‘Phim ngắn cuối tuần’: Sống chậm lại để yêu thương nhiều hơn
“Đừng trông mặt mà bắt hình dong” là câu nói ông bà dạy từ ngày xưa. Đó chính là khuyên mọi người không nên suy đoán hay đánh giá ai đó chỉ qua vẻ bề ngoài. Phim ngắn Lắng nghe để hiểu nhìn lại để thương kể về một con người có vẻ ngoài lạnh lùng nhưng lại có trái tim ấm áp.
Đủ là một nhân viên bảo vệ. Anh đi làm ngày đêm để chăm sóc cho đứa con nhỏ và người vợ bị bệnh tim yếu ớt. Đủ rất vui vì xin được vào làm việc trong một căn nhà có mức lương ổn, không vất vả và anh có nhiều thời gian để về nhà chăm sóc vợ con. Điều khiến Đủ không hài lòng nhất chính là ông chủ quá lạnh lùng. Nhiều lần gặp ông Hoàng – ông chủ, Đủ đều kính trọng cúi chào nhưng chưa bao giờ anh nhận được sự đáp lại của ông Hoàng. Điều đó không chỉ khiến Đủ buồn mà còn rất tủi thân nghĩ rằng vì mình thân phận thấp kém nên bị người ta khinh khi. Nhưng vì lo cho vợ con, Đủ chấp nhận tất cả. Thậm chí Đủ sẵn sàng bỏ qua sĩ diện để xin đồ ăn thừa của nhà ông Hoàng. Đủ nghĩ rằng đồ thừa của người ta nhưng lại là thức ăn ngon, sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người vợ ốm yếu và đứa con nhỏ của anh.
Đủ không ngờ rằng, chỉ sau một lần xin đồ ăn, ngày nào chị bếp cũng chuẩn bị sẵn sàng thức ăn vào hộp cho anh. Thậm chí thức ăn ngày càng nhiều, và trông không có vẻ gì là thức ăn thừa cả. Bỗng một ngày đang trong ca làm việc, Đủ nhận điện thoại thông báo vợ anh lên cơn đau tim nặng. Đủ vội vàng chạy đến xin ông Hoàng để được về sớm, nhưng ông Hoàng lại không thèm nghe lời Đủ vì ông đang bận làm việc. Đủ được bà chủ đồng ý cho về sớm nhưng anh vẫn rất hờn giận ông chủ vì thái độ đó. May mắn, vợ Đủ không chỉ qua cơn nguy hiểm mà còn có người tài trợ tiền để mổ tim. Hạnh phúc đến với gia đình anh.
Ông Hoàng đột ngột qua đời vì đột quỵ. Căn nhà vốn đã ít người lại càng thêm hiu quạnh. Nhưng thức ăn luôn được chị bếp nấu rất nhiều. Đủ thắc mắc thì được chị bếp kể tất cả mọi chuyện. Rằng từ trước đến này ông Hoàng kêu nấu nhiều thức ăn để cho Đủ mang về nhà chứ không phải thức ăn thừa như anh đã nghĩ. Và hơn cả, người tài trợ tiền mổ tim cho vợ anh cũng chính là ông Hoàng. Đủ sững sờ khi biết được sự thật. Anh trách bản thân mình vì từ trước đến nay luôn nghĩ xấu thậm chí giận ông chủ. Đúng là chúng ta không thể nào chỉ đánh giá ai đó chỉ qua vẻ bề ngoài của họ. Tấm lòng của một người của có thể biểu hiện rõ nhất quá từng hành động.
Video đang HOT
Phim ngắn cuối tuần sẽ tiếp tục lên sóng các tập tiếp theo, chuyển tải những câu chuyện, thông điệp ý nghĩa vào 19h50 Chủ nhật hàng tuần trên THVL1.
"Ly hôn 3": Sự tổn thương vô hình mà ba mẹ gây ra cho con cái
"Ly hôn 3" - Một câu chuyện về tình cảm gia đình, cho ta hiểu được sự quan trọng của tình thân. Phim ngắn cuối tuần phát trên THVL1 mang đến cho người xem 15 phút đầy cảm xúc.
"Ly hôn 3" kể về câu chuyện gia đình của chị Hạnh. Có chồng và hai con nhưng chị Hạnh phải chịu cảnh sống như mẹ đơn thân suốt 6 năm vì chồng đi làm ăn xa.
Vì gia đình, vì mong muốn lo cho hai con cuộc sống no đủ, chị Hạnh chấp nhận bán đi căn nhà thừa kế từ ba mẹ để chồng chị - anh Hoài đi xa mở công ty. Thậm chí, chị Hạnh cũng không mảy may hờn trách khi anh Hoài không dành thời gian cho gia đình, cũng không gửi tiền về phụ chị lo cho hai con ăn học.
Suốt 6 năm chồng đi làm ăn xa là 6 năm chị Hạnh gồng gánh, tảo tần nuôi con như một người mẹ đơn thân. Ban ngày chị Hạnh là một giáo viên đứng trên bục giảng, tối đến lại trở thành một người lao động giản đơn, nhận làm thuê làm mướn đủ thứ việc để có tiền trang trải cuộc sống.
Con trai út của chị - bé Hiếu còn bị bệnh phổi, nên tiền thuốc men mỗi tháng của con càng làm nặng gánh lo âu trên đôi vai của chị Hạnh. Đổi lại tất cả những khổ cực, chông gai mà chị phải chịu đựng là niềm hạnh phúc đơn giản khi mỗi ngày chị được sống vui vẻ bên hai con và cả hai đều hiểu chuyện, hiếu thảo với mẹ.
Bỗng một buổi sáng, anh Hoài bất ngờ quay về trong sự mừng rỡ của cả ba mẹ con. Hai đứa con quấn quýt đùa giỡn với ba không rời, cảnh tượng đó khiến chị hạnh phúc đến nỗi quên hết những buồn tủi, những giọt nước mắt đã rơi trong lặng thầm suốt 6 năm qua.
Niềm vui chưa trọn vẹn, giông bão đã ập đến khi anh Hoài nói rằng anh đã có một gia đình nhỏ khác và mong chị đồng ý ly hôn để anh có thể lo cho gia đình riêng của mình. Chị tổn thương tột cùng khi tất cả sự hi sinh lại đánh đổi bằng sự phản bội. Với bao nhiêu buồn tủi, đắng cay đè nặng lên đôi vai gầy, chị Hạnh chấp nhận ly hôn, trả tự do để anh Hoài yên vui bên hạnh phúc mới.
Đã mất chồng, chị không muốn xa luôn đứa con trai út nên chị không chấp nhận điều kiện anh Hoài đưa ra là được nuôi bé Hiếu. Dù chị biết rằng, nếu ở bên ba, bé Hiếu sẽ có cuộc sống ấm no hơn, được chữa trị căn bệnh hiểm nghèo.
Mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi gay gắt giữa hai người vô tình lại bị chị em Hiếu nghe được. Cả hai đều muốn được ở với mẹ nhưng vốn thông minh lại hiểu chuyện, hai chị em đều nhường nhau. Chúng biết chị Hạnh sẽ phải chịu nhiều vất vả khi phải lo cho cả hai.
Biết bệnh tình của mình sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền, Hiếu quyết định sẽ ở với ba và "nhường" mẹ cho chị. Nhưng lạ thay, ngày trước Hiếu nhớ ba bao nhiêu thì bây giờ cậu bé lại càng sợ ba bấy nhiêu. Có lẽ điều bé Hiếu sợ chính là phải cùng ba rời xa quê hương, xa mái nhà thân yêu, xa chị gái và mẹ Hạnh.
Càng suy nghĩ Hiếu càng cảm thấy rối trí, sự việc này là một đả kích quá lớn đối với một cậu nhóc như Hiếu. Sau cùng, Hiếu quyết định bỏ trốn để không phải ở với ba, không phải rời xa mẹ.
Cả nhà đổ xô đi tìm Hiếu khắp nơi nhưng đều vô vọng. Anh Hoài chợt hiểu ra rằng cái mà Hiếu cần không phải là cuộc sống sung túc, có nhiều đồ chơi, nhiều đồ ăn ngon mà anh mang tới. Hiếu cần một mái ấm gia đình có mẹ và chị gái, nơi đã cho Hiếu sự ấm áp tình thân thật sự.
Anh Hoài quyết định rời đi. Thấy ba không còn ở nhà, Hiếu như trút bỏ được nỗi sợ hãi, cậu bé chạy lại ôm chằm lấy mẹ, trở về với vòng tay của gia đình thân yêu.
Phim ngắn cuối tuần sẽ tiếp tục lên sóng các tập tiếp theo, chuyển tải những câu chuyện, thông điệp ý nghĩa vào 19h50 Chủ nhật hàng tuần trên THVL1.
"Lắng nghe để hiểu nhìn lại để thương": Sống chậm lại để yêu thương nhiều hơn "Đừng trông mặt mà bắt hình dong" là câu nói ông bà dạy từ ngày xưa. Đó chính là khuyên mọi người không nên suy đoán hay đánh giá ai đó chỉ qua vẻ bề ngoài. Phim ngắn "Lắng nghe để hiểu nhìn lại để thương" kể về một con người có vẻ ngoài lạnh lùng nhưng lại có trái tim ấm áp....