Phim truyền hình Việt dở nhất trên giờ vàng
Ngoài một số ít bộ phim có chất lượng, tạo được tiếng vang được khán giả đón nhận… thì hầu hết những bộ phim giơ vang đều kém chất lượng.
Khung giờ vàng dành cho phim truyền hình Việt trên hai kênh sóng VTV1 và VTV3 không thể phủ nhận đã mang tới một làn gió mới cho khán giả trong việc xem, cảm nhận, đánh giá về phim Việt trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên ngoài một số ít bộ phim có chất lượng, tạo được tiếng vang và được khán giả đón nhận nồng nhiệt như: Ma làng, Gió làng Kình, Ngõ lỗ thủng… thì hầu hết những bộ phim khác đều kém chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu khán giả đó còn là chưa nói tới có một số phim thực sự trở thành những màn “tra tấn” ngươi xem.
1. Có lẽ nào ta yêu nhau – Đạo diễn Tống Thành Vinh
Nếu nói bộ phim nào không xứng đáng chiếu trên giờ vàng nhất có lẽ câu trả lời dành cho “Có lẽ nào ta yêu nhau”. Dù được Việt hóa từ bộ phim truyện thẫm đẫm nước mắt, từng làm lay động bao trái tim của các fan xứ Kim chi thì bộ phim phiên bản Việt Nam vẫn khiến người xem thất vọng tràn trề.
Được quảng cáo là khai phá nhiều nét mới với tư duy làm phim sáng tạo, hiện đại của đaọ diễn Tống Thành Vinh nhưng xem phim khán giả không nhìn thấy những điều ấy đâu ngoài cảm giác tẻ nhạt, chậm chạp mà phim mang tới. Một bộ phim nhàn nhạt, thiếu màu sắc lại được cộng thêm với khả năng diễn xuất kém của dàn ngôi sao lấn sân. Thực sự “Có lẽ nào ta yêu nhau” đã làm giờ vàng phim Việt một thời gian trở nên thiếu sức sống hơn hẳn.
2. Cô nàng bất đắc dĩ – Đạo diễn Hồng Ngân
Sau khi khán giả thờ phào nhẹ nhõm vì kết thúc “Có lẽ nào ta yêu nhau” như được giải thoát thì chỉ một thời gian ngắn sau, màn “tra tấn” trên giờ Vàng lại bắt đầu với sản phẩm hoang tưởng “Cô nàng bắt đắc dĩ”. Bộ phim này có một dàn chân dài đình đám như Vũ Thu Phương, Huy Khánh, Thanh Hoài… nhưng cũng không thể nào giúp nó thoát khỏi thất bại.
Video đang HOT
Kịch bản nhiều sạn, diễn xuất như trả bài của chân dài Vũ Thu Phương, nhiều tình tiết phi lô-gic… là những điểm mấu chốt để khán giả loại tác phẩm khỏi màn hình ti vi.
3. Ngôi nhà hạnh phúc – Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng
Nếu loại “Ngôi nhà hạnh phúc” khỏi danh sách này thì quả là một sự bất công với người xem truyền hình. Mặc dù luôn miệng nói phiên bản Việt hóa đã làm được nhiều điều tốt hơn phiên bản cũ nhưng Vũ Ngọc Đãng cũng không thoát được búa rìu dư luận. Có lẽ cái bóng quá lớn của phiên bản gốc đã phần nào làm cho những nỗ lực của đạo diễn “ngông” trở nên vô ích. Nhưng như thế không có nghĩa là “Ngôi nhà hạnh phúc” thực sự tốt. Cái tốt duy nhất trong phim có lẽ là diễn xuất của Hiếu Hiền và Tường Vi hóm hỉnh, vui nhộn đã giúp cho khán giả xem phim thoát được bệnh “trầm cảm”.
Còn lại là sự đều đều trong diễn biến chuyện, sự “phô” đến kệch cỡm trong diễn xuất của Thủy Tiên, Lam Trường, sự “vô duyên” quá đáng của Lương Mạnh Hải, Minh Hằng… Tóm lại “Ngôi nhà hạnh phúc” có đầy đủ yếu tố của một bộ phim… dở.
4. Mặt nạ hoàn hảo – Đạo diễn Nguyễn Tiến Dũng
Phim hình sự Việt Nam luôn luôn khiến khán giả biết trước kết quả dù nguyên nhân trong phim vẫn đang được các chiến sĩ công an trong phim truy tìm. “Mặt nạ hoàn hảo” cũng bị rơi vào tình trạng đó. Làm phim hình sự nhưng không có điểm nhấn, không có nhiều tính tiết để khán giả phải hồi hộp, lo sợ và cảm thấy bị hấp dẫn vào phim.
Bộ phim chậm chạp, diễn viên diễn xuất đều đều và mắc quá nhiều lỗi sơ đẳng của một tác phẩm hình sự đơn thuần. Ngồi xem phim khán giả chỉ ước ao giá như hung thủ đừng bị bắt dễ thế, có lẽ họ sẽ đỡ thất vọng hơn…
5. Cuồng phong – Đạo diễn Bùi Huy Thuần
Lại là một bộ phim hình sự nữa cũng mắc chung bệnh với “Mặt nạ hoàn hảo”. “Cuồng phong” có độ dài gấp 3 lần so với phim của đạo diễn trẻ Nguyễn Tiến Dũng và như vậy cũng có nghĩa là sự dề dà, nhiều thoại, ít chi tiết giàu sức nặng của nó cũng được tăng lên gấp mấy lần.
Xem phim này khán giả phải cúi đầu khâm phục trí tưởng tượng phong phú của các nhà làm phim trong việc truy bắt tội phạm. Nhà báo đi phá án thì cố ra vẻ nhõng nhẽo, trẻ con, nũng nịu. Còn các chiến sĩ công an đi bắt tội phạm thì lo dỗ dành nữ phóng viên nhiều hơn quan tâm đến vụ án. Tội phạm và công an diễn xuất đều lên gân, quá cứng, trẻ con thì như “bà già” ngồi hỏi chuyện.
Theo 2sao
Phim truyền hình Việt: Nhiều lỗi thành căn bệnh
Phim truyền hình Việt đang được phủ sóng với mật độ dày đặc trên khắp mọi kênh phát sóng của các đài truyền hình từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên đi cùng với sự gia tăng chóng mặt về số lượng phim thì...
...chất lượng cũng đang trở thành bài toán nan giản khiến các nhà chuyên môn cũng như khán giả đau đầu. Hãy cùng điểm qua một số lỗi thường mắc phải trong một số phim truyền hình Việt Nam được trình chiếu trong thời gian gần đây.
1. Bối cảnh sang trọng nhưng không phù hợp
Một loạt những bộ phim lên sóng thời gian gần đây đều được các nhà làm phim tận dụng triệt để và tối đa những ngôi nhà xa hoa, giàu có. Khán giả choáng ngợp với những ngôi biệt thự đủ kiểu, đủ màu sắc, đẹp như trong mơ. Từ Lập trình cho trái tim cho tới Ngôi nhà hạnh phúc, Có lẽ nào ta yêu nhau, Đại gia đình và gần đây là Bí mật Eva, Cuồng phong, Bộ tứ 10A8... Tất cả đều là những ngôi biệt thự, những ngôi nhà hiện đại... được thuê làm bối cảnh nhà ở của các nhân vật trong phim vượt xa đời sống thực thường ngày của đại bộ phận người dân Việt Nam hiện nay.
Sử dụng bối cảnh đẹp, lộng lẫy là một trong những yếu tố thu hút, hấp dẫn khán giả khi theo dõi phim. Tuy nhiên nếu các nhà làm phim lại lạm dụng quá đà và đi ngược với sự phản ánh chân thực cuộc sống chắc chắn sẽ khiến nó trở nên phản cảm và gây ức chế cho khán giả.
Ngôi nhà "siêu hiện đại" của cặp Minh Minh, Vương Hoàng
trong "Ngôi nhà hạnh phúc"
Có những bộ phim không cần thiết phải sử dụng đến bối cảnh quá sang trọng những các nhà làm phim vẫn cố tình đưa vào khiến nó "vênh" hẳn so với nội dung, số phận nhân vật. Ví dụ như trong Ngôi nhà hạnh phúc, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho nhân vật Minh Minh và Vương Hoàng sống trong ngôi biệt thự "siêu đẹp, siêu hiện đại" khiến bao khán giả phải trầm trồ. Nhưng khi nghe Minh Minh đôi co với Vương Hoàng về tiền lương mà cô nhận để chuộc lại ngôi nhà đó không ít người phải thè lưỡi thán phục trí tưởng tượng ngây ngô của đạo diễn. Với 2 triệu đông mỗi tháng, không biết bao giờ Minh Minh có thể lấy lại ngôi nhà ấy từ tay của chàng diễn viên trẻ? Bộ phim Bí mật Eva của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn với bối cảnh cũng được coi là giàu có. Cả bốn nhân vật trong phim đều được nhà làm phim bao bọc bằng một cuộc sống đầy đủ và tiện nghi quá mức. Những ngôi nhà đó đã khẳng định cho việc dám chi "mạnh tay" để đầu tư cho bối cảnh một bộ phim. Tuy nhiên, các nhà làm phim nên ưu tiên cho nội dung phim để nó hay hơn, thuyết phục người xem hơn là chỉ chăm chút với những chi tiết bề nổi xung quanh nhân vật.
Với mức lương 2triệu/tháng, bao giờ cô nàng Minh Minh đủ tiền
lấy lại ngôi nhà hoành tráng trên?
Điều quan trọng nhất cho bối cảnh một bộ phim là nó có thực sự tìm được tiếng nói chung với số phận của nhân vật và phải là những thước phim phản ánh muôn mặt của đời sống thực đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Từ đó mới giúp khán giả có được một sự nhìn nhận đa chiều và cảm thấy thích thú trước một bộ phim truyền hình...
Những quý bà sang trọng, ở nhà đắt tiền trong "Bí mật Eva"
2. Lạm dụng hoá trang
Trong một số những bộ phim Việt hiện nay, người ta không gọi khâu "làm đẹp bên ngoài" cho nhân vật là hoá trang như trước mà là trang điểm cho diễn viên. Chính bởi vì người ta nhầm lẫn, không phân biệt được giữa "hoá trang và trang điểm" nên cứ mải mê trang điểm cho nhân vật chỉ cần xinh hơn, trẻ hơn... thôi mà quên mất cả hoàn cảnh xuất hiện, trang thái tâm lý, thời gian xuất hiện của nhân vật. Một cô gái nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn, lận đần lên thành phố tìm việc... cho tới một cô gái thành phố giàu có, một quý bà sang trọng... tất cả đều được trang điểm gần như giống nhau từ màu mắt, phấn má cho đến son môi... Thậm chí khán giả nhiều khi còn thấy buồn cười vì những lỗi sơ đẳng trong khâu "tạo hình" nhân vật trong một số phim truyền hình Việt. Có những diễn viên khi đóng cảnh ốm đau liệt giường, buổi sáng thức giấc vẫn còn ngái ngủ... vậy mà gương mặt vẫn dày son phấn chẳng khác lúc trước. Trong phim Cuồng phong của đạo diễn Bùi Huy Thuần đang được phát sóng lúc 8h tối trên kênh VTV1 có phân đoạn Bách Thanh (Kiều Thanh đóng) ngủ dậy, mặc nguyên bộ đồ ngủ và vẫn còn chưa tỉnh táo hẳn... Thế nhưng gương mặt của cô vẫn chẳng khác so với lúc chưa đi ngủ...
Không chỉ với riêng nhân vật do Kiều Thanh thủ vai mà còn rất nhiều những nhân vật khác trong những bộ phim đang được phát sóng rộng rãi cũng mắc lỗi tương tự. Ốm đau, bệnh tật, khoẻ mạnh, đau đớn, hạnh phúc, ngày, đêm... tất cả đều được trang điểm như nhau. Phim Vệt nắng cuối trời cũng mắc lỗi này với tất cả các nhân vật nữ chính trong phim. Có những cảnh cận, đặc tả gương mặt nhân vật, người xem còn nhận thấy lớp phấn son nặng trĩu trên mặt mỗi diễn viên dù lúc đó họ đang diễn cảnh đêm, nằm trên giường để bộc bạch tâm sự... Điều đó đã làm giảm tính thuyết phục mà nhân vật muốn truyền đến khán giả, cũng trở thành một lỗi khó có thể khiến đa số người xem cảm thấy hài lòng khi theo dõi phim.
Nếu so sánh với phim truyền hình Hàn Quốc hay Đài Loan, Trung Quốc... mới thấy phim truyền hình Việt rất yếu và cẩu thả với tạo hình gương mặt cho nhân vật. Tình hình đó đã vô tình đẩy diễn xuất cũng như dạng vai mà diễn xuất hoá thân nhiều khi thiếu đi sức sống, khí chất để mang lại cảm xúc thực sự cho khán giả. Vì vậy mới nói một bộ phim muốn thành công, trước hết cần phải được nhà làm phim quan tâm tuyệt đối dù là chi tiết nhỏ nhất. Bởi chi tiết nhỏ được xử lý tốt sẽ làm nên một bộ phim hay.
Theo TGĐA
"Cánh đồng bất tận" chưa... bất tận! Dustin Nguyễn và Hải Yến Bộ phim: "Cánh đồng bất tận" đã thổi vào không khí phim nhựa Việt Nam một sức sống mới, đó là những hình ảnh đẹp, góc quay đẹp. Nhưng có một cảm giác rất rõ nét, bộ phim còn "nhiều sạn" nên chưa thực sự đem đến cảm xúc... bất tận trọn vẹn cho người xem. Hải Yến...