Phim mới Trương Nghệ Mưu tung clip siêu “gợi”
Sau bộ phim thương mại “Hoàng Kim Giáp” không nhận được sự ủng hộ từ phía công chúng, Trương Nghệ Mưu ngay lập tức bắt tay thực hiện “Chuyện tình cây táo gai” với cốt truyện dung dị, mộc mạc. Vị đạo diễn này đã định hình đây là một bộ phim thuộc thể loại phim nghệ thuật, không đề cao tham vọng doanh số.
Tuy nhiên, liền sau đó ông đã lên kế hoạch sản xuất “bom tấn” mới mang tựa đề khá đặc biệt: Kim lăng thập tam thoa (tựa tiếng Anh: The Thirteen Women of Jin Ling). Ngày 20/10, trailer quảng bá đầu tiên của bộ phim này đã được ra mắt, nhiều người sau khi mới xem đoạn trailer đã dự đoán rằng, có thể đây sẽ là bộ phim sẽ mang về những giải thưởng quan trọng trên “đấu trường quốc tế”.
“Kim Lăng thập tam thoa” lấy bối cảnh từ vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937. Bộ phim nói về một linh mục người Mỹ làm việc tại Trung Quốc với mong muốn bảo vệ người dân bản địa khỏi đế quốc Nhật.
Cảnh “ nóng” giữa 2 diễn viên chính lần đầu được hé lộ
Với thời lượng 2 phút 43 giây, đoạn clip đầy ắp cảnh gợi cảm của 13 kỹ nữ xinh đẹp và không hề có lời thoại tiếng Trung. Toàn bộ trailer là những cuộc đối thoại bằng tiếng Anh và tiếng Nhật. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu cảnh “giường chiếu” của nam diễn viên Christian Bale với nữ diễn viên chính Ngọc Mịch. Mặc dù “Mưu nữ lang” (mỹ nữ được Trương Nghệ Mưu lựa chọn) vẫn chưa hé lộ gương mặt chính diện nhưng vóc dáng yêu kiều trong bộ váy xường xám cùng tấm lưng trần nuột nà, nữ tính đã khiến người xem vô cùng tò mò và không khỏi liên tưởng.
13 kỹ nữ của “Kim lăng thập tam thoa” xuất hiện với hình ảnh vô cùng gợi cảm
Ngoài ra, trailer còn giới thiệu không ít cảnh chiến trận hoành tráng, xây dựng công phu và tốn kém. Trong đó, nam diễn viên thủ vai quân nhân Trung Quốc là diễn viên Trung Quốc duy nhất có được khuôn hình đặc tả chính diện trong clip đầu tiên này.
Theo tiết lộ từ phía đơn vị đầu tư, “ Kim lăng thập tam thoa” sẽ được công chiếu từ tháng 12/2011 và hiện đã được xác định là tác phẩm đại diện Trung Quốc tham gia tranh giải Phim tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Oscar 2012.
Một số hình ảnh trong trailer đầu tiên của “Kim lăng thập tam thoa”:
Video đang HOT
Hình ảnh người phụ nữ Trung Quốc trong tà áo xường xám gợi cảm liên tục xuất hiện
Những góc máy đặc tả đầy tinh tế và nghệ thuật
Nam diễn viên chính từng đạt giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Phim còn có sự xuất hiện của diễn viên Trung Quốc Đồng Đại Vy (trên) và các diễn viên Nhật Bản
Cảnh chiến trận hoành tráng và công phu
Tác phẩm này sẽ đại diện Trung Quốc tham gia tranh giải Oscar 2012
Theo BĐVN
Phim Việt mùa cuối năm: chờ 3 phim "bom tấn" về chiến tranh
Không hẹn mà gặp, cuối năm nay sẽ có 3 bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng hoàn thành là "Mùi cỏ cháy", "Đường Hồ Chí Minh trên biển" và "Huyền thoại 1C".
Tiếng ve trong Mùi Cỏ Cháy
Để có được bộ phim kỷ niệm một thời đạn lửa và tái hiện năm 1972 khốc liệt ở chiến trường Quảng Trị, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã phải ấp ủ kịch bản này trong suốt 5 năm.
Phim kể về 4 sinh viên Hoàng, Thành, Thăng, Long cùng lên đường nhập ngũ vào mùa hè năm 1971. Trải qua chiến tranh, nhóm 4 người bạn chỉ còn Hoàng là người duy nhất trở về. Bộ phim là một cuốn nhật ký bằng hình ảnh xen kẽ giữa cuộc sống hiện tại của Hoàng với quá khứ chiến tranh.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (phải) tại trường quay phim Mùi cỏ cháy.
Gần 1 năm nay, đoàn làm phim Mùi Cỏ Cháy thực sự vắt kiệt mình cho những bối cảnh khó. Các cảnh quay đầu, đoàn phim tái hiện lại cuộc sống Hà Nội những năm 1970, đây là một điều không hề đơn giản, bởi vậy họ đã sử dụng triệt để những cảnh quay sinh hoạt tại gia đình ở nhà cổ 87 phố Mã Mây, Hà Nội...
Những cảnh quay chiến tranh tại thành cổ được dựng lại ở Làng Văn hóa các dân tộc VN (Đồng Mô, Hà Nội) nhưng đạo diễn Nguyễn Hữu Mười - Hãng phim Truyện VN vẫn chưa thực sự hài lòng. Ông cho biết:"Để tạo dựng một thành cổ bị địch tàn phá như trong bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính rất khó, với kinh phí eo hẹp 5,2 tỷ đồng của đoàn phim là không thể. Nhưng dù sao chúng tôi cũng phải dựng lại, trong phim khán giả chỉ thấy một góc hẹp thành Quảng Trị, chứ không thể thấy sự bát ngát và điêu tàn như thực tế vốn có".
Còn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm thì bộ phim mang một phần cuộc đời ông chứa đựng nỗi ám ảnh về tiếng ve kêu trong Công viên Thống Nhất mùa hè năm 1971 ở cảnh mở đầu và cảnh kết, đó là nơi 4 chàng sinh viên cùng nhau chụp một bức ảnh lưu niệm trước khi ra chiến trường. "4 người ra đi mà chỉ có 1 người trở về để nghe lại tiếng ve của mùa hè thời trai trẻ, đau xót lắm chứ.
Nhiều đêm tĩnh lặng, đi trên phố, tôi trăn trở và tự hỏi tại sao mình được sống trở về? và tôi đã viết: Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy/ Gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai/ Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài/ Những vùng đất không tiếng gà cất gáy/Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn..." - nhà thơ xúc động.
Lăn lộn với cuộc chiến
Cùng với sự vào cuộc của điện ảnh, 2 bộ phim truyền hình Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số (40 tập) và Huyền Thoại 1C (20 tập) dự kiến cũng hoàn thành vào cuối năm nay sẽ mang đến cho khán giả những góc nhìn khác về chiến tranh.
Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số là một bộ phim hoành tráng do 3 đạo diễn Xuân Cường, Hồ Ngọc Xum và Đinh Thái Thụy cùng chỉ đạo thực hiện với 9 tổ quay phim.
Bộ phim Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số do Đài Truyền hình TP.HCM phối hợp thực hiện với Hãng phim Giải Phóng, có kinh phí 16 tỷ đồng. Bộ phim Huyền Thoại 1C do Bộ VHTTDL là chủ đầu tư giao cho Hãng phim Tây Nam thực hiện, với kinh phí hoàn toàn do Nhà nước đầu tư vào khoảng trên dưới 30 tỷ đồng.
Những cảnh quay đồ sộ nhất đã được thực hiện tại căn cứ Minh Đạm (Long Hải - Vũng Tàu) và vùng biển Vũng Tàu. Đó là cuộc hành quân với hơn 200 diễn viên cảnh trực thăng, tàu chiến của Mỹ vây ráp những con tàu cảm tử không số của cách mạng và trực thăng Mỹ đổ quân vây các cánh rừng.
Nhiều tháng nay, đạo diễn NSƯT Nguyễn Thanh Vân lại đang lăn lộn trên vùng đất Mộc Hóa (Long An) để làm phim về cuộc sống của lực lượng TNXP suốt 8 năm bảo vệ đường 1C - tuyến đường giao liên biên giới trải dài từ Sóc Chuốt (Túc Mía, Campuchia) đến Cà Mau, đi qua hầu hết các địa phương của miền Tây Nam Bộ.
Theo Dân Việt
Phim chiến tranh Việt Nam khó "hút" khán giả Khán giả chờ đợi sự đột phá mới ở dòng phim mà trong khoảng thời gian gần đây thiếu vắng những tác phẩm thực sự hấp dẫn. Thiếu tính triết lý Kịch bản sâu sắc, chân thực là chất liệu tạo dựng nên một bộ phim chiến tranh hay. Để viết được những kịch bản như vậy, nhà biên kịch không thể dễ...