Phim truyền hình nhức nhối vì diễn viên tay ngang
Công nghệ làm phim theo tiêu chí “nhanh, nhiều, rẻ” không những đảo lộn mọi quy tắc mà còn nhào nặn ra những “ngôi sao” khiến người xem không thể chấp nhận nổi. Câu hỏi đặt ra là tự trọng nghề nghiệp của họ ở đâu?
Khi được hỏi về thực trạng làm phim truyền hình Việt Nam, đạo diễn Đỗ Thanh Hải ngao ngán nói: “Trước đây tôi không hề nghĩ rằng với tất cả những điều kiện như bây giờ mà cũng có thể làm phim”. Anh bảo, nếu bây giờ các đạo diễn mà được lấy bút danh thì chắc sẽ nhiều không đếm xuể. Nếu như trước đây làm phim giống như bước vào một ngôi đền thiêng thì bây giờ ra trường quay thấy bát nháo kinh khủng. Các đạo diễn đã có tên tuổi sẵn sàng từ chối những kịch bản không hay vì không muốn bôi nhọ uy tín mà mình đã xây dựng bao năm nhưng các đạo diễn trẻ thì sẵn sàng nhận bất cứ kịch bản nào vì họ chẳng có gì để mất.
Với số lượng phim sản xuất mỗi năm lên đến hàng ngàn tập nhưng hiện nay, việc thiếu kịch bản hay là dễ hiểu, khát diễn viên là đương nhiên. Mức độ phủ sóng của các diễn viên miền Bắc trên sóng phim Việt giờ vàng của VTV1 vốn đã được coi là nhiều nhưng thực ra, mức độ xuất hiện của các diễn viên phía Nam còn nhiều hơn bởi có quá nhiều phim, quá nhiều kênh, quá nhiều đài truyền hình phát phim Việt. Chính vì vậy, khán giả từ thái cực được xem phim Việt nhiều lại chuyển sang chán ngán những bộ phim na ná nhau, chán luôn cả những gương mặt đã quá quen xuất hiện hết phim này đến phim khác mà các vai diễn chẳng có gì khác biệt.
Diễn viên chuyên nghiệp thì chỉ có hạn và họ lại vốn kén phim, không phải lúc nào cũng sẵn sàng đóng phim thị trường. Vậy nên các đạo diễn dù kỹ tính đến mấy rồi cũng phải có lúc dùng đến diễn viên tay ngang. Và đôi khi, dù không muốn nhưng vì yêu cầu của nhà sản xuất họ buộc phải để dành vai chính cho một cô người mẫu, một nàng hoa hậu dù diễn nhạt như nước ốc nhưng có thể giúp phim gây chú ý mà bán quảng cáo. Cơ hội làm phim nhiều, những diễn viên mới vì thế mà xuất hiện với tốc độ chóng mặt. Nghề diễn dần bị nghiệp dư hóa đến mức có cảm giác ai cũng có thể trở thành diễn viên.
Các khóa đào tạo diễn xuất ngắn hạn cung cấp lượng diễn viên đáng kể cho phim truyền hình
Để đáp ứng yêu cầu làm phim mỗi ngày 1 tập và chạy sô hết đoàn này đến đoàn khác, họ không có thời gian đọc kịch bản, thậm chí còn không biết nhân vật mình đóng là thế nào. Đó là lý do khán giả gặp ngày càng nhiều những cái máy nói với vẻ mặt vô hồn trên màn ảnh. Bước vào guồng quay sản xuất phim “nhanh, nhiều, rẻ”, những diễn viên thực sự tâm huyết với nghề cũng bị vạ lây. Cảnh quay nào không vừa ý họ cũng không được làm lại bởi không có nhiều thời gian. Đôi khi vì nể ai đó, họ nhận lời tham gia một bộ phim mà chỉ khi bấm máy mới biết những diễn viên nghiệp dư đóng cùng mình quá dở còn kịch bản và lời thoại thì như trên trời rơi xuống. Danh tiếng vì thế mà cũng bị ảnh hưởng lây. Nhiều người ra hiện trường mà phát ngượng vì phải diễn chung với một diễn viên mà không biết họ ở đâu ra.
Sự xuất hiện quá nhiều của các diễn viên tay ngang không có nghề đang trở thành bài toán nhức nhối trong lĩnh vực phim truyền hình. Một mặt họ đáp ứng được nhu cầu làm phim đang nở bung hiện nay, một mặt họ thu hút bằng ngoại hình bắt mắt và danh tiếng sẵn có từ những lĩnh vực khác. Nhưng những diễn viên tay ngang diễn xuất tốt lại không nhiều. Hoàng Xuân và Hồng Diễm của Cầu vồng tình yêu là trường hợp hiếm có. Diễn cùng dàn diễn viên chuyên nghiệp, phim thu hình và tiếng trực tiếp nhưng họ tỏ ra nổi trội cả về diễn xuất, ý thức nghề nghiệp. Điều đáng nói là cả hai đều xuất thân từ nghề người mẫu và chỉ đóng phim khi gặp được kịch bản yêu thích.
Thêm vào đó, Rất nhiều diễn viên đang hành nghề hiện nay đều chưa từng trải qua các khóa đào tạo diễn xuất. Phần đông nhảy ngang từ lĩnh vực khác. Chính vì không được đào tạo nên rất ít nhiều có thể gây ấn tượng được lâu dài, nhất là khi họ chỉ coi diễn viên là nghề tay trái, đóng phim để lấy danh tiếng dùng vào lĩnh vực khác. Các trường điện ảnh vẫn tuyển sinh thường xuyên nhưng rất ít trong số đó có thể đứng vững bằng nghề. Và trong bối cảnh đó, các lớp đào tạo diễn xuất ngắn hạn nhiều khi lại tỏ ra phát huy tác dụng.
Video đang HOT
Đan Lê là một trong những diễn viên tay ngang tham gia phim “Cầu vồng tình yêu”
Từ năm 2003, đạo diễn Khải Hưng, Đỗ Thanh Hải và NSND Hoàng Dũng đã bàn với nhau mở một lớp đào tạo diễn viên truyền hình để tạo điều kiện cho diễn viên tay ngang có năng khiếu đang làm việc trong lĩnh vực khác cơ hội đóng phim. Những lớp đào tạo diễn xuất như vậy có thể cung cấp cho họ những kỹ năng diễn xuất cơ bản, chỉ cho họ cái đúng cái sai, khơi dậy năng khiếu trong họ. Rất nhiều diễn viên trưởng thành từ lò đào tạo diễn viên truyền hình ngắn hạn mở năm 2003, 2007 của Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) như Duy Khoa, Diệu Hương, Việt Anh, Minh Hương… Các gương mặt đoạt giải trong cuộc thi tìm kiếm diễn viên phim truyền hình VN lần thứ nhất 2010 như Hồng Nhung, Phùng Thu Huyền cũng đã bắt đầu được giao các vai nữ chính trong một số phim của VFC.
Và nói như đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC thì “không ai cứu mình thì tự mình cứu mình trước”. Để giảm cơn khát diễn viên phim truyền hình trong điều kiện sản xuất phim hiện nay, sắp tới VFC sẽ mở khóa đào tạo diễn viên truyền hình lần thứ 3. Mục đích là “để diễn viên tay ngang làm phim bớt nghiệp dư hơn”. Các diễn viên có kinh nghiệm sẽ lên lớp để truyền lại kinh nghiệm diễn xuất cho các bạn trẻ đang khao khát làm phim. “Các bạn có hình thức tốt, không được đào tạo thì vẫn có nơi mời. Thà rằng huấn luyện, đào tạo 1 chút để các bạn ấy biết nghề còn hơn”, NSND Hoàng Dũng, thành viên khởi xướng dự án đồng thời là giảng viên của các khóa đào tạo diễn viên của VFC từ năm 2003 đến nay, nói.
Với thực trạng làm phim như hiện nay, nói như diễn viên Quyền Linh thì “có cảm giác họ không nấu nữa mà họ ăn sống luôn”, khó có thể hy vọng một sự đột phá ở khâu diễn viên, nhất là khi “hình thức vẫn đang lấn át nội dung”. Khi các nhà sản xuất vẫn còn ưa chuộng các chân dài và thổi họ lên mây xanh bằng những chiêu PR hoành tráng thì những diễn viên tay ngang không có nghề vẫn còn đất sống. Chỉ khán giả, những người đang nắm quyền lực tối thượng trong tay là quyền được tảy chay những diễn viên tồi thì những thảm họa trên màn ảnh mới có khả năng giảm bớt.
Theo Vienamnet
Phim Việt: Nhà sản xuất không có "tầm", hội đồng duyệt phim thiếu "tâm" ...
Thời gian gần đây, liên tiếp những dự án phim đầu tư cả chục tỷ đồng có nguy cơ vĩnh viễn không đến được với khán giả hoặc lên sóng trong nỗi chán chường, bực dọc của người xem.
Không ít ý kiến đổ lỗi cho kịch bản, rồi đạo diễn... nhưng bỏ sót một nhân tố chi phối toàn bộ dự án phim là nhà sản xuất.
Bị hoãn vô thời hạn
Chỉ mới lên sóng một tập phim vào "giờ vàng" ngày 21/2 trên VTV1, "nhà đài" phải tạm ngừng phát sóng bộ phim 30 tập Hãy cùng em điệu Sarikakeo
(Hãng phim Vàng miền Nam) sau khi có ý kiến cho rằng bộ phim còn nhiều nội dung, nhiều cảnh không đúng với đời sống văn hóa...
Cùng số tập và chung số phận như bộ phim trên là Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (Công ty Trường Thành), nhưng bộ phim bị "ách" lại ngay từ khâu thẩm định của Hội đồng duyệt phim quốc gia. Kết cục, sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng duyệt phim quốc gia, nó vẫn... nằm im từ năm ngoái đến nay, dù cả trăm tỷ đồng nhà sản xuất đã đổ vào dự án này cùng với biết bao kỳ vọng và cả những ý tưởng to tát khác đều chưa thành hiện thực.
Xin thề anh nói thậtcường điệu quá mức dẫn đến... giả.
Nhiều phim dở trên sóng truyền hình
Có phim đến với khán giả nhưng lại gây nên bao nỗi bực mình. Anh chàng vượt thời gian kể từ khi phát sóng tập đầu tiên trên VTV3 lúc 21 giờ từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần kể từ 8/3 đến khi ngừng phát sóng liên tiếp nhận được những lời chê bai từ báo giới và khán giả vì câu chuyện nhạt nhẽo, tình tiết đơn điệu, diễn tiến chậm chạp, bối cảnh hết sức sơ sài, nhiều diễn viên diễn xuất cứng, lồng tiếng không khớp... Ban đầu, hai nhà sản xuất và đồng đạo diễn Trương Thị Ngọc Ngân và Nguyễn Duy bắt tay nhau nhưng quay được phân nửa phim thì mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên. 200 phân cảnh đã quay bị hủy bỏ hoàn toàn, diễn viên gần như thay toàn bộ, nhà sản xuất chỉ còn một người là Ngọc Ngân.
Đoàn làm phim Anh chàng vượt thời gian khi chưa có các sự cố xảy ra
Ngoài vai trò sản xuất, nhà sản xuất này còn giữ chức danh... đạo diễn nghệ thuật (đạo diễn kỹ thuật là Hoàng Thiên Trụ). Quay lại từ tháng 2/2011 và lên sóng chỉ sau một tháng, vừa quay vừa phát sóng, trong khi đây là phim giả tưởng - cổ trang càng khiến cho những lo lắng về sự chuẩn bị chưa chu đáo của dự án này là có cơ sở. Giờ thì đến lượt diễn viên và nhà sản xuất tố nhau, rồi công ty hợp tác casting và nhà sản xuất Nguyễn Duy cùng đạo diễn Hoàng Thiên Trụ đang thuê luật sư để đòi tiền nhà sản xuất còn thiếu. Diễn viên Hứa Vĩ Văn sau khi tuyên bố bỏ dở vai diễn còn doạ đưa vụ việc này ra toà...
Bộ phim dài tập khác đang phát trên VTV3, Xin thề anh nói thật xây dựng nhân vật nam chính "quay vòng" trong mớ bòng bong tình ái với 7 phụ nữ nhưng phải lòng cô bạn Bảo Lâm nam tính. Nhưng theo nhiều báo chí đánh giá, sự cường điệu thái quá trong cách xây dựng nhân vật và các tình tiết biến Xin thề anh nói thật thành một bộ phim tâm lý hài viễn tưởng. Nhân vật nam chỉ có một cách tán gái duy nhất, cách nói dối duy nhất với cả 7 cô bồ. 7 nhân vật nữ xuất hiện nhàn nhạt...
Vai trò của người cầm "cương"
Trên đây chỉ "điểm danh" một số phim gần đây có chất lượng trồi sụt, còn trước đó cũng không ít phim gây bực dọc cho khán giả hay những dự án làm tốn giấy mực của báo giới, trong đó có nguyên nhân từ... nhà sản xuất. Đành rằng vai trò quyết định chất lượng nghệ thuật của bộ phim thuộc về đạo diễn nhưng với dự án phim truyền hình dài tập, kịch bản thật sự trở thành yếu tố tiên quyết để đạo diễn "gột nên hồ".
NSND Khải Hưng đồng tình với quan điểm là phim dài tập, kịch bản rất quan trọng và phim hay do kịch bản. Mà việc lựa chọn kịch bản (thậm chí ê-kíp) đều do một tay nhà sản xuất định đoạt. Với Xin thề anh nói thật, trước phản hồi từ báo giới, đạo diễn có tên tuổi tự nhận chịu trách nhiệm về bộ phim. Thế nhưng, đến lượt mình, đại diện nhà sản xuất cho rằng "phim là sản phẩm của đạo diễn" thì quả là... thiếu trách nhiệm. Phim là của nhà sản xuất vì đạo diễn chỉ là một người trong ê-kíp làm phim do nhà sản xuất quyết định lựa chọn.
Đạo diễn Khải Hưng ( Ảnh: ST)
Thực tế, nhiều bộ phim hiện nay do các nhà sản xuất "tay ngang" "cầm cương". Họ không được đào tạo về điện ảnh hay chưa từng làm phim mà thường mới chỉ làm... quảng cáo. "Cậy" có quan hệ hay bạn hàng để thu hút quảng cáo, rồi giỏi "luồn lách" "cửa phim" ở các đài, nhiều công ty tư nhân không tiếc tiền đầu tư cho các dự án phim lớn cả chục tỷ đồng. Với vai trò của nhà sản xuất, sự tác động của họ có thể đẩy bộ phim theo hướng mà họ mong muốn.
Đạo diễn triển khai bộ phim trên cơ sở phương án của nhà sản xuất, chưa kể những đạo diễn không có bản lĩnh càng bị nhà sản xuất xui khiến, can thiệp sâu vào những yếu tố thuộc trách nhiệm nghề nghiệp của đạo diễn. Thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu nghề, nhưng muốn phim nhanh hoàn thành tiến độ để kịp lên sóng, rồi tính toán sao cho tiết kiệm chi phí... đẩy ê-kíp, từ đạo diễn đến diễn viên, làm phim trong tâm lý ức chế và những bộ phim như vậy đến với khán giả trong cảnh cả người trong cuộc và... ngoài màn hình đều dở khóc dở cười.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài THVN) cho rằng: "Sản xuất phim điện ảnh, truyền hình, đặc biệt là các dự án phim nhiều tập đang thiếu một đội ngũ các nhà sản xuất am hiểu công việc đạo diễn và tất cả các công đoạn sản xuất phim, kể từ khi bộ phim trên giấy cho đến khi đóng máy và cả lúc ra rạp. Họ đồng hành với đội ngũ sáng tác về mặt nội dung, kỹ thuật và cả hậu trường của một bộ phim".
"Điểm mặt" các nhà sản xuất một số dự án phim lùm xùm nói trên, hầu hết họ đều là những người mới bước vào địa hạt làm phim hay dự án trước đó của họ chẳng mấy thành công. Có lẽ không nhà sản xuất nào dám chắc dự án 100% thành công hay phim lên sóng sẽ tạo "sốt", nhưng một nhà sản xuất có tầm nhìn, có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ tránh được những sự cố không đáng có trong quá trình triển khai dự án hay đảm bảo các điều kiện tốt nhất có thể để bộ phim ra đời. Những vấp váp thì khó tránh khỏi với ngay cả các nhà sản xuất chuyên nghiệp, nhưng khi phim quay hơn nửa rồi hai nhà sản xuất cãi nhau dẫn đến... thay đổi gần như toàn bộ diễn viên thì thật khó hiểu. Hay dự án phim liên quan đến đề tài tín ngưỡng mà không tham khảo ý kiến các giới chức liên quan thì... nhà sản xuất được coi là "điếc không sợ súng"...
Trước sức hấp dẫn của lợi nhuận từ doanh thu quảng cáo, phim truyền hình trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút lắm nhà đầu tư có tiền vung vào. Nhưng khi nhà sản xuất không có "tầm" và được tiếp tay bởi những hội đồng duyệt phim thiếu "tâm" dẫn đến hậu quả là khán giả bị "tra tấn" bởi phim hết ngày này qua ngày khác. "Giờ vàng" không đáng bị lãng phí cho những sản phẩm ra đời từ những "cái bắt tay" đầy nghi hoặc như thế.
Theo 2Sao
Diễn viên tay ngang - Kém tài mà vẫn đắt sô!? Một thực tế không khó nhận ra của phim ảnh Việt hiện nay. Cách đây không lâu ca sĩ Mỹ Tâm được một phen đỏ mặt khi đạo diễn Khải Hưng chê: "Sao Mỹ Tâm đóng phim chối tỉ thế" - đó là nhận xét của ông về khả năng trình diễn của Mỹ Tâm trong phim Cho một tình yêu. Đạo diễn...