Phim truyền hình Việt: Không thể dễ dãi
Không còn ồ ạt sản xuất phim như những năm trước đây, trong tình hình hầu hết các đơn vị sản xuất phim truyền hình đều co cụm lại, để níu chân khán giả, cách duy nhất là tăng chất lượng.
Con gái bố già – bộ phim thuộc thể loại hành động, hình sự đang nhận nhiều phản hồi tích cực
Quyết tâm trụ vững
Những ngày qua, bộ phim truyền hình Việt hóa Hậu duệ mặt trời (đạo diễn Trần Bửu Lộc) nhận không ít phản ứng trái chiều. Chia sẻ về lý do quyết định thực hiện bộ phim, nhà sản xuất Nguyễn Phan Quang Bình cho biết: “Không đi thì không đến. Không làm thì không biết. Mình chưa giỏi bằng họ thì mình đi học. Hàn Quốc có kịch bản tốt, chúng tôi mua bản quyền, đi học để làm phim tốt hơn. Có thể hôm nay chưa bằng họ nhưng không có nghĩa là tương lai gần hoặc tương lai xa mình không tốt hơn”. Trước nhiều bài báo chỉ ra các điểm sai sót của bộ phim, đại diện ê kíp làm phim này bày tỏ: “Sẽ tiếp nhận những góp ý thiện chí để làm tốt hơn”.
Nhìn nhận một cách khách quan, dù không thể so sánh với bản gốc, nhưng những nỗ lực của ê kíp thực hiện Hậu duệ mặt trời phiên bản Việt đáng được ghi nhận. Quá trình sản xuất, ngoài câu chuyện kinh phí đội lên rất cao so với dự tính, đoàn phim cũng trải qua muôn vàn khó khăn, bởi điều kiện làm phim nắng, gió, mưa bão… khắc nghiệt. Đặc biệt, đề tài về người lính luôn là “mảnh đất khó” với bất cứ nhà làm phim nào, có lẽ cần sự khuyến khích để tác phẩm được hoàn thiện hơn. Rõ ràng, quyết định thực hiện Hậu duệ mặt trời là mạo hiểm và chưa có tiền lệ tại Việt Nam.
Hiện nay, khi phim truyền hình không còn ở thời kỳ bùng nổ về số lượng, hầu hết các đơn vị sản xuất đều rất ý thức việc đề cao chất lượng phim. Đơn vị tiên phong là Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam (VFC) đã có rất nhiều tác phẩm gây tiếng vang thời gian qua, như: Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, Thương nhớ ở ai, Lặng yêu dưới vực sâu, Ngày ấy mình đã yêu… Bộ phim đang lên sóng Quỳnh búp bê cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Lượt tương tác trên các trang mạng xã hội, mức giá quảng cáo rất cao trước và trong mỗi tập phát sóng, là minh chứng rõ nét. Ngoài VFC, các đơn vị còn trụ vững hiện nay cũng cho thấy những nỗ lực rất đáng khen ngợi.
Khung phim truyện Rubic 8 – 14 giờ các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần vốn độc quyền các phim do VFC sản xuất, thời gian gần đây đã liên tiếp phát sóng 2 bộ phim của Mega GS. Bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc Tổ hợp giải trí và truyền thông Mega GS, chia sẻ sau khi Nếu còn có ngày mai lên sóng: “Rating (đánh giá hiệu quả nội dung) tôi không nắm được từng tập, nhưng phim được xếp vào khung giờ có rating cao của VTV ở mảng giải trí. Về quảng cáo, tôi cập nhật, thông thường là 6-8 phút, có những ngày lên đến 10 phút – thời lượng tối đa cho phép với 1 tập phim 45 phút hiện nay”. Hiện khung giờ này cũng đang phát sóng Cung đường tội lỗi, mỗi tập phim được đăng lại trên YouTube thu hút hàng triệu lượt xem…
Trong khi đó, trên các khung giờ, kênh sóng khác nhau, thời gian qua cũng có không ít bộ phim tạo dấu ấn: Gạo nếp gạo tẻ, Mỹ nhân Sài thành, Mộng phù hoa, Những khúc sông dậy sóng, Cô Thắm về làng 3… Mới đây nhất, truyền hình Vĩnh Long 1 (THVL1) cũng vừa giới thiệu bộ phim hành động, hình sự Con gái bố già được đầu tư kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Ẩu là chết
“Khi nhu cầu khán giả cao hơn, nội dung phải hay, diễn viên xuất sắc, bối cảnh phải đẹp hơn, chỉn chu trong từng góc máy”, đạo diễn Nhâm Minh Hiền chia sẻ từ phim trường bộ phim Hoa cúc vàng trong bão.
Trước áp lực từ khán giả cũng như các đài truyền hình, buộc các đơn vị sản xuất không còn cách nào khác là phải tự tìm cách tăng chất lượng nội dung tác phẩm. 47 tập phim Con gái bố già được đạo diễn Nguyễn Phương Điền quay trong vòng 4 tháng, nhà sản xuất – Hãng phim Nghiệp Thắng đã đầu tư nhiều bối cảnh tại Hồng Kông. Đạo diễn Nguyễn Phương Điền cho hay: “Phim làm rất cực, hầu hết các cảnh quay đều được thực hiện nhiều đúp khác nhau, để khi về dựng phim có được những khung hình tốt nhất, đúng màu sắc phim hình sự. Riêng phần làm nhạc, phải trải qua 4 lần mới có bản ưng ý”. Cùng quan điểm đó, đạo diễn Hoàng Tuấn Cường khi thực hiện Cung đường tội lỗi, cho biết: “Tôi phải phát triển kịch bản, nhân vật trên phim sống động như ngoài đời”.
Trong bối cảnh các đài truyền hình không tăng chi phí sản xuất, bài toán kinh phí luôn là vấn đề nan giải. Theo đạo diễn Trần Bửu Lộc: “Có rất nhiều khó khăn khi làm một bộ phim dài tập với chi phí hạn hẹp của Việt Nam”. Bà Ngô Thị Bích Loan, Giám đốc Hãng phim Khang Việt – đơn vị thực hiện Mộng phù hoa, cho biết với kinh phí làm phim truyền hình như hiện nay, không thể không có sai sót dù ê kíp có cẩn trọng và kỹ lưỡng đến đâu. “Đài truyền hình không tăng kinh phí, vì vậy đạo diễn phải quán xuyến mọi thứ. Mặc dù diễn viên không đòi tăng giá cát-xê nhưng các công đoạn khác đều tăng theo thời gian. Kinh nghiệm của tôi là nếu đạo diễn kiêm luôn biên tập sẽ biết cắt giảm bối cảnh không cần thiết, tập trung bối cảnh lạ, hoành tráng; co cụm lực lượng làm phim chuyên nghiệp”, đạo diễn Nhâm Minh Hiền phân tích.
Cuối cùng là, “Tên của mình gắn liền với tác phẩm nên không được phép làm ẩu. Tôi thường rất kỹ về kịch bản cũng như tìm cách thuyết phục các diễn viên, dù là ngôi sao phòng vé”, đạo diễn Phương Điền khẳng định. Ngay cả với đạo diễn Nhâm Minh Hiền, dù với một đề tài quá quen thuộc như Hoa cúc vàng trong bão, “cũng phải thể hiện sự chân thật, đậm hơi thở cuộc sống và cảm xúc mạnh mẽ đối với người xem, khiến khán giả cảm nhận đã bắt gặp đâu đó những nhân vật xung quanh mình”.
Theo saigononline.vn
Tổ chức sản xuất bộ phim truyền hình dài tập về người Thẩm phán TAND
Theo kế họach dự kiến, bộ phim truyền hình dài tập về người thẩm phán TAND sẽ phát sóng trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vào đầu năm 2020.
Ngày 18/10, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chủ trì buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin - tuyên truyền TAND và Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) họp bàn kế hoạch sản xuất phim truyền hình dài tập về người Thẩm phán TAND.
Cùng tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Thúy Hiền, Phó Chánh án TANDTC, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin - tuyên truyền TAND cùng các thành viên trong Ban Chỉ đạo.
Quang cảnh buổi làm việc
Trước đó, thực hiện chủ trương của lãnh đạo TANDTC, giao cho Báo Công lý là đầu mối về việc phối hợp với Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) thuộc Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng bộ phim truyền hình dài tập về người Thẩm phán hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống TAND (13/9/1945 - 13/9/2020).
Ngày 5/7/2018, đồng chí Nguyễn Thúy Hiền, Phó Chánh án TANDTC, Trưởng ban Ban Chỉ đạo công tác Thông tin - tuyên truyền TAND đã có buổi làm việc với VFC để bàn về cách thức triển khai, xây dựng bộ phim về hình tượng người thẩm phán TAND.
Tại buổi làm việc, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền đã trình bày tóm tắt kế hoạch phối hợp với VFC Đài Truyền hình Việt Nam và đưa ra những ý tưởng trong việc xây dựng kịch bản sản xuất bộ phim.
Theo đó, việc phối hợp với VFC xây dựng, phát sóng bộ phim nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về TAND, góp phần xây dựng hình ảnh cao đẹp của người Thẩm phán TAND có bản lĩnh chính trị, tận tâm, tận lực vượt qua khó khăn, cạm bẫy, quyết liệt chống tội phạm góp phần giữ gìn cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
Bộ phim khắc họa đậm nét hình ảnh cao đẹp của người Thẩm phán, một chức danh tư pháp cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó với tinh thần thượng tôn pháp luật, nghiệp vụ xét xử sắc bén và công sức của họ suốt chặng đường đã đã góp phần quyết định để hệ thống TAND hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nội dung bộ phim phải đảm bảo được các yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và tính nghệ thuật. Phản ánh chân thực, sinh động hoạt động xét xử phụ vụ sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp, thể hiện rõ vai trò của TAND trong phòng chống tội phạm và góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
Để bộ phim thu hút khán giả, việc xây dựng kịch bản làm phim, người viết kịch bản và diễn viên trong phim là rất quan trọng để khắc họa đậm nét hình tượng người thẩm phán không chỉ trong công việc và cả ngoài đời thường.
Theo kế hoạch dự kiến, đầu năm 2020 bộ phim truyền hình dài tập về người Thẩm phán TAND sẽ ra mắt và chính thức phát sóng trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình
Nói về ý tưởng của kịch bản phim, đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, chủ đề xuyên suốt của bộ phim nhằm xây dựng hình tượng người Thẩm phán TAND gắn với vai trò, trách nhiệm với tình yêu công việc và vấn đề thực thi pháp luật tạo nên sự công bằng, phát triển chung trong xã hội.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho rằng, bất kỳ bộ phim nào đều có nhân vật, có số phận, có thăng trầm. Khi chạm đến lĩnh vực ngành nghề nào khán giả cũng đều muốn biết được những cám dỗ cả về mặt tích cực và tiêu cực của mỗi nhân vật trong phim. Để bộ phim về người Thẩm phán TAND hấp dẫn, đúng hình ảnh người Thẩm phán, trở thành hình tượng xã hội để công chúng yêu mến cần tạo ra một phiên tòa thể hiện sự hiểu biết của người Thẩm phán, khẩu khí, trí tuệ, sự thông thái của người Thẩm phán. Do đó, đạo điễn Đỗ Thanh Hải mong muốn trong quá trình làm phim có được sự tư vấn từ các chuyên gia về pháp lý, tiếp cận những hồ sơ vụ án, những người Thẩm phán trực tiếp tham gia xét xử những vụ án để có được cái nhìn tổng quan nhất.
Tại buổi làm việc, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình gửi lời cảm ơn Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình VFC và các cộng sự đã làm việc với TANDTC để bàn kế họach sản xuất phim truyền hình dài tập về người Thẩm phán TAND.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình chia sẻ, giữa TANDTC và Đài Truyền hình Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với nhiều nội dung, trong đó có việc tuyên truyền cho các hoạt động Tòa án và việc phối hợp sản xuất phim truyền hình dài tập về người Thẩm phán TAND.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định, Tòa án sẽ tạo mọi điều kiện cho đoàn làm phim để tiếp cận các tài liệu, những hồ sơ vụ án trên tất cả các lĩnh vực, kể cả những vụ án lớn trong lịch sử Việt Nam như Năm Cam, Khánh Trắng, Vũ Xuân Trường. Đặc biệt là quá trình đoàn làm phim đi thâm nhập tại các địa phương nơi xảy ra vụ án và tiếp cận với các Thẩm phán đã xét xử phiên tòa.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, nội dung phim phải đảm bảo chất lượng, hấp dẫn khán giả, đặc biệt, nhân vật chính trong phim là người Thẩm phán phải trở thành hình tượng của công lý. Thông qua bộ phim góp phần để người dân hiểu sâu hơn công việc của người Thẩm phán.
Theo congly.vn
Cao Thái Hà ngủ ngày thức đêm để quay 'Hậu duệ mặt trời' Những cảnh quay tiếp theo của Cao Thái Hà và dự án Hậu duệ mặt trời đang diễn ra tại Phú Yên. Một trong những cảnh quay cực nhất là cảnh tham gia cứu hộ người dân, đoàn phim phải ngủ ngày, quay đêm gần 10 ngày liên tiếp. Hậu trường phim Hậu duệ mặt trời Những cảnh quay mới nhất của dự...