Phim về cô gái bán hoa thành vợ tỷ phú hay nhất thế kỷ
Dù vào vai một cô gái bán hoa nhưng bộ phim này lại giúp Julia Roberts đươc mệnh danh “Người đàn bà đẹp”.
Thế giới điện ảnh có nhiều bộ phim hay nhưng không có cơ hội lan tỏa rộng rãi đến khán giả. Ai đã xem những bộ phim này đều muốn chia sẻ đến mọi người bởi sự cảm động, sâu sắc, nhân văn, lãng mạn… Những bộ phim như thế sẽ được giới thiệu tới độc giả vào lúc 11h, thứ 5 hàng tuần, mời các bạn đón đọc!
Julia Roberts là một trong những nữ diễn viên người Mỹ nổi danh ngay từ khi mới mười chín, đôi mươi. Bộ phim Pretty Woman đã mang về cho cô cả danh tiếng cũng như tiền bạc. Bộ phim này được chiếu từ năm 1994, được coi là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Julia Roberts.
Tuy nhiên, thời điểm từ thập niên 90 cho đến nay, không phải khán giả nào cũng có cơ hội thưởng thức bộ phim này. Thậm chí nhiều người còn không hiểu danh xưng “người đàn bà đẹp” của Julia Roberts đến từ đâu.
Danh xưng “người đàn bà đẹp” gắn liền với Julia Roberts từ sau bộ phim này
Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật với bố mẹ đều là những nhà biên kịch giàu kinh nghiệm nhưng thủa nhỏ, Julia Roberts mơ ước trở thành bác sĩ thú y thay vì là diễn viên. Nhưng giấc mơ thời thơ trẻ của cô cũng không thể trưởng thành, do diễn xuất gần như đã ăn sâu vào máu thịt Julia Robert. Năm 21 tuổi, cô bắt đầu đóng phim và một năm sau đó, nữ diễn viên trẻ đã có một đề cử Oscar đầu tiên trong đời, cùng với giải thưởng Quả cầu vàng danh giá không kém.
Vẻ ngoài xứng đôi của cặp nam nữ chính trong phim
Tài năng diễn xuất của Julia Roberts là lý do để bộ phim Pretty Woman trở thành một trong những tác phẩm ăn khách nhất thập niên 90 cũng như mang về cô đề cử Oscar thứ hai cho “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” và thắng giải Quả cầu vàng.
Nội dung của Pretty Woman giống như một câu chuyện cổ tích với mô tuýp “hoàng tử và Lọ Lem” vô cùng quen thuộc nhưng được biến tấu để phù hợp với nước Mỹ hiện đại. Đó là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa một cô gái điếm và một chàng tỉ phú thành đạt. Sau 7 ngày bên nhau, cả hai đã nhận ra đối phương chính là tình yêu không thể thiếu của mình.
Bộ phim chỉ đơn giản đến như vậy, nhưng điều khiến Pretty Woman trở thành một trong những biểu tượng của điện ảnh nước Mỹ lại chính là sự xuất hiện của cặp đôi diễn viên chính Richard Gere và Julia Roberts.
Trong vai một tỷ phú giàu có, Richard Gere gần như chiếm được cảm tình của tất cả những khán giả nữ khi xem bộ phim này. Trong vai Edward Lewis – một người đàn ông cô độc, quyết đoán và có phần nhẫn tâm, Richard Gere còn khiến khán giả không thể nào quên bởi vẻ ngoài điển trai và phong thái ung dung đến mức lạnh lùng của mình.
Vào thời điểm Pretty Woman ra mắt, nam diễn viên chính của phim đã bước sang lứa tuổi trung niên. Nhưng trong mắt các khán giả, nhân vật Edward Lewis vẫn giữ vững được phong độ và trở thành một “tượng đài hoàng tử” khiến người xem nhớ mãi về sau.
Phim là giấc mơ cổ tích của nhiều thiếu nữ
Video đang HOT
So với nam diễn viên Richard Gere thì thời điểm đóng Pretty Woman, Julia Roberts mới vừa bước sang tuổi 23. Sự cuốn hút không thể chối từ của nữ diễn viên toát ra từ vẻ ngoài ngọt ngào khiến người ta mê đắm.
Trong phim, Julia Roberts vào vai cô gái bán hoa Vivian Ward. Nhưng có lẽ, Julia Roberts cũng chính là “cô gái điếm” lạ lùng nhất trong lịch sử. Vì thông thường những vai diễn như vậy, các nhân vật thường có một quá khứ đầy gai góc. Những cô gái điếm như Vivian sẽ thường có hai trạng thái để đối phó với thế giới này, hoặc buông thả hoặc chống cự gay gắt.
Nhưng dù ở dưới tầng đáy xã hội, chưa một lần nào Vivian tuyệt vọng, hoặc chí ý là để người khác thấy được sự tuyệt vọng. Lâm vào hoàn cảnh này, chính cô cũng biết đó là do quá khứ ngu ngốc của mình với những người đàn ông ngu ngốc.
Nhưng Vivian không thù địch cả thế giới, không thù địch tất cả mọi người. Cô ngọt ngào và rạng rỡ trong mọi hoàn cảnh. Và cuối cùng, thế giới cũng ngọt ngào lại với cô bằng một cái kết có lẽ chỉ xảy ra trong phim, vì nó quá hoàn mỹ. Một cô gái bán hoa trở thành vợ của tỷ phú, với một cuộc sống thượng lưu khiến vạn người ước ao.
“Cô gái điếm” Vivian với một vẻ ngoài luôn luôn ngọt ngào
Cũng chính nhờ bộ phim này, Julia Roberts được mệnh danh “người đàn bà đẹp”. Nhưng cái đẹp của cô, hay của chính nhân vật Vivian là ở một tâm hồn luôn luôn mỉm cười với người khác, không bao giờ tham lam và có chút gì đó ngốc nghếch.
Trong Pretty Woman, nhân vật Vivian của Julia Roberts luôn rạng ngời với nụ cười trên khuôn miệng rộng. Và nụ cười đó cũng đã trở thành thương hiệu cho nữ diễn viên, một điểm nhấn để khán giả nhớ mãi về sau này.
Vốn là một bộ phim cổ tích thời hiện đại, nên Pretty Woman cũng có kết cấu khiến người xem thỏa mãn. Đặc biệt là thời điểm Vivian bắt đầu hòa nhập với thế giới thượng lưu, mua sắm không tiếc tay.
Từ một cô gái bán hoa có con mắt thẩm mỹ cực kỳ tệ hại, Vivian cũng như được gột rửa nhiều lần với những bộ trang phục hoa mỹ. Nhưng ở nhân dạng nào, cô vẫn là cô, một cô gái vừa ngây thơ đáng yêu lại vừa cuốn hút.
Bộ phim có khác nhiều cảnh táo bạo của cặp đôi nam nữ chính
Dù chưa từng được xếp vào lớp những bộ phim kinh điển nhưng Pretty Woman cũng đủ trở thành một trong những bộ phim có độ phổ biến cao trên toàn thế giới. Nhiều chi tiết trong phim được đưa vào những ấn phẩm văn hóa khác nhau như tiểu thuyết, thơ hay truyện.
Được sản xuất từ những năm 90 nhưng Pretty Woman vẫn được dán nhãn R với những cảnh nóng đầy táo bạo của cặp đôi diễn viên chính. Nhưng những cảnh phim này hài hòa với bộ phim một cách đáng ngạc nhiên. Hài hòa vì Pretty Woman là một bộ phim tình cảm nhưng đặc biệt hơn với nhân vật là một cô gái điếm. Nên sự cởi mở, nồng cháy và nóng bỏng càng làm cho bộ phim chân thực và hấp dẫn hơn.
Sau nhiều thập kỷ, Pretty Woman vẫn là bộ phim ấn tượng nhất của Julia Roberts. Bộ phim giúp một diễn viên trẻ còn non tuổi nghề nhận được những đề cử quý báu cũng như số tiền thù lao khủng lồ, vụt bước lên hàng ngũ những ngôi sao hạng A. Dù vai diễn trong phim là một cô gái điếm thì nhờ Pretty Woman, Julia Roberts đã trở thành một biểu tượng sắc đẹp của Hollywood.
Theo Danviet
Bộ phim ngập tràn ẩn ý phồn thực của Trần Anh Hùng
Xuyên suốt bộ phim của đạo diễn gốc Việt là những ẩn ý về "tính nữ" và vòng tuần hoàn của thời gian.
Cái tên Vĩnh Cửu (Éternité) của bộ phim hay hơn tên sách gốc (Nét duyên goá phụ - l'élégance des neuves) thật nhiều. Vĩnh cửu, ở cái nghĩa tương đối, chính là sự tuần hoàn. Tình yêu vĩnh cửu nghĩa là tình yêu ở cái khoảnh khắc thăng hoa nhất của hai người yêu nhau, nó bất biến và trường tồn, nó không thể quên.
Cái khoảnh khắc đó, ngắn như một sát na, nhưng nó sẽ lặp lại, ở một mối tình khác, câu chuyện khác, nhưng sự thăng hoa vẫn vậy, trọng vẹn và trường tồn.
Vĩnh cửu, vòng lặp vĩnh cửu của sự sống và cái chết, ở đó sự sống sinh ra trong cái chết, cái chết nằm ngay bên cạnh sự sống, không phải sự tái sinh, mà là sự chuyển đổi, để vũ trụ vận hành, giữa sinh và diệt. Nên nó vĩnh cửu, không phải một trạng thái kéo dài đến vô cùng, mà một vòng tuần hoàn luân chuyển đến tận cùng, với tất cả những vệ tinh xung quanh đó, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tuyệt vọng...
Hiện tại chính là quá khứ, tương lai chính là hiện tại, xuân hạ thu đông rồi lại xuân, vĩnh cửu, vòng lặp của kiếp người trong sự bất biến của thời gian.
Éternité là bộ phim mới nhất của đạo diễn Việt kiều nổi tiếng
Chọn một ý tứ như vậy, Trần Anh Hùng đã chọn những khoảnh khắc để biến nó thành vĩnh cửu. Vì ở trong sự vô cùng, ý nghĩa của cuộc đời mỗi người không còn nữa, mà nhường chỗ cho sự sống - chết, sự sinh tồn, sự kế thừa.
Có lẽ vì thế, Trần Anh Hùng mặc nhiên triệt tiêu hết tính cách của nhân vật, anh "điểm hoá" bộ phim, tạo thành một catalog, tập hợp những điểm trong hành trình tồn tại của một gia đình qua nhiều thế hệ.
Đó là những điểm kế tiếp giữa sự ra đời những đứa trẻ, và những cái chết lấy mất khỏi họ những người thân yêu. Nụ cười kế theo giọt nước mắt, trẻ con thành người lớn, người lớn lại cho ra đời những đứa trẻ.
Trần Anh Hùng chọn một bối cảnh tuyệt đẹp, ở thời kì "belle Epoque" cái thời kì mà ai đủ mơ mộng cũng đều mong được sống ở đó. Bối cảnh là một dinh thự lộng lẫy, đậm chất quý tộc, với màu sắc được làm tươi một cách rực rỡ. Bộ phim hầu như chỉ được đặt quay ở trong khu dinh thự, những cảnh nội, cảnh ngoại được lựa chọn kĩ và được sắp đặt với một ý đồ lộ liễu, không cần che giấu.
Trên nền bối cảnh rực rỡ như vậy, nhân vật hiện ra với rất nhiều cảnh tĩnh, góc máy được di chuyển chậm, kiên nhẫn và toan tính để tạo nên những khung hình đẹp chỉn chu nhất.
"Tính nữ" ngập tràn trong phim
Những khuôn hình về một gia đình sống qua nhiều thế hệ, mà ngay cảnh đầu tiên, cú lia máy ngang, rồi tiến về phía trước để cận cảnh vào một gia đình gồm hai vợ chồng và ba đứa con gái.
Trần Anh Hùng "ném" người xem ngay một điểm cố định của một gia đình, không có đầu không có cuối, chỉ có giọng kể, như người đọc truyện đêm khuya bắt đầu kể về gia đình đó.
Tập trung vào nhân vật nữ trong gia đình, như cách đạo diễn vẫn luôn rất nhạy cảm với phụ nữ qua các bộ phim trước đó. Vì phụ nữ, những người mang trong mình thiên chức làm mẹ, những người mang nỗi niềm thầm lặng luôn hướng đến gia đình, hướng đến sự sinh trưởng của con cái, và đau đớn vô cùng trước những nỗi mất mát.
Ở phụ nữ, có một đặc điểm mà khiến người ta vô cùng thương cảm, đó là không có khả năng che giấu nỗi đau, cũng như niềm hạnh phúc, nên Vĩnh Cửu, như nó vốn là một danh từ giống cái trong tiếng Pháp, không gì có thể biểu đạt tốt hơn là phụ nữ.
Phim chỉ xoay quanh phạm vi một gia đình
Những cái ôm, những cái hôn với mật độ lớn, mang ý đồ sắp đặt rất rõ ràng, lặp đi lặp lại, đôi khi ta thấy thật giả tạo. Nhưng hãy nhìn bằng con mắt nhìn vào tổng quát, con mắt nhìn vào vĩnh cửu, ta sẽ thấy được ra, đó chỉ là sự quy ước, quy ước của đạo diễn, để mộ phỏng sự vĩnh cửu bằng tình yêu thương, bằng những cái ôm, vui, buồn, những cái hôn nhẹ nhàng để chia sẻ cảm xúc. Quy ước để bộ ảnh catalog mang tên Éternité được hoàn thiện, trọn vẹn và tuyệt đẹp.
Một cái đẹp "nữ tính", cái đẹp hoàn hảo đã triệt tiêu mọi điều. Trần Anh Hùng triệt tiêu tính cách, triệt tiêu xung đột, triệt tiêu hành trình của nhân vật. Bộ phim chỉ là một sự phát triển tuyến tính của một thế hệ, xen vào đó, là những kí ức phi tuyến, những đoạn hồi tưởng, được kết nối trực tiếp đến hiện tại, như sự tham chiếu, như sự tương đồng hoặc tương phản về mặt cảm xúc, niềm vui nối với niềm vui, nỗi buồn nối với niềm vui, và nỗi buồn nối với nỗi buồn.
Đó chính là cái đẹp. Duy Mỹ và Thánh Thiện.
Đạo diễn gốc Việt - Trần Anh Hùng
Nhưng ngoài Duy Mỹ và Thánh Thiện, thì phim còn lại gì, chẳng có gì nhiều, khi ý tứ đã bị quy về vĩnh cửu, thì hành trình trở thành sự nông cạn, mọi dụng công để cố gắng bồi đắp nhân vật là vô nghĩa.
Hiểu theo nghĩa đó thì thấy Trần Anh Hùng đã làm đúng. Nhưng chính vì khi người ta chẳng thể cảm nhận được hành trình, ngoài vô số những cảnh xen lẽ nhau giữa sinh đẻ và cái chết, thì bộ phim trở nên đơn điêu vô cùng, nó là một album ảnh gia đình, mà mỗi cảnh mở ra, là một bức ảnh được lật sang trang mới, với giọng giới thiệu của những người nắm rõ ai trong bức ảnh, vậy thôi.
Đạo diễn không cho nhân vật tính cách, ngoài những nụ cười, những câu thoại ít ỏi, chỉn chu, những góc máy sang trọng, trong một bối cảnh quý tộc sang trọng đầy vẻ trưởng giả.
Một bối cảnh mà ở đó, đạo diễn triệt tiêu hết mọi thứ liên quan bao gồm, người giúp việc, công việc của từng người, chỉ còn lại cử chỉ, ánh mắt, thái độ và sự nhạy cảm của nhân vật, của bức ảnh trong một album, mà nó sẽ truyền tay nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, về sự sinh sôi, và cái chết, về sự tồn tại luân chuyển từ nhân vật này qua nhân vật khác, trên nền nhạc của những bản nhạc cổ điển bất hủ của Beethoven, Listz, Ravel, Debussy...
Xét cho cùng, bộ phim là một cảnh trí, trong cảnh trí đó là phả hệ của một gia đình, trong gia đình đó nổi bật lên là những người phụ nữ, phụ mang sự sống, và họ tiễn đưa cái chết.
Cái cảnh trí đó, được nối liền với nhau bằng những hoạt cảnh, tại những thời điểm cố định trong chiều tuyến tính của thời gian, trong mỗi hoạt cảnh, tình yêu thương, "nhân tính", thái độ "nhân văn" được thể hiện bằng những nụ hôn, những cái ôm, nụ cười và nước mắt.
Cứ vậy, đạo diễn, đưa vào đó sự Vĩnh Cửu, một cảnh trí vĩnh cửu, của quy luật sống-chết trường tồn trong vũ trụ này.
Trailer phim "Vĩnh cửu":
Theo Danviet
Bật mí về phim khỏa thân của "người đàn bà đẹp" Phim "Pretty Woman" của Julia Roberts có những câu chuyện hậu trường đặc biệt. Ngày 19.7 vừa qua, đạo diễn Garry Marshall của phim Pretty Woman (Người đàn bà đẹp) qua đời vì căn bệnh viêm phổi. Ông ra đi nhưng khán giả vẫn nhớ về tác phẩm điện ảnh xuất sắc của ông. Pretty Woman ra mắt năm 1990 đã gây sốt...