Phim Spider-Man: Far From Home và ngụ ý ẩn sau chiếc kính EDITH của Iron Man
Đã là công nghệ của Tony Stark thì chắc chắn sẽ có điểm tốt, và cả điểm xấu.
Spider-Man: Far From Home xảy ra sau khi Endgame kết thúc, đồng nghĩa với việc Tony Stark đã chính thức ra đi. Peter Parker ( Tom Holland) giờ đây phải đối mặt với sự mất mác, cũng như áp lực đến từ người thầy của mình. Tuy nhiên, Tony ra đi đã để lại cho Peter một món đồ chính là chiếc kính AI công nghệ cao, và giống như mọi thiết bị tối tân khác của chàng Stark, chiếc kính này tiếp tục trở thành món công cụ hữu ích nhưng chứa đầy những nguy hiểm tiềm tàng, nhất là khi rơi vào tay kẻ gian ác.
Tony Stark đã chết.
Spider-Man đối mặt với những tàn dư sau cái chết của Tony Stark.
Giống như JARVIS hay FRIDAY, chiếc kính trí tuệ nhân tạo của Tony cũng có tên là EDITH, viết tắt của “Even Dead, I’m the Hero” (Dù có chết thì tôi vẫn là anh hùng). Về cơ bản, EDITH có khả năng điều khiển hệ thống vũ khí được kết nối đến vệ tinh, cụ thể ở đây là các thiết bị bay không người lái (hay các drone). Thông qua lệnh giọng nói, EDITH có thể giải phóng các drone để tiêu diệt đối tượng được xác định trước đó. Đơn cử là Peter đã vô tình cử một drone đi thủ tiêu Brad Davis – tình địch của anh trên chính chuyến xe mình đang ngồi vì lỡ gọi Brad là “mối đe dọa”.
Hơn thế nữa, công nghệ EDITH này còn có khả năng tự nhận diện những ai xung quanh nó gần như ngay lập tức. Khi Peter đeo kính lần đầu, nó đã nhận diện ngay tất cả mọi người trên xe, trừ tài xế là đặc vụ S.H.I.E.L.D, và mỗi người đều có một câu giới thiệu cơ bản kèm hình ảnh và dấu vân tay. EDITH còn cho phép Peter xâm nhập và xem tin nhắn của mọi người, và anh chàng đã tận dụng lợi thế này để truy cập vào điện thoại Brad nhằm xóa bức ảnh “bị dìm hàng” của mình. Có thể thấy, nếu nhìn nhận khách quan thì EDITH chính là cơn ác mộng có thể xâm phạm đời sống riêng tư của bất cứ ai.
Peter Parker khởi động chiếc kính EDITH trên xe.
Đến đây, có lẽ nhiều fan sẽ cảm thấy EDITH có nét tương đồng với một loại hệ thống có phần vĩ mô hơn trong MCU, đó chính là Project Insight. Dự án này được tạo ra nhằm diệt tận gốc những ai có ý đồ chống đối Hydra và mang tư tưởng phát xít với phương pháp không khác gì EDITH: tự nhận diện mục tiêu từ xa và loại bỏ họ không thương tiếc. Trong Captain America: The Winter Soldier, Steve Rogers đã cố gắng hết sức để ngăn chặn loại công nghệ tương tự. Trong khi EDITH sử dụng dàn drone hùng hậu, thì Project Insight tận dụng một loại máy bay mẹ của S.H.I.E.L.D để thực hiện nhiệm vụ.
Project Insight.
Điểm khác nhau giữa hai loại công nghệ này chính là mục đích sử dụng của chúng. Trong khi Project Insight dùng vũ trang để kiểm soát và chinh phạt, thì EDITH là một loại công cụ an ninh dành cho đặc vụ chân chính để loại bỏ những mối đe dọa nguy hiểm. Tuy nhiên, suy cho cùng thì cả hai vẫn chỉ là thiết bị nhân tạo, và sẽ vô cùng nguy hại nếu chúng rơi vào tay nhầm người. Như trong Spider-Man: Far From Home, một EDITH hữu ích đã bị biến thành công cụ hủy diệt mưu mô của Mysterio khi y dùng nó để tấn công Luân Đôn, đồng thời thuyết phục nhân loại rằng mình là anh hùng thời đại mới.
Ngoài ra, phỏng theo tên đầy đủ của EDITH, người xem có thể hình dung được Tony đã tạo nên chiếc kính này ngay trước khi anh bỏ mạng. Anh đã tin tưởng và giao lại nó cho một người anh luôn yêu thương và quan tâm, một vị anh hùng sẽ coi trọng “trách nhiệm lớn lao” sắp tới như một cách kéo dài sự sống cho di sản của Iron Man.
Iron Man tin tưởng giao EDITH cho Spider-Man.
Tony có ý tưởng tốt, song anh lại vô tình rơi vào cái bẫy cũ. Thuật lại câu thoại kinh điển của Iron Monger trong Iron Man “ Thật mỉa mai, Tony! Ngươi cố gắng loại bỏ vũ khí ra khỏi thế giới này, để rồi mang đến cho nó thứ vũ khí tuyệt hảo nhất“. Đó là khi EDITH rơi vào tay Mysterio ( Jake Gyllenhaal), và y gần như đã chinh phục thế giới và sắp sửa hoàn thành được âm mưu thâm độc của mình.
Mysterio sử dụng EDITH với mục đích xấu.
Sau khi Iron Man qua đời, thì Peter Parker là người duy nhất phải đối mặt với những sai lầm mình gây ra cho bản thân và cho cả nhân loại. Thế nhưng, dù cho sau cùng anh đã đánh bại được kẻ thù, nhưng bộ óc của Mysterio còn vĩ đại hơn thế rất nhiều. Y đã sử dụng triệt để EDITH để không chỉ thực hiện mưu đồ, mà còn lập ra vài kế hoạch dự phòng khác. Y đã cho một drone quay phim lại quá trình Spider-Man triệt tiêu y, sau đó chỉnh sửa lại và công bố nó trước công chúng. Trong đoạn clip, Peter trông như đang ra tay hạ sát Mysterio một cách độc ác chứ không hề đúng như sự thật.
Tệ hơn nữa, Mysterio đã sử dụng kế hoạch EDITH này để tiết lộ danh tính thật của Người Nhện trước bàn dân thiên hạ. Đoạn clip này được chỉnh sửa tài tình bởi đội ngũ đứng sau Mysterio, và đã được gửi đến tòa soạn báo lá cải số 1 – Daily Bugle. Bản tin nóng này còn được dẫn bởi chính J. Jonah Jameson và ông đã tận dụng mọi ngôn từ gây sốc nhất để thu hút dư luận. Như vậy, theo tính chất bắt cầu thì có lẽ Tony đã tạo ra một công cụ khiến cho danh tính thật của học trò anh bị tiết lộ, thậm chí bị hủy hoại.
Công nghệ của Tony Stark luôn là con dao hai lưỡi.
Di sản của Tony Stark thực chất là điều gây tranh cãi lớn, khi 10 năm trôi qua anh đã là một vị anh hùng, nhưng không phải là một người “tổng tài” tốt, và điều đó có thể nhìn ở những nhân viên kỳ cựu nhưng chịu nhiều uất ức, để rồi tập hợp lại trở thành đội ngũ “lăng xê” cho kế sách của Mysterio. Chắc chắn, đây là điều anh không thể tránh khỏi và phủ nhận chí ít trong Far From Home lần này, là những sai trái và là mặt tối hiện thân dưới hình hài của EDITH và cả Quentin Beck – Mysterio. Tuy nhiên, suy cho cùng thì ở mặt nổi, Iron Man vẫn sẽ là vị anh hùng cao cả sẽ tiếp tục “sống” mãi của MCU.
Xem qua trailer chính thức của Spider-Man: Far From Home.
Spider-Man: Far From Home chính thức công chiếu ngày 5/7/2019 tại Việt Nam.
Theo sastar
Một MCU không có Spider-Man: Peter Parker đóng vai diễn gì trong cuộc đời Iron Man?
Nhiều thứ sẽ thay đổi nếu Spider-Man không xuất hiện trong MCU ngay từ đầu, nhất là đối với Người Sắt Tony Stark.
Tuy đã trải qua hơn một thập kỷ làm phim, nhưng MCU chỉ mới chào đón một trong những siêu anh hùng nổi tiếng nhất của mình về nhà vào năm 2016, đó chính là Spider-Man. Dù vẫn thuộc quyền sở hữu của Sony, nhưng không thể phủ nhận phiên bản Peter Parker của vũ trụ điện ảnh Marvel (do Tom Holland thủ vai) đã trở nên hết sức quan trọng và không thể thiếu, cho thấy chỗ đứng vững mạnh của nhân vật Marvel được yêu thích nhất trong làng điện ảnh Hollywood.
Civil War sẽ khác, Iron Man có thể tuyển Ant-Man
Spider-Man chính thức có mặt trong MCU nhờ vào Captain America: Civil War, là con át chủ bài của riêng Tony Stark trong đợt giáp lá cà ở sân bay. Peter Parker đã có nhiều đóng góp trong trận nội chiến, như cảnh cậu dùng tơ nhện để gắp lấy chiếc khiên của Captain America, hay tự mình hạ Giant-Man khổng lồ. Như vậy, sẽ có gì khác nếu ngay từ đầu Spider-Man không tham chiến?
Spider-Man trong Captain America: Civil War.
Về cốt truyện thì chắc chắn không có gì thay đổi nhiều. Thực chất, bộ đôi biên kịch Christopher Markus và Stephen mcFeely đã chia sẻ về khả năng này, thậm chí có cả bản nháp cho trường hợp kịch bản không có Người Nhện. Theo lời McFeely, thì Ant-Man chính là cái tên được nhắm đến để thế chỗ Spider-Man, điều đó kéo theo một cái tên nào đó khác sẽ được giao cho vị trí còn trống trong nhóm của Captain America. Sự vắng mặt của Peter cũng tạo điều kiện cho nhiều nhân vật khác, như Black Panther, được lên sóng nhiều hơn.
Ant-Man sẽ vào team Iron Man nếu không có Người Nhện.
Đó là về nội dung, nhưng ảnh hưởng lớn hơn có lẽ là đối với tông cảm xúc của phim. Tuy Ant-Man cũng có khiếu hài hước riêng, nhưng không có Spider-Man thì Captain America: Civil War sẽ thiếu đi sự hồn nhiên, nhẹ nhàng và thanh xuân, và quan trọng nhất là sự cân bằng vốn khiến cho phim trở nên tuyệt vời như những gì các fan đã xem qua.
Không Homecoming - Không Tony Stark cho đến Infinity War
Sau màn debut ấn tượng trong Civil War, thì Peter Parker cũng có phim riêng cho mình trong vũ trụ MCU là Spider-Man: Homecoming. Sự có mặt của phim đã đẩy hàng loạt dự án lùi về các mốc thời gian sau đó. Chẳng hạn như Thor: Ragnarok chiếm vị trí tháng 11, từ đó làm cho Black Panther cũng lùi trước lùi sau, cuối cùng "lên lịch" vào tháng 2. Điều này lại thực chất tạo điều kiện cho các phim có thị trường để "kiếm chác", vì Ragnarok đã tránh được phim Spider-Man của Sony, Black Panther chiếu ngay Tháng Lịch sử Người da màu, Captain Marvel khởi chiếu ngay ngày Quốc tế Phụ nữ,...
Peter Parker trong tựa phim riêng đầu tiên Spider-Man: Homecoming.
Điều đáng nói hơn là sự ra đời của Homecoming đã có tác động lớn đến Tony Stark. Trong phim, Tony như trở thành người bố của Peter Parker, và sự có mặt của cậu thiếu niên này đã tạo nên động lực cho anh tiếp tục phấn đấu. Không có Peter Parker, thì Tony sẽ kết thúc Civil War với những tổn thương và mất mác, và mang chúng vào Cuộc chiến Vô cực. Dĩ nhiên họ vẫn thua trước Thanos, nhưng Spider-Man dường như trở thành nhân tố đặc biệt đã "bắc cầu" giữa một Tony đầy sẹo trong Civil War, đến một Tony kiên cường bất khuất như trong Infinity War và cả sau này trong Endgame.
Tony Stark cùng Peter Parker trong Homecoming.
Câu chuyện Infinity War của Tony sẽ rất khác (tệ hơn)
Tình phụ tử đóng vai trò không nhỏ trong MCU, và trong số đó có cả mối quan hệ giữa Tony và cha anh - Howard Stark. Dù rằng đây là câu chuyện thú vị trơn tru thông qua 3 phần phim Iron Man, nhưng chỉ khi Peter Parker xuất hiện thì ý nghĩa cốt lõi bên trong con người của Tony mới thành hình thành dạng.
Từ Civil War đến Endgame, câu chuyện của Tony Stark lúc này chính là tình cha con. Giữa những đổ vỡ giữa mình và cha trong quá khứ, và việc trở thành cha của con gái mình là Morgan trong tương lai, thì việc có một học trò như Spider-Man chính là chất keo kết nối những mảng miếng cuộc đời của Người Sắt ăn khớp và liền mạch với nhau.
Spider-Man "bay màu" trong vòng tay Iron Man.
Đỉnh điểm là trong Avengers: Infinity War, khi Iron Man được chiến đấu bên cạnh "con trai" của mình, nhưng rồi chứng kiến cậu bé tan biến thành hư vô trong vòng tay. Đây là khoảnh khắc xót xa thúc đẩy Iron Man dấn thân vào Endgame, mà không có nó thì câu chuyện chiến đấu chống lại Thanos dài đằng đẳng này chỉ đơn giản là một nhiệm vụ khó khăn khác của thành viên nhóm Avenger, qua đó thiếu đi những cảm xúc đặc biệt mà phía sản xuất muốn nhấn mạnh.
Tác động từ cái chết của Tony Stark sẽ giảm đi
Mất đi Peter Parker, Tony Stark đã có thêm động lực để tiến vào cuộc tái đấu trong Avengers: Endgame. Trước giờ thì anh luôn sẵn sàng vì nhân loại, nhưng việc Spider-Man ra đi đã trở thành tác nhân chủ qua thúc đẩy sức mạnh tiềm tàng bên trong Người Sắt. Nhưng ngược lại, đây cũng là điều khiến Tony ngần ngại và đắn đo trước khi chính thức tham chiến, vì khi này anh đã có con gái, và anh hiểu việc mất đi một đứa trẻ mà mình thương yêu thì đau đớn đến thế nào. Hình bóng Peter Parker vừa là thứ kìm hãm anh bên cạnh Morgan, và cũng là thứ đã thôi thúc Tony tiếp tục đứng lên vì chính nghĩa.
Iron Man có màn hi sinh khép lại câu chuyện của mình tại MCU.
Toàn bộ những điều trên dẫn đến hành động hi sinh của Iron Man, khi anh mang vào chiếc Găng tay Vô cực và búng tay, trả lại bình yên cho Trái Đất. Dù cho đánh đổi bằng mạng sống, nhưng rồi Tony đã mang Peter trở lại cuộc sống, khiến mọi thứ đều đáng giá. Chỉ sánh bước cùng nhau trong 4 tựa phim, nhưng mối quan hệ có phần giống cha con giữa Tony và Peter còn ý nghĩa hơn thế rất nhiều. Không có Peter, chúng ta vẫn còn nhiều khoảnh khắc đầy cảm xúc như " I love you 3000", nhưng cũng sẽ mất đi nhiều tầng lớp xúc cảm có tác động lớn khác, khiến phim khó đạt được cao trào.
"Không Spider-Man" ảnh hưởng thế nào đến Phase 4 và di sản
của Iron Man?
Sau sự kiện trong Avengers: Endgame, vai trò của Spider-Man trong MCU đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những cái tên đứng đầu như Iron Man hay Captain America đã ra đi, thì Peter Parker nghiễm nhiên trở thành cái tên có năng lực và nổi bật bậc nhất. Dĩ nhiên nếu không có cậu, thì MCU vẫn còn Black Panther, Doctor Strange hay Captain Marvel, nhưng không thể phủ nhận rằng thương hiệu Spider-Man đã đạt đến trình độ phủ sóng thượng thừa, cùng nét tính cách tinh nghịch, hài hước vô cùng độc đáo và gần gũi với nhiều đối tượng khán giả.
Peter Parker khép lại Phase 3 với Spider-Man: Far From Home.
Far From Home sẽ kết thúc Phase 3 của vũ trụ điện ảnh Marvel, và chắc chắn phim phải có vai trò nhất định trong việc tri ân di sản mà Tony Stark để lại. Bởi vì chính anh là người đã bắt đầu tất cả, và không thể là ai khác mà thông qua Spidey thì MCU có thể hoàn toàn vinh danh những gì đã qua, cũng như lên kế hoạch cho những gì sắp tới. Ngoài ra, Spider-Man còn có thể mang cả tầm nhìn và sứ mệnh của Tony Stark sang cả Phase 4 với cương vị là "học trò cưng" của anh, mục đích là để dẫn dắt đến các phần Spider-Man sau này, hoặc định đoạt tương lai của biệt đội Avenger trong thời gian tới.
Xem qua trailer chính thức của Spider-Man: Far From Home.
Spider-Man: Far From Home chính thức công chiếu ngày 5/7/2019.
Theo saostar
Để Mysterio mặc đồ giống Iron Man, Vision và Thỏ đầy "mờ ám", Spider-Man: Far From Home có ý gì? Trang phục của "anh" Beck trong trailer Spider-Man: Far From Home đang là chủ đề bàn tán của các fan Marvel. Trong trailer mới nhất của Spider-Man: Far From Home (Người Nhện Xa Nhà), trang phục của Mysterio/Quentin Beck (Jake Gyllenhaal) khiến khán giả đặt nhiều câu hỏi. Cụ thể, dù vẫn phảng phất trang phục gốc trong truyện tranh, bộ đồ của...