Phim TVB – Nhà vô địch “đụng hàng”
Ngoài việc nổi tiếng nhờ những bộ phim hay, TVB còn “nức danh” ở khoản… chuyên đụng hàng chính mình.
TVB vốn được biết đến như một trong những nhà sản xuất phim ảnh xuất sắc nhất nhì tại châu Á song “tiết kiệm” thì cũng vào loại thượng thừa. Bởi vậy, việc sử dụng lại trang phục trong các phim của TVB là chuyện thường ngày ở huyện. Song, chính những sự trùng hợp này lại khiến khán giả cảm thấy vô cùng thích thú.
Tuyên Huyên có thể xem là “nữ hoàng đụng hàng” trong phim TVB.
Trang phục của cô trong “Thi Công Kỳ Án II” trùng với Xa Thi Mạn trong “Phụng Hoàng Lâu”
Tuyên Huyên trong “Tầm Tần Ký” và Châu Lệ Kỳ trong “Mưu dũng kỳ phùng”
Đàm Tiểu Hoàn trong “Thái sắc thế giới” và Tuyên Huyên trong “Lưu kim tuế nguyệt”
Trong “Hồ sơ công lý V”, cô và bạn diễn Trần Tuệ San mặc chung một chiếc áo
Đặc biệt, Tuyên Huyên còn không ít lần… tự đụng hàng.
Ví dụ như trong “Lưu kim tuế nguyệt”, cô đã 2 lần mặc lại trang phục
của chính mình trong “Lôi đình đệ nhất quan”
Tuyên Huyên cũng tái sử dụng quần áo trong “Hồ sơ công lý V” và “Lưu kim tuế nguyệt”
Lê Tư cũng không hề thua kém Tuyên Huyên trong khoản… đụng hàng
Video đang HOT
Trong “Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2000″, quân chúa Triệu Mẫn
lần lượt “chung áo” với Gia Bích Nghi trong “Kim Bài Băng Nhân”
… Đằng Lệ Minh trong “Tầm Tần Ký”
… và Trần Diệu Anh trong “Tẩy Oan Lục”
Lê Tư trong “Thâm Cung Nội Chiến” cũng có rất nhiều lần đụng hàng.
Đầu tiên là Diệp Tuyền trong “Vân Hải Ngọc Cung Duyên”
Và Lý Thể Hoa – cũng trong phim “Vân Hải Ngọc Cung Duyên”
Quách Ái Minh trong “Trạng sư Tống Thế Kiệt” và Lê Tư trong “Phụng Vũ Hương La”
Trần Ngọc Liên trong “Đấu trí” và Lê Tư trong “Châu Quang Bảo Khí”
Xa Thi Mạn tự đụng hàng trong “Tây Quan đại thiếu” và “Thất tỷ muội”
Tuyết Nhi trong “Tầm Tần Ký” và Trương Khả Di trong “Hán Sở kiêu hùng”
Cố Kỷ Quân trong “Lạc Thần” và Thang Doanh Doanh trong “Hán Sở kiêu hùng”
Mã Tuấn Vỹ trong “Bích Huyết Diêm Kiêu” và Ngô Trác Hy trong “Cân Quắc Kiêu Hùng”
Mã Đức Chung trong “Bao la vùng trời” và “Phụng Hoàng Lâu”
và Ngô Trác Hy trong “Ba bất đắc ba ba”
Thái Thiếu Phân trong “Châu Quang Bảo Khí” và Giang Nhược Lâm trong “Học cảnh thư kích”
Quan Vịnh Hà trong “Tứ Đại Tài Tử” và Dương Di trong “Quái hiệp Nhất Chi Mai”
Lâm Phong trong “Tầm Tần Ký” và Tưởng Chí Quang trong “Hán Sở kiêu hùng”
Cổ Thiên Lạc trong “Tầm Tần Ký” và Mã Quốc Minh trong “Quái hiệp Nhất Chi Mai”
Lâm Gia Đống trong “Tứ Đại Tài Tử” và Mã Quốc Minh trong “Tái Sinh Duyên”
Dương Di trong “Đại Đường Long Châu” và Lý Thi Vận trong “Bản thảo dược vương”
Trương Trí Lâm trong “Anh hùng xạ điêu 1994″ và Cổ Thiên Lạc trong “Viên nguyệt loan đao”
Mã Quốc Minh trong “Hạ Nhất Trạm Thái Hồng” và Ngô Trác Hy trong “Học Cảnh Hùng Tâm”
Quan Vịnh Hà trong “Miêu Thúy Hoa” và Hoàng Dật Đồng trong “Thâm cung nội chiến”
Mã Tuấn Vỹ trong “Lạc Thần”, Ngô Trác Hy trong “Tây Sương Kỳ Duyên”
và Tào Vĩnh Liêm trong “Thịnh Thế Nhân Kiệt”
Ngô Trác Hy trong “Cân Quắc Kiêu Hùng” và Mã Tuấn Vỹ trong “Bồ Tùng Linh”
Theo kenh14
Điểm danh những bộ phim Hong Kong 'xuyên không'
Mở đầu cho trào lưu làm phim truyền hình có nội dung vượt thời gian không phải là "Chuyện tình vượt thời gian" của Hàn Quốc, mà là "Cỗ máy thời gian" (Tầm Tần ký) của TVB với bộ ba Cổ Thiên Lạc - Tuyên Huyên - Lâm Phong.
Điểm lại những bộ phim vượt thời gian:
Cỗ máy thời gian (2001)
Cỗ máy thời gian được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Huỳnh Dị, kể về cuộc hành trình trở về thời chiếc quốc của chàng đặc công Hạng Thiếu Long rất được khán giả yêu thích vì mới lạ.
Cổ Thiên Lạc đã đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc TVB nhờ đóng vai Hạng Thiếu Long và đây cũng là vai chia tay màn ảnh nhỏ của anh. Mất đi nam diễn viên đình đám, TVB lăng xê thành công Lâm Phong khi anh vào vai Tần Thủy Hoàng trong tác phẩm cùng tên.
Quá khứ và hiện tại (2003)
Nếu trong Cỗ máy thời gian Hạng Thiếu Long từ thời hiện đại vượt thời gian về quá khứ, thì ở bộ phim này, vì hành thích Ung Chính, nàng Lã Tứ Nương đã "bay" từ thời nhà Thanh đến đặc khu Hong Kong sầm uất, xảy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười.
Trương Khả Di rất thành công với vai Lã Tứ Nương, đoạt liền hai giải thưởngTVB. Riêng nam diễn viên Giang Hoa (vai Ung Chính) cũng có mặt trong danh sách 10 vai diễn được yêu thích nhất năm 2003.
Vụ án kỳ bí (2004)
Không có chuyện vượt thời gian nhưng bộ phim Vụ án kỳ bí là cuộc đối thoại giữa chàng cảnh sát hình sự Thiên Quang với cha anh, người đã chết cách đây 20 năm. Giữa lúc đang gặp khó khăn trong việc điều tra vụ án sát thủ liên hoàn phức tạp, Thiên Quang phát hiện một chiếc điện thoại cũ đang đổ chuông. Anh rất bất ngờ khi đầu dây bên kia là giọng nói của đấng sinh thành và ông đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp anh phá án.
Phim có mặt Quách Tấn An, Trần Tuệ San, Hứa Thiệu Hùng, Thương Thiên Nga, Ngô Mỹ Hạnh, Đặng Kiện Hoành... đạt tỷ suất khán giả khá cao trong năm 2004 trên màn ảnh nhỏ TVB.
Hổ phụ sinh hổ tử (2009)
Bộ phim TVB này có mặt Ngô Trác Hy, Trần Cẩm Hồng, Hồ Hạnh Nhi, Dương Tư Kỳ, Hồ Định Hân... kể về mối quan hệ không mấy tốt đẹp của cha con nhà họ Sở. Sở Từ (Ngô Trác Hy đóng) luôn chê bai cha anh - Sở Phàm (Trần Cẩm Hồng đóng) là người lạc hậu và không bao giờ muốn trở thành bản sao lạc hậu của ông. Tình cờ, Sở Từ vượt thời gian trở về thập niên 60, gặp lại người cha đang ở độ tuổi thanh niên, tình cha con bỗng chốc trở thành tình anh em.
Cung tỏa tâm ngọc (2011)
Đây là bộ phim thành công nhất trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc năm 2011, lăng xê thành công đôi diễn viên Dương Mịch - Phùng Thiệu Phong.
Trong phim Dương Mịch đóng vai Lạc Tình Xuyên - một cô gái hiện đại, là người thừa kế một tiệm đồ cổ quý giá. Vào hôm tổ chức lễ đính hôn, cô bị cuốn hút vào một bức tranh mỹ nữ treo trên tường, vượt thời gian trở về thời nhà Thanh. Cuộc sống mới của cô ở đây bắt đầu từ công việc một cung nữ. Do Lạc Tình Xuyên thuộc lòng lịch sử nên sự thông minh cũng như "tài" dự đoán của cô khiến Tứ A Ca (sau này là vua Ung Chính, Hà Thịnh Minh đóng) và Bát A Ca (Phùng Thiệu Phong đóng) ngưỡng mộ, cùng đem lòng yêu.
Bộ bộ kinh tâm (2011)
Tuy có cùng bối cảnh và "đụng hàng" về ý tưởng với Cung tỏa tâm ngọc, nhưng Bộ bộ kinh tâm kể một câu chuyện khác hẳn là cô nhân viên văn phòng Trương Hiểu, sau khi bị xe đụng đã trở về thời nhà Thanh. Trong chốn hậu cung, cô là thiếu nữ 16 tuổi Nhược Hy ngang tàng, thường cùng các a ca "đấu võ mồm", đánh nhau với các cung nữ. Thời gian thấm thoắt trôi qua, cô nương bướng bỉnh năm nào đã dần trưởng thành, lại tiếp tục cuốn vào cuộc tranh giành ngôi vị của chín vị hoàng tử.
Bộ phim này đã tạo nên tên tuổi của nữ diễn viên trẻ Lưu Thi Thi (vai Nhược Hy), mang lại mùa xuân thứ hai trong sự nghiệp của Ngô Kỳ Long (vai Tứ A Ca) và giúp ngôi sao TVB Trịnh Gia Dĩnh (vai Bát A Ca) nổi tiếng bên Trung Quốc.
Trở về thời Tam Quốc (2012)
Nhân vật chính trong phim là Tư Mã Tín - một thanh niên nghiện game đến quên ăn quên ngủ. Chơi game Cường bá tam quốc, anh chàng nhập vai Gia Cát Lượng với những chiến thắng lẫy lừng, được các game thủ xưng "Vũ trụ thần win". Thế rồi một cơn bão lớn chưa từng có trong suốt 500 năm qua đã đưa Tư Mã Tín vượt thời gian, trở về thời Tam Quốc, đến thôn Tàng Long - nơi ở của Gia Cát Lượng. Được gặp thần tượng Gia Cát Lượng bằng xương bằng thịt, anh chàng mừng như bắt được vàng.
Tuy phim Trở về thời Tam Quốc (hay Hồi đáo Tam Quốc) nhận nhiều "đá" từ khán giả do có nhiều tình tiết phi lý, nhưng nó vẫn là tác phẩm đạt tỷ suất khán giả khá cao khi có mặt Lâm Phong, Mã Quốc Minh, Dương Di...
Theo Infonet
Điểm mặt 'Ảnh đế - Ảnh hậu' TVB 15 năm qua Giữa tháng 12, đài truyền hình nổi tiếng nhất của Hong Kong sẽ diễn ra Lễ trao giải truyền hình thường niên. Lễ trao giải TVB lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1997, tính đến nay đã được 16 năm. Năm ngoái, nam diễn viên Trịnh Gia Dĩnh và nữ diễn viên Hồ Hạnh Nhi đã trở thành Ảnh đế và...