Phim Mỹ lồng tiếng Việt: Thích và không thích
Diễn viên Miu Lê lần đầu tiên lồng tiếng Việt cho phim hoạt hình Hollywood với vai cô voi Peach trong phim Kỷ băng hà 4 -Ảnh: Megastar
Không bỏ qua cơ hội đến gần hơn nữa với khán giả Việt, phiên bản Kỷ băng hà 4 – Lục địa trôi dạt cũng được Hollywood kết hợp với nhà phát hành tại VN là Megastar lồng tiếng Việt cho bản phim này. Hai gương mặt chính được chọn là diễn viên hài Chí Tài và ca sĩ Miu Lê. Đây là lần thứ tám trong hai năm vừa qua, phim hoạt hình Hollywood được lồng tiếng Việt khi đến với khán giả VN.
Lựa chọn cuối cùng thuộc về Hollywood
Hollywood đã tiến hành lồng tiếng bản địa cho phần lớn các quốc gia không nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, VN… Họ kiểm soát việc lồng tiếng này tại studio, các đơn vị phát hành chỉ thu âm rồi gửi về. Việc chọn diễn viên lồng tiếng sẽ chia làm hai nhóm: một nhóm là các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp, nhóm kia là các nghệ sĩ nổi tiếng có ảnh hưởng đến công chúng tại nước bản địa. Mỗi nhóm sẽ có ba đề cử cho mỗi nhân vật, thu thử giọng và đạo diễn âm thanh của phim tại Hollywood sẽ đưa ra lựa chọn cuối.
Tính đến nay tám phim được lồng tiếng Việt gồm: Rio, Mèo đi hia, Alvin & The Chipmunks 3, Thần Lorax, Madagascar 3, Công chúa tóc xù, Xì trum và Kỷ băng hà 4 – lục địa trôi dạt. Các diễn viên Minh Hằng, Minh Tiệp, Đại Nghĩa, Thành Lộc, Mỹ Duyên, Đàm Vĩnh Hưng, Ốc Thanh Vân, Trấn Thành, Bảo Thy, Thanh Bạch, Đông Nhi, Tăng Bảo Quyên, Chí Tài, Hữu Châu, Miu Lê… đã lần lượt được Hollywood lựa chọn để lồng tiếng việt.
Video đang HOT
Chưa “tâm phục, khẩu phục”
Không phải khi Angelina Jolie xuất hiện ở LHP Cannes 2009 và 2011 trong vai trò một diễn viên lồng tiếng ( Kungfu Panda 1&2 – vai cô hổ – không phải vai chính như Jack Black) thì người ta mới biết đến giá trị ngôi sao trong hoạt động quảng bá phim hoạt hình. Công bằng mà nói không nhiều khán giả ấn tượng với giọng của cô hổ Angelina trong Kungfu Panda (nhất là khi so sánh với giọng của Dustin Hoffman – vai Shifu hay Thành Long – vai khỉ). Nhưng hình ảnh “tỏa hào quang” của ngôi sao như Angelina Jolie đã mang một sức mạnh quảng bá vô cùng lớn cho Kungfu Panda đến với thế giới. Tất nhiên, người ta sẽ hiểu với các ngôi sao lồng tiếng kiểu này, thù lao trả cho họ có thể sẽ chiếm đến 1/2 tổng kinh phí làm phim.
Có lẽ bởi thế rất nhiều khán giả Việt sẽ tò mò rằng đến với VN, các bản phim lồng tiếng Việt được xử lý như thế nào. Ông Trịnh Thành Thịnh – giám đốc phát hành của Megastar (nhà phát hành đã cộng tác với Hollywood để lồng tiếng 7/8 dự án phim tại VN) – cho biết khi lồng tiếng Việt, âm thanh phim không khác với bản phụ đề bởi studio sẽ chỉ thay phần thoại tiếng Anh bằng tiếng Việt, mọi âm thanh khác giữ nguyên. Dù có một số khán giả không thích phim lồng tiếng thì con số thống kê lại cho thấy tại VN, tỉ lệ khán giả lựa chọn phim lồng tiếng Việt luôn cao hơn phim phụ đề (ví dụ Madagascar 3 là 56%/44%, Mèo đi hia 68%/32%, Alvin & Chipmunks 3 56%/44% nhưng khi mời nhà báo xem thì nhà phát hành cho biết chỉ khoảng 15% nhà báo lựa chọn bản lồng tiếng Việt).
Đúng là chín người thì mười ý. Thói quen xem phim hoạt hình với lời thoại tiếng Anh đã ngấm vào người Việt vài chục năm nay nên không thể tránh được định kiến khi xem phim lồng tiếng Việt. Nhất là ám ảnh một thời về các phim bộ lồng tiếng trong hệ thống video gia đình. Thêm nữa, việc lựa chọn một số gương mặt “hot” nhưng không phải vì tài năng nói thoại đã góp phần không nhỏ cho sự “ác cảm” với phim lồng tiếng của một bộ phận khán giả khó tính. Nhưng nhà phát hành vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với Hollywood để lồng tiếng Việt bởi khán giả vẫn lựa chọn phiên bản này. Chỉ hi vọng sự khắt khe của công chúng cùng với thời gian sẽ khiến việc lựa chọn người lồng tiếng hợp lý hơn (diễn viên được chọn xứng đáng hơn), thì khi đó mới mong nhiều hơn những khán giả “tâm phục, khẩu phục”.
Cuộc phiêu lưu mới với ba người bạn cũ Một vài tuần trước khi phần 4 Kỷ băng hà ra rạp Việt, kênh truyền hình StarMovies cũng phát lại các tập cũ để khán giả yêu thích loạt phim này càng thêm háo hức gặp lại chú hổ răng kiếm Diego, voi mamút Manny và chú lười cực yêu Sid. Những người bạn cũ trở lại vẫn duyên dáng hài hước đáng yêu như thế, đồng thời cũng đem theo những người bạn mới dễ thương không kém: cô hổ Shira, chuột chũi Louis hay bà của Sid… Và câu chuyện đưa chúng ta ngược về quá khứ, khi Trái đất bị những cơn địa chấn tách thành các châu lục bị chia cắt bởi các đại dương mênh mông. Bởi cơn địa chấn khủng khiếp ấy, bầy thú của Manny bị chia rẽ. Sid, Manny, Diego… trở thành những kẻ lưu lạc trên một tảng băng trôi. Phủ lên câu chuyện của những người bạn trôi dạt là những tình tiết, lời thoại vô cùng hài hước để hơn 90 phút phim là hơn 90 phút ngập tràn tiếng cười, nhất là với những ai đã xem hết cả ba phần Kỷ băng hà trước đó, đã có hình dung đầy đủ về tính cách, thói quen và cả quá khứ của mỗi nhân vật.
Kỷ băng hà 4 – Lục địa trôi dạt chỉ trong tuần đầu công chiếu đã thu về hơn 390 triệu USD -Ảnh: imdb
Theo Tuổi trẻ
Miu Lê hí hửng làm "voi ma mút tuổi teen"
Kiều nữ "Tối nay 8 giờ" sẽ góp giọng trong phiên bản lồng tiếng của "Ice Age 4".
Kể từ lúc các tác phẩm hoạt hình Hollywood được lồng tiếng ở Việt Nam bắt đầu từ Rio, chúng trở thành đất diễn cho các ca sĩ đá chéo sân. Sau Đàm Vĩnh Hưng với Puss in Boots, Bảo Thy với Alvin and the Chipmunks 3 và Brave, Đông Nhi với Dr. Seuss"The Lorax, cô ca sĩ từng có nhiều kinh nghiệm diễn xuất Miu Lê cũng bước vào phòng thu thử sức với Ice Age 4. Trong Kỷ băng hà: Lục địa trôi dạt, Miu Lê sẽ đảm nhận vai trò nàng voi ma mút "tuổi teen" Peaches. Điều thú vị nữa là ở phiên bản lồng tiếng này, người "cất tiếng" cho ông bố ma mút Manny là Chí Tài - một chất giọng từng xuất hiện trongbản lồng tiếng của Madagascar 3.
Đảm nhận vai trò là một nàng voi ma mút mới lớn, dễ thương nhưng cũng không kém phần "vấn đề" dĩ nhiên là một thử thách không nhỏ. Nhưng đối mặt với khó khăn này, kiều nữ Tối nay 8 giờ tỏ ra rất hào hứng. Miu Lê đang rất sẵn sàng để thể hiện mình cũng như hồi hộp chờ đợi phản hồi từ khán giả.
Peaches
Cặp ma mút bố - mẹ: Manny - Ellie
Mặc dù phải đến 13/7, Ice Age: Continental Drift mới ra mắt tại Anh và Mỹ song nhiều quốc gia châu Âu khác đã công chiếu tác phẩm từ 27/6. Có thể nói, đây là một bước đi liều lĩnh của hãng phát hành Foxbởi thời điểm vừa qua, cả châu Âu sôi sục ở sân bóng đá Euro chứ không phải tại rạp chiếu phim. Tuy vậy trên đất Pháp, bộ phim vẫn đạt doanh thu "khủng" 11,8 triệu $ (~246,1 tỷ VND) - trở thành phim ăn khách nhất tại thị trường này tính từ đầu năm. Ngoài ra, Ice Age 4 cũng "lượm lặt" được nhiều "No.1" ở các quốc gia Nam Mỹ như Argentina, Colombia, Peru, Chile... Hãng Fox đạt mở màn thành công kỷ lục tại Mexico (13,7 triệu $ ~ 258,8 tỷ VND) và Brazil (~6,8 triệu $ ~ 141,8 tỷ VND).
20/7 - một tuần sau Hoa Kỳ, bộ sậu "tưng tửng" gồm chú lười Sid, sư tử răng kiếm Diego, ma mút Manny cùng các loài vật hoang dã của kỷ băng hà sẽ cập bến Việt Nam. Dĩ nhiên là trong ấy có cả chú sóc Scrat tham ăn rồi!
Theo TTVN
Chí Tài, Miu Lê tham gia lồng tiếng cho "Ice Age 4" Theo thông tin từ nhà phát hành, phần 4 của bộ phim hoạt hình ăn khách " Ice Age" (Kỷ băng hà) - có tên đầy đủ là " Ice Age: Continental Drift" (Lục địa trôi dạt) - sẽ có phiên bản lồng tiếng Việt với sự tham gia của hai diễn viên Chí Tài và Miu Lê. Lần đầu tiên xuất hiện...