Phim truyền hình tết: Hoa khoe sắc?
Còn gần hai tháng nữa mới đến tết, nhưng không khí làm phim tết đang khá sôi động ở các hãng phim truyền hình.
Khởi động sớm nhất có lẽ là bộ phim truyền hình dài bảy tập Người hoàn hảo vừa bấm máy vào cuối tháng 11…
TFS trở lại
Người hoàn hảo được xem là bộ phim duy nhất của Hãng Phim truyền hình TP.HCM (TFS) tham gia thị trường phim tết sau ba năm vắng bóng. Bộ phim này hi vọng sẽ là một bộ phim đáng xem bởi đã được đóng mộc “chất lượng” mang tên TFS qua những phim dành cho ngày tết như U6&U7, Ba chàng trai tuổi Hợi…
Nguyên nhân của sự gián đoạn phim tết trong thời gian qua, theo ông Việt Hùng – giám đốc TFS: “Một thời gian dài thời lượng phát sóng phim của TFS bị cắt giảm, vì thế phim ngắn tập rất khó chen chân vào. Năm nay lượng giờ phát sóng phim của chúng tôi đã tăng lên đáng kể. Mặt khác, việc đặt viết kịch bản phim ngắn tập cũng khó khăn hơn trước nhiều vì xu hướng chung bây giờ tác giả thích viết kịch bản dài tập”.
Năm nay số lượng phim sản xuất dành cho ngày tết của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình VN (VFC) cũng giảm đáng kể, chỉ có hai phim là Một tuần làm dâu (đạo diễn Mai Hồng Phong, 7 tập) và Đếm ngược đến 30 (6 tập, đạo diễn Trịnh Lê Phong). Trong khi tết năm 2010, VFC trình làng tới sáu phim.
Ông Đỗ Thanh Hải, giám đốc VFC, cho biết: “Tuy số lượng phim có giảm nhưng số tập phim vẫn tương đương, bởi các phim năm trước của chúng tôi thường chỉ có 1-2 tập”.
Video đang HOT
Bộ phim Người hoàn hảo đánh dấu sự trở lại phim tết của Hãng phim TFS sau ba năm vắng bóng – Ảnh: TFS
Tư nhân “trội” hơn Nhà nước
Ngược lại, không khí sản xuất phim tết ở các hãng phim tư nhân khá sôi động. Ông Phần “nông thôn” (tên gọi vui của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần – từng thành công trong vai trò đạo diễn các bộ phim nói về đề tài nông thôn như Ma làng, Gió làng Kình) – đang chuẩn bị vào TP.HCM tham gia bộ phim Nụ hôn giao thừa (5 tập, đạo diễn Xuân Phước, Công ty HIC phối hợp cùng Công ty V-Art sản xuất) với tư cách là chỉ đạo nghệ thuật kiêm tác giả kịch bản bộ phim.
Ông cười: “Đây là bộ phim đầu tiên của tôi sau khi nghỉ hưu ở VFC nên cần phải đầu tư một chút. Làm phim tết dĩ nhiên phải mang không khí vui vẻ đầu xuân. Câu chuyện Nụ hôn giao thừa đề cao giá trị gia đình, song song đó phản ánh phong tục tập quán đón tết ở các vùng miền như miền Tây, TP.HCM, Hà Nội…”.
Đạo diễn Trần Lực, giám đốc Hãng phim Đông A, cho biết năm nay hãng sản xuất đến hai bộ phim tết là Ra ngõ gặp xuân (5 tập, đạo diễn Quang Đại) và Tía ơi về ăn tết (4 tập, đạo diễn Nguyễn Quang Hưng) cho HTV và SCTV.
Hãng phim TV Plus hiện đang lên kế hoạch sản xuất hai bộ phim là Vua bếp (2 tập) do đạo diễn Nguyễn Dương thực hiện và Ai cũng có tết (5 tập, đạo diễn Phương Điền) cho cả HTV lẫn VTV. Hãng phim Sao Thế Giới cũng đang lên kế hoạch sản xuất phim dài 2 tập Bi hài số đỏ cho HTV…
So với các năm trước, số lượng đầu phim lẫn số tập phim truyền hình năm nay dành cho dịp tết đều tăng. Rõ ràng đây là một tín hiệu vui, bởi đối với phim truyền hình, một bộ phim tối thiểu phải 30 tập mới bắt đầu có lãi, trong khi phim dành cho tết chỉ khoảng năm tập. Bỏ tiền làm phim, các hãng phim tư nhân chấp nhận sự rủi ro đáng kể.
Tuy nhiên, có lẽ sự đắn đo suy tính không phù hợp lắm với không khí vui vẻ của ngày tết, như ý kiến của đạo diễn Trần Lực: “Dĩ nhiên sản xuất phim tết không có lời như phim nhiều tập nhưng không đến nỗi tệ để phải nói lỗ. Điều chính là làm sao đem đến cho khán giả những món ăn tinh thần đậm tiếng cười ngày xuân. Nếu làm được những bộ phim mang lại niềm vui cho khán giả thì bản thân người làm phim cũng cảm thấy vui lây”.
Nhiều nghệ sĩ kịch nói góp mặt Tiếng cười ngày xuân trong các bộ phim truyền hình tết năm nay xoay quanh nhiều đề tài. ó có thể là chuyến “du hành” ngày xuân của một tờ vé số trong bộ phim Bi hài số đỏ. Tía ơi về ăn tết lại là mối xung đột nhẹ nhàng giữa một người cha ở quê khi lên thành phố thăm con trong những ngày giáp tết, nhưng người con cứ mải mê với công việc. Bộ phim Ai cũng có tết là câu chuyện về những người công nhân trong một khu xóm trọ những ngày giáp tết. Vua bếp là cuộc đua tài đầy ngẫu hứng của hai đầu bếp cừ khôi vào dịp đầu năm… Còn với Người hoàn hảo, đạo diễn Trương Dũng cho biết: “Bên cạnh tiếng cười sảng khoái ngày xuân, Người hoàn hảo còn châm biếm nhẹ nhàng thói thích khoe mẽ của một chàng trai cứ nghĩ mình là người hoàn hảo”. Vai diễn này được giao cho diễn viên ình Toàn. Nghệ sĩ hài Hoài Linh sẽ xuất hiện trong cả hai bộ phim Vua bếp và Nụ hôn giao thừa. Nghệ sĩ Thanh Thủy cũng sẽ góp mặt trong hai phim Người hoàn hảo và Ai cũng có tết.
Theo Tuổi trẻ
"Khát Vọng Thăng Long" chứng minh giá trị lịch sử Việt
Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh
Diễn viên: Quách Ngọc Ngoan, Vũ Đình Toàn, Ngô Mỹ Uyên, Thu Trang
Thể loại: Lịch sử / Chiến tranh / Tiểu sử
Đánh giá:
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta thiếu thốn cả về kinh phí đầu tư, tài liệu tham khảo, bối cảnh, phim trường, thời gian... nên việc Khát Vọng Thăng Long ra đời đã là điều rất đáng trân trọng. Càng trân trọng hơn khi chất lượng của bộ phim làm bất ngờ không ít khán giả. Từ trang phục, âm nhạc cho đến quay phim, chỉ đạo võ thuật, kỹ xảo đều được thực hiện khá tốt. Đây quả là cú hích mang lại một sức sống mới cho thể loại phim lịch sử.
Bộ phim kể về cuộc đời của Lý Thái Tổ, vị vua đã có công dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Lớn lên và trưởng thành dưới mái chùa yên tĩnh, ngay từ nhỏ Lý Công Uẩn (Quách Ngọc Ngoan) đã thể hiện mình là một người có chí khí, có tầm nhìn xa và một tấm lòng quảng đại. Nhận thấy điều này, sự Vạn Hạnh giới thiệu cậu vào triều đình để giúp đỡ nhà vua. Ngay trong lần nhập cung, Lý Công Uẩn đã kết giao tình bằng hữu với Long Đĩnh (Vũ Đình Toàn), người đang được nhắm tới chức Thái Tử. Nhưng khi vua Lê Đại Hành qua đời, 4 hoàng tử lập tức tranh giành ngôi báu khiến cả quốc gia chìm trong khói lửa chiến tranh. Chứng kiến cảnh dân chúng lầm than, vô số người chết vì cuộc chiến phi nghĩa, không còn cách nào khác Lý Công Uẩn phải đứng lên đem lại hòa bình cho đất nước.
Nhìn chung kịch bản Khát Vọng Thăng Long được chia ra theo từng giai đoạn trong cuộc đời của Lý Công Uẩn. Giai đoạn từ khi cậu còn nhỏ cho tới khi rời mái chùa để nhập cung, giai đoạn đi theo Long Đĩnh và chứng kiến màn tranh giành quyền lực giữa bốn vị hoàng tử, giai đoạn lên ngôi vua, ban chiếu dời đô. Việc bộ phim kể lại cuộc đời Lý Công Uẩn qua nhiều giai đoan khác nhau là điều hết sức bình thường, nhất là đối với phim tiểu sử, nhưng đáng tiếc rằng, sự mất cân đối trong cấu trúc kịch bản đã gây cảm giác hụt hẫng cho người xem.
Quá trình chuyển giao giữa các giai đoạn chưa nhịp nhàng, thậm chí có phần hơi thô khiến mạch phim rời rạc. Vừa mới cảnh trước vua Lê Đại Hành còn trung niên, khỏe mạnh chỉ sau vài năm đã già lọm khọm, râu tóc bạc phơ. Giai đoạn đứng lên đem lại hòa bình cho dân tộc cùng quyết định dời đô diễn ra quá nhanh chóng và có phần sơ sài, giản lược. Trường đoạn cuối cùng giống như một bộ phim tài liệu hơn là một tác phẩm phim truyện.
Tuy Lý Công Uẩn là nhân vật chính trong phim nhưng Long Đĩnh mới là vai được khán giả nhớ tới nhất nhờ diễn xuất tuyệt vời của nam diễn viên Đình Toàn. Chưa cần nói đến ngôn ngữ hình thể, cảm xúc trên khuôn mặt, chỉ cần thông qua ánh mắt của mình, Đình Toàn đã cho người xem thấy được hết bản chất con người Long Đĩnh. Hắn vừa độc ác, tàn bạo, vừa có nét điên dại, vừa ẩn chứa sự cô đơn nhưng vẫn thoáng chút tình người (tình bạn với Lý Công Uẩn, tình mẹ con với Hoàng Thái Hậu). Ngoài ra, Ngọc Ngoan, Thu Trang (vai Dạ Hương) cũng đã diễn tròn vai, để lại ấn tượng tốt cho khán giả.
Một điểm rất đáng tiếc mà Khát Vọng Thăng Long mắc phải đó chính là khâu lồng tiếng. Không hiểu khó khăn gì mà các nhà làm phim lại không thu thanh trực tiếp giọng thật của diễn viên. Điều này khiến cho một số vai diễn đã đóng không đạt, khi lồng tiếng, lại còn chán hơn. Điển hình là vai Hoàng hậu của Ngô Mỹ Uyên.
Nếu ai đã từng xem Bẫy Rồng, Dòng Máu Anh Hùng đều dễ dàng nhận ra "chất" Johnny Trí Nguyễn qua các pha chiến đấu tay đôi, tay ba vô cùng đẹp mắt trong Khát Vọng Thăng Long. Đơn giản vì anh chính là chỉ đạo võ thuật cho bộ phim. Những cú đạp, xoay người đá trên không, từ cách cầm vũ khí chém, đỡ, cho tới cách bay người đều là những món quen thuộc của Trí Nguyễn.
Đối với mọi tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại lịch sử / chiến tranh, kỹ xảo luôn là yếu tố hết sức quan trọng, đặc biệt trong các màn võ thuật. Thật đáng mừng vì đây là điểm mạnh khác của Khát Vọng Thăng Long. Những cú quay toàn cảnh cung điện vua Lê, cảnh hai chú trâu đâm nhau, cảnh kiếm đâm xuyên người và cảnh mũi tên bay với hiệu ứng slow-motion thực sự đã gây ngạc nhiên cho khán giả. Bỏ qua những hạt sạn không đáng có thì Khát Vọng Thăng Long là một tác phẩm rất đáng thưởng thức, đặc biệt trong bối cảnh khan hiếm phim lịch sử như hiện nay.
* Phim đang được chiếu trên toàn quốc.
Theo PLTP
ĐD Lưu Trọng Ninh nhận có... "sạn" trong "Khát vọng Thăng Long" "Có chăng là tôi là một đạo diễn kém nên đã để "người khác" phát hiện ra những... hạt sạn này", vị đạo diễn cười nói. Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng bộ phim chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Khát vọng Thăng Long đã được chiếu ra mắt vào chiều qua (5/11) tại Megastar - Hà Nội. Tham dự...