Phim về “rich kid siêu lừa đảo” có thật vừa ra mắt đã nhận điểm siêu ổn, netizen mê mệt với thời trang “đỉnh hơn Emily in Paris”?
Dựa trên câu chuyện có thật về “ nữ đạo chích” Anna Delvey, bộ phim mới ra mắt này đã khiến khán giả phát sốt vì sự gay cấn, khó tin.
Ngày 11/2 vừa qua, một bộ phim truyền hình mới vừa ra mắt có tên Inventing Anna đã ngay lập tức trở thành cơn sốt lớn trên thế giới. Dựa trên câu chuyện có thật về “thánh nữ lừa đảo” Anna Delvey, bộ phim truyền hình này thu hút khán giả ngay lập tức với những chiêu “giả danh rich kid”, qua mặt giới nhà giàu đầy tài tình của Anna. Không chỉ nhận về số điểm khá ổn, phim còn được khen ngợi bởi thời trang được đánh giá cao.
Trailer chính của Inventing Anna (Anna: Tiểu thư dựng chuyện)
Anna Delvey là một cô gái có thật, từng khiến cả thế giới sốc óc khi từ tay không đã gầy dựng nên một cuộc sống “rich kid” hào nhoáng. “Tiền trên thế gian này là vô hạn, nhưng người tài thì có hạn”, cô ta đã từng nói với nhà báo của New York Magazine sau khi bị bắt, lừa đảo lừa đảo nhiều nơi số tiền lên đến 275 nghìn đô.
Sử dụng tài năng ăn nói và sự lanh lợi của mình, cô kể cho thiên hạ rằng bản thân là con gái của một đại gia nước Đức và trong tài khoản của cô cũng đang có 60 triệu bảng chỉ chờ cô đủ tuổi là sẽ được sử dụng.
Anna Delvey ở đời thật
Trong nhiều bữa ăn hay chuyến du lịch hoành tráng, Anna tìm nhiều lý do để khiến bạn bè giàu có phải trả tiền cho mình. Có lúc thì viện cớ để quên ví trong vali, lúc thì làm mình làm mẩy để bạn bè muốn hào phóng ra tay trả tiền giúp. Rất nhiều người giàu đã bị cô nàng lừa mà chẳng mảy may nghi ngờ, vì Anna luôn dùng chiêu bài “tiền từ nước ngoài nên chuyển về ngân hàng Mỹ hơi khó”. Khi bị đòi tiền, cô nàng chỉ cười nhẹ với lý do là “quên mất”.
Hành trình lừa đảo của Anna kéo dài suốt thời gian dài. Phải đến khi bị bắt và bài báo được đăng tải, tên tuổi của cô mới ngay lập tức thu hút sự chú ý. Shonda Rhimes – nhà sản xuất hàng đầu của Hollywood (người đứng sau Bridgerton) đã ngay lập tức muốn chuyển câu chuyện của cô ta thành phim.
Nữ diễn viên Julia Garner tài năng thủ vai Anna
Inventing Anna nhận về số điểm 6,5 trên IMDb – một con số ổn áp. Phim có diễn xuất của Julia Garner tài năng trong vai Anna, khiến khán giả bị lôi cuốn ngay từ tập đầu cho tới tập cuối.
Không chỉ dừng lại ở đó, Inventing Anna còn xoay quanh hành trình “lật tẩy” chiêu bài lừa đảo của nhà báo đã từng vạch trần câu chuyện này. Câu chuyện “mèo vờn chuột” căng thẳng, thú vị này của Inventing Anna cũng là thứ khiến khán bị lôi cuốn.
Có khán giả cũng khen ngợi mảng thời trang của Inventing Anna. Thậm chí, một fanpage thời trang khá nổi tiếng còn khen quần áo của phim khá hơn cả Emily in Paris – đủ thấy chất lượng của Inventing Anna cũng hấp dẫn đến đâu.
Nhận diện những chiêu lừa tinh vi "nở rộ" trên mạng xã hội dịp cận Tết
Những chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội hoặc thông qua tin nhắn đang xuất hiện ngày càng nhiều trong dịp cận Tết, đòi hỏi người dân phải cảnh giác để tránh bị mất tiền cũng như thông tin cá nhân.
Dịp cuối năm là thời điểm nhiều người tăng cường mua sắm, đây cũng là cơ hội để những kẻ lừa đảo tung ra những "chiêu lừa" tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản hoặc thông tin cá nhân. Dưới đây là những chiêu trò lừa đảo đang "nở rộ" trên mạng xã hội trong thời điểm cận Tết mà bạn đọc cần nắm rõ để tránh trở thành nạn nhân.
Không ít người có nhu cầu tìm việc làm thêm vào dịp cận Tết hoặc trong Tết Nguyên đán, bởi lẽ tiền lương chi trả trong thời điểm này sẽ cao gấp nhiều lần so với những ngày làm việc bình thường. Những kẻ lừa đảo đã lợi dụng điều này để lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí lừa tiền của không ít người.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo sẽ đăng lên Facebook những bài viết có nội dung tuyển người làm trong dịp Tết, với mức lương hấp dẫn. Nhiều người có nhu cầu tìm việc sẽ liên hệ để ứng tuyển, lúc này, những tên lừa đảo yêu cầu họ cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, gửi ảnh căn cước công dân, bằng lái xe... với lý do cần nắm thông tin để sắp xếp công việc.
Trên thực tế, mục đích của những kẻ lừa đảo này là nhằm lấy cắp thông tin cá nhân của những người nhẹ dạ cả tin, sau đó yêu cầu họ phải trả cho chúng một khoản tiền (từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng), với lời đe dọa sẽ sử dụng những thông tin cá nhân có được (bao gồm số điện thoại, hình ảnh của thẻ căn cước...) để vay tiền thông qua các ứng dụng cho vay, với mức lãi suất rất cao.
Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng lỗ hổng của những ứng dụng cho vay tiền, khi chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân và ảnh thẻ căn cước công dân là đã có thể vay được tiền. Lo sợ bản thân sẽ phải mang những khoản nợ lãi suất cao, nhiều nạn nhân đã chấp nhận trả tiền cho những kẻ lừa đảo để chuộc lại thông tin cá nhân của mình.
Người dùng cần làm gì để tránh chiêu trò lừa đảo này?
Để tránh chiêu trò lừa đảo này, bạn tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt ảnh chụp thẻ căn cước công dân, ảnh chụp bằng lái xe... cho những người mà mình không quen biết, cũng như không đăng tải công khai những thông tin cá nhân lên mạng xã hội, tránh bị người khác lấy cắp và lợi dụng cho những mục đích xấu.
Đây là chiêu trò lừa đảo đã từng diễn ra nhiều lần trước đây, nhưng đặc biệt "nở rộ" trong dịp cuối năm. Theo đó, những kẻ lừa đảo sẽ gửi đến số điện thoại người dùng những tin nhắn mạo danh tổng đài của các ngân hàng lớn, với nội dung yêu cầu họ truy cập vào trang web của ngân hàng để nâng cấp hoặc xác nhận tài khoản... kèm theo đó là một đường link trang web.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây là tin nhắn lừa đảo và trang web cũng là giả mạo, với địa chỉ "nhái" theo tên miền chính thức của các ngân hàng, mà nếu người dùng không để ý có thể dễ dàng bị nhầm lẫn.
Khi truy cập theo đường link trong tin nhắn, người dùng sẽ được dẫn đến một trang web có giao diện gần giống với trang web chính thức của các ngân hàng. Tại đây, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản ngân hàng. Nếu khai báo thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng tại trang web giả mạo này, những kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt được tài khoản ngân hàng của người dùng, từ đó lấy cắp tiền từ tài khoản.
Phương thức chung của hình thức lừa đảo này là mạo danh ngân hàng bằng dịch vụ SMS Brandname. Đây là dịch vụ tin nhắn với thông tin người gửi sẽ hiển thị tên các tổ chức, doanh nghiệp... thay vì số điện thoại cụ thể. Tuy nhiên, lợi dụng lỗ hổng của dịch vụ này, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh hàng loạt tổ chức, doanh nghiệp và ngân hàng để gửi tin nhắn lừa đảo đến người dùng.
Đáng chú ý, do smartphone sẽ gộp chung các tin nhắn có chung tên người gửi vào chung một luồng tin nhắn, do vậy, các tin nhắn mạo danh ngân hàng sẽ bị gộp chung vào trong luồng tin nhắn cũ trước đây được gửi đến từ ngân hàng thật, điều này khiến nhiều người dùng bị qua mặt và mắc bẫy những kẻ lừa đảo.
Người dùng cần làm gì để tránh chiêu trò lừa đảo này?
Để tránh "sập bẫy" của những đối tượng lừa đảo, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản hay mật khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Kiểm tra kỹ đường link trang web trước khi truy cập để đảm bảo rằng đó là trang web chính thức của ngân hàng. Trong trường hợp không may rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo, người dùng cần liên hệ ngay với ngân hàng đang sử dụng để nhận được sự hỗ trợ.
Dịp cận Tết, nhiều thương hiệu lớn sẽ có những chương trình khuyến mãi để kích thích thị trường. Lợi dụng điều này, những kẻ lừa đảo sẽ gửi đến người dùng Facebook những tin nhắn thông báo trúng thưởng, với những phần thưởng có giá trị cao như xe máy, TV, tủ lạnh hoặc tiền mặt... kèm theo đó là một đường link trang web, mà sau khi người dùng truy cập sẽ yêu cầu họ đăng nhập vào tài khoản Facebook để được nhận thưởng.
Trên thực tế, đây chỉ là một chiêu trò lừa đảo để lấy cắp tài khoản Facebook của người dùng. Sau khi đăng nhập vào tài khoản Facebook trên trang web lừa đảo, thông tin đăng nhập Facebook sẽ lập tức bị những kẻ lừa đảo ghi nhận và chiếm đoạt tài khoản.
Khi đã chiếm đoạt được tài khoản Facebook của người dùng, những kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục sử dụng tài khoản này để liên hệ với những người có trong danh sách bạn bè để mượn tiền hoặc nhờ nộp thẻ điện thoại... nhằm chiếm đoạt tài sản.
Người dùng cần làm gì để tránh chiêu lừa đảo này?
Các thương hiệu lớn thường không liên hệ trực tiếp với người dùng qua Facebook để thông báo về các chương trình trúng thưởng. Trên thực tế, đây là một chiêu trò lừa đảo khá phổ biến và xuất hiện từ lâu, nhắm vào sự nhẹ dạ cả tin của người dùng để trục lợi, do vậy, bạn tuyệt đối không truy cập vào những đường link trang web được gửi đến thông qua tin nhắn trên Facebook, tránh bị mất tài khoản mạng xã hội.
Với chiêu trò này, những đối tượng lừa đảo sẽ tự xưng là nhân viên của nhà mạng, gọi điện đến người dùng để thông báo hỗ trợ nâng cấp miễn phí SIM điện thoại từ 4G lên 5G, kèm theo nhiều quà tặng miễn phí... Những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng gửi tin nhắn theo cú pháp để nâng cấp, nhưng thực chất bước này để lừa khách hàng kích hoạt SIM mới trên thiết bị của kẻ lừa đảo và thay thế cho SIM hiện tại của khách hàng.
Nếu người dùng tin tưởng làm theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn có mã OTP đến số điện thoại của khách hàng để xác nhận thay đổi. Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng đọc mã OTP được gửi tới và thuyết phục rằng mã OTP này để nâng cấp SIM điện thoại. Khách hàng làm theo yêu cầu, cung cấp mã OTP cho kẻ lừa đảo và SIM lập tức bị vô hiệu hóa, hoàn toàn không sử dụng được do kẻ lừa đảo đã chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại của người dùng.
Trong ít phút sau đó, đối tượng lừa đảo sẽ liên hệ nhà mạng để truy vấn số CMND của nạn nhân. Do có quyền kiểm soát cả số điện thoại và thông tin số CMND, chúng tiếp tục gọi điện lên tổng đài của ngân hàng để yêu cầu cấp lại tài khoản đăng nhập internet banking qua email, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng và chuyển hết tiền trong tài khoản của khách hàng sang tài khoản ở các ngân hàng khác.
Chiêu thức lừa đảo này đã xuất hiện từ vài năm trước, tuy nhiên thời gian gần đây xảy ra nhiều hơn do nhiều khách hàng có nhu cầu nâng cấp sim 4G, 5G. Các nhà mạng và ngân hàng cũng thường xuyên đưa ra các cảnh báo giúp khách hàng nâng cao cảnh giác, tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp khách hàng bị "sập bẫy" kẻ gian.
Người dùng cần làm gì để tránh chiêu lừa đảo này?
Để tránh chiêu trò lừa đảo này, người dùng cần chủ động liên hệ và xác minh thông tin trực tiếp với tổng đài hỗ trợ chính thức của các nhà mạng và ngân hàng nếu có nhu cầu thay đổi các dịch vụ. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin như mật khẩu, tên đăng nhập hoặc mã OTP cho người khác. Ngoài ra, người dùng nên sử dụng các ứng dụng để tạo mã OTP xác nhận trên smartphone, thay vì sử dụng hình thức xác nhận OTP thông qua tin nhắn SMS, có thể bị kẻ xấu đánh cắp từ xa bằng cách chiếm đoạt SIM và số điện thoại của người dùng.
Nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng mạnh trong dịp cận Tết, trong đó nhiều người thường lựa chọn mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử hoặc trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo... Lợi dụng tâm lý này, nhiều kẻ lừa đảo đã thực hiện hành vi bán hàng giả hoặc thậm chí tráo hàng cho người dùng.
Theo đó, nhiều kẻ lừa đảo đã lập nhiều tài khoản Facebook và chạy quảng cáo để rao bán những sản phẩm mà nhiều người cần trong dịp Tết, như áo quần, bánh kẹo hoặc mỹ phẩm... những sản phẩm này sẽ được bán với giá rẻ hơn đáng kể so với mặt bằng của thị trường. Thông thường, những kẻ lừa đảo này sẽ yêu cầu người dùng trả tiền trước để được hưởng các ưu đãi như miễn phí ship hoặc được tặng thêm quà...
Khi người dùng đặt mua các sản phẩm này, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi những loại hàng không đúng như quảng cáo, với giá trị thấp hơn rất nhiều so với số tiền mà người dùng đã bỏ ra để mua sản phẩm. Thường những đơn hàng này sẽ không cho phép mở hàng để kiểm tra ngay khi nhận.
Đôi khi, những kẻ lừa đảo còn tinh vi đến mức giả làm người giao hàng để nhận tiền trực tiếp từ người mua, rồi nhanh chóng rời đi ngay sau khi nhận tiền mà không để người mua kịp kiểm tra hàng.
Nhiều người dùng chủ quan sau khi nhận hàng đã không kiểm tra ngay, mà để một thời gian mới mở gói hàng. Lúc nhận ra hàng mình nhận được không đúng như sản phẩm đã đặt mua nhưng khi liên lạc lại với phía người bán thì đã bị chặn mọi liên lạc, từ Facebook đến số điện thoại, lúc này, người dùng mới biết mình đã bị lừa mà không có cách nào để giải quyết do không còn liên hệ được với người bán mà tiền thì đã thanh toán.
Người dùng cần làm gì để tránh chiêu lừa đảo này?
Để tránh kiểu lừa đảo này, người dùng nên đặt mua sản phẩm thông các sàn thương mại điện tử lớn và uy tín, xem kỹ đánh giá về người bán trước khi mua hàng. Hiện các sàn thương mại điện tử có những cách khác nhau để ngăn chặn tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng như cho phép người dùng trả lại sản phẩm rồi hoàn tiền; giữ tiền thanh toán một thời gian trước khi chuyển cho phía người bán đề phòng trường hợp người mua khiếu nại và trả lại hàng do không nhận đúng sản phẩm...
Ngoài ra, người mua cũng nên kiểm tra hàng ngay khi nhận và chỉ trả tiền khi đã nhận đúng sản phẩm mình đặt mua. Để đề phòng, người dùng cũng nên quay video lại quá trình mình mở hộp đựng sản phẩm để có thể khiếu nại nếu cần.
Trên đây là một vài chiêu trò lừa đảo tinh vi được nhiều kẻ xấu lợi dụng để thực hiện trong thời điểm cận Tết Nguyên đán, bạn đọc nên nắm rõ để không trở thành nạn nhân, tránh trường hợp vừa mất tiền vừa khiến tâm lý trở nên không thoải mái khi Tết đang đến gần.
Nhận diện những chiêu lừa tinh vi "nở rộ" trên mạng xã hội dịp cận Tết https://dantri.com.vn/suc-manh-so.htm
Giao dịch tiền số, nhà đầu tư Việt "bốc hơi" số tiền lớn vì chiêu trò lừa đảo mới? Một nhà đầu tư Việt đã lên tiếng cảnh báo về trường hợp bị lừa khi giao dịch USDT trên Binance, số tiền thất thoát lên đến hơn 50 triệu đồng. Binance P2P là nền tảng giao dịch tiền mã hóa ngang hàng giữa người dùng và người dùng (peer-to-peer). Trên nền tảng Binance P2P, người dùng có thể mua và bán các...