lược toàn diện, từ thẩm định, sản xuất, đến tuyên truyền và giáo dục.
Chỉ khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, nền tảng phát sóng và khán giả, Việt Nam mới có thể định hướng được dòng phim ngắn này một cách tích cực và hiệu quả”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn khẳng định.
Phóng viên Dân trí đã liên hệ với Cục Điện ảnh để làm rõ vấn đề quản lý các bộ phim chiếu mạng nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trung Quốc hạn chế dạng phim ngắn ngôn tình tổng tài yêu nữ lao công
Từ năm 2014, Tổng cục Phát thanh Truyền hình Trung Quốc siết chặt quản lý với dòng phim ngắn lấy hình tượng doanh nhân thành đạt với chuyện tình lãng mạn đôi khi... phi lý để thu hút người xem.
Bộ phim chiếu mạng Mẹ lao công học yêu do nữ diễn viên Đặng Thùy Trang đóng chính được phát sóng tại Việt Nam vào tháng 12 vừa rồi và tạo dư luận trái chiều.
Phim được lấy cảm hứng xây dựng từ một bộ phim chiếu mạng của Trung Quốc, xoay quanh chuyện tình giữa một nữ lao công ngoài 40 tuổ.i và vị giám đốc trẻ kém gần 20 tuổ.i.
Nội dung phim bắt đầu bằng cảnh Mỹ Hằng (Thùy Trang đóng), nữ lao công, bắt gặp cảnh Trần Nhật Duy, chủ tịch của tập đoàn ND, bị chuốc thuố.c, rồi đưa vào phòng ngủ. Nữ lao công sau đó can ngăn, giúp chủ tịch trẻ tuổ.i thoát khỏi cái bẫy.
Bộ phim "Mẹ lao công học yêu" gây tranh cãi tại Việt Nam (Ảnh chụp màn hình).
Câu chuyện đưa đẩy sau đó khiến Mỹ Hằng và Nhật Duy tiến tới hôn nhân. Khi Nhật Duy dẫn Mỹ Hằng về ra mắt cha mẹ mới hay biết họ là bạn cũ hồi sinh viên. Thậm chí, cha Nhật Duy từng cầu hôn Mỹ Hằng nhưng bị từ chối.
Ngay từ khi ra mắt, phim đã b.ị ch.ê nhảm nhí, nhiều tình tiết bị xây dựng phi thực tế, nhằm mục đích thu hút người xem. Lời thoại trong phim cũng b.ị ch.ê gượng gạo.
Sau thời gian phát sóng, phim vừa kết thúc nhưng làn sóng tranh luận quanh bộ phim vẫn chưa dừng lại. Mẹ lao công học yêu bị nhận xét có cái kết nhảm nhí.
Cụ thể, sau khi giúp người yêu triệt hạ tập đoàn đối thủ, Mỹ Hằng tự tin khẳng định mình là người giàu nhất thế giới. Cô sống hạnh phúc bên cạnh người chồng kém 20 tuổ.i.
Tuy nhiên, ở phần ngoại truyện, Mỹ Hằng bất ngờ trở về hiện tại và phát hiện câu chuyện ngôn tình chỉ là một giấc mơ. Cái kết bất ngờ khiến Mẹ lao công học yêu vướng ch.ỉ tríc.h dữ dội từ phía khán giả.
Nhiều ý kiến cho rằng đạo diễn cố tình xây dựng những tình tiết lệch lạc gâ.y số.c rồi tạo ra một cái kết "ngoài sự tưởng tượng" của khán giả. Trên nhiều diễn đàn, nội dung và cái kết của Mẹ lao công học yêu gặp sự ch.ỉ tríc.h dữ dội từ công chúng.
Một cảnh trong bộ phim về đề tài tổng tài bá đạo - "Yêu em từ dạ dày" (Ảnh: QQ).
Thực tế, dòng phim ngắn quanh mô-típ tổng tài bá đạo và nữ chính nghèo, trong sáng đã được các nhà làm phim ngắn Trung Quốc khai thác từ vài năm nay. Song, tại quốc gia tỷ dân, dòng phim này cũng đối mặt với sự phản ứng từ công chúng và bị cấm trên một số nền tảng Trung Quốc.
Cụ thể, năm 2024, Tổng cục Phát thanh Truyền hình Trung Quốc ban hành 2 thông báo điều chỉnh việc sản xuất các phim ngắn về đề tài trung niên và phim có yếu tố "tổng tài bá đạo". Mục đích của 2 văn bản là nâng cao chất lượng sáng tác, xây dựng hệ sinh thái sáng tạo nghệ thuật lành mạnh.
Tổng cục Phát thanh Truyền hình Trung Quốc nhấn mạnh, những bộ phim ngắn lấy hình tượng doanh nhân làm nhân vật chính đại diện cho thành công, quyền lực và giàu có và kết hợp với cốt truyện lãng mạn phi lý chứa đựng nhiều tình tiết xa rời thực tế, tuyên truyền lối sống sai lệch.
Tại Trung Quốc, thể loại phim ngắn phát triển nhanh trên nền tảng trực tuyến từ năm 2022, trở thành một dòng phim mới, được khán giả yêu thích. Các bộ phim được xây dựng theo mô-típ tình cảm giữa nam chính giàu có và nữ chính ngây thơ nổi tiếng có thể kể tới: Yêu em từ dạ dày, Tôi rất thích em, Yêu tôi đừng nghĩ nhiều...
Trong văn bản, cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu các bộ phim ngắn về doanh nhân cần được xây dựng đúng thực tế, tránh tạo nên những kịch bản vô lý, khiến giới trẻ bị ảnh hưởng về tư tưởng.
"Các phim ngắn cần tạo môi trường dư luận tích cực cho sự phát triển kinh tế, tránh tập trung vào các xung đột tình yêu hay tranh chấp gia đình, đặc biệt là việc truyền bá quan điểm bám vào nhà quyền quý, kết hôn với nhà giàu", văn bản của Tổng cục Phát thanh Truyền hình Trung Quốc viết rõ.
Ngoài ra, cơ quan quản lý của Trung Quốc yêu cầu các nền tảng phát sóng phải kiểm duyệt kỹ, ngăn chặn các phim ngắn khai thác yếu tố sùng bái tiề.n bạc, phô trương quyền lực hay sự giàu sang.
Đóng phim rác, diễn viên Thùy Trang tự hạ thấp uy tín nghề nghiệp? Đóng vai chính phim rác "Mẹ lao công học yêu", Thùy Trang - diễn viên gạo cội, được đán.h giá cao về thực lực diễn xuất - gây tranh cãi. Phim rác gây phẫn nộ Phim chiếu mạng Mẹ lao công học yêu do một công ty sản xuất nổi tiếng thực hiện xoay quanh nhân vật Đinh Mỹ Hằng (Thùy Trang) -...