Phim ‘Lãng khách Kenshin’ nhiều khả năng có tiếp phần bốn
Một nguồn tin tại Nhật Bản tình cờ tiết lộ kế hoạch thực hiện tiếp phần bốn của loạt phim chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng “ Rurouni Kenshin” (Lãng khách Kenshin).
Trong lúc các nhà làm phim tại xứ sở hoa anh đào liên tiếp chuyển thể truyện tranh Nhật Bản (manga) lên màn ảnh rộng, bộ ba phim Rurouni Kenshin của đạo diễn Keishi tomo vẫn thuộc nhóm có chất lượng cao nhất trong dòng thể loại.
Và thành công của thương hiệu có lẽ đã khiến các nhà sản xuất không thể bỏ qua cơ hội thực hiện tiếp phần bốn.
Nguồn tin đến từ tờ Daily Sports hồi đầu tuần trong một bài báo nhắc đến vụ việc gây tranh cãi của nữ diễn viên Emi Takei. Mỹ nhân sinh năm 1993 là người sắm vai Kaoru Kamiya – nhân vật nữ chính của loạt Rurouni Kenshin.
Việc Emi Takei chuẩn bị kết hôn và sinh con có thể khiến cô mất vai Kaoru nếu Rurouni Kenshin có tiêp phần bốn. Ảnh: Warner Bros.
Tuần trước, Emi Takei tuyên bố cô chuẩn bị kết hôn và đang mang thai tháng thứ ba với thành viên Takahiro của nhóm nhạc Exile. Tuy nhiên, tin vui ấy lại vi phạm điều khoản hợp đồng giữa người đẹp với công ty quản lý.
Bài báo cho rằng Oscar Promotions đang xem xét lại điều khoản để đưa ra hình phạt thích đáng, trong đó có việc hủy vai Kaoru Kamiya của cô trong Rurouni Kenshin 4.
Video đang HOT
Tờ Daily Sports nhấn mạnh nhân vật Kaoru là hết sức quan trọng trong cả nguyên tác truyện tranh lẫn loạt phim chuyển thể của Keishi tomo, và không thể bị gạch bỏ khỏi kịch bản. Do đó, các nhà sản xuất có thể phải sớm tìm kiếm người thay thế Emi Takei.
Kết thúc tập phim điện ảnh Rurouni Kenshin: The Legend Ends (2012), người hùng Kenshin Himura (Takeru Satoh) đánh bại âm mưu đảo chính của Makoto Shishio (Tatsuya Fujiwura), đồng thời kết liễu hắn.
Sau trận chiến sống còn, Kenshin chuyển tới sinh sống tại võ đường của Kaoru (Emi Takei), với mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc và quên đi quá khứ đẫm máu của bản thân.
Nếu Rurouni Kenshin 4 được thực hiện, nội dung phim nhiều khả năng là mạch truyện liên quan tới tên Yukishiro Enishi. Ảnh: Jump Comics.
Song, nguyên tác truyện tranh chưa dừng lại tại đó. Sau trận chiến với Makoto, Kenshin và bạn bè trở về Tokyo và lập tức đương đầu với một cao thủ khác là Yukishiro Enishi.
Gã thực chất là em trai của Yukishiro Tomoe – người con gái quá cố mà Kenshin từng kết hôn, và vô tình tự tay kết liễu. Lúc này, Enishi bắt cóc Kaoru, và khiến người hùng thêm một lần nữa phải rút kiếm chiến đấu.
Nếu loạt phim điện ảnh Rurouni Kenshin có tiếp phần bốn, nhiều khả năng mạch truyện liên quan tới Yukishiro Enishi sẽ được khai thác. Với thông tin mới, các fan của nguyên tác truyện tranh hoàn toàn có quyền hy vọng về thông báo chính thức từ hãng Warner Bros. Nhật Bản trong thời gian tới đây.
Theo Zing
Áp thuế tự vệ phân bón: Doanh nghiệp được lợi, nông dân chịu thiệt?
Từ 19.8, Bộ Công Thương bắt đầu áp dụng mức thuế tự vệ hơn 1,85 triệu đồng/tấn đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu. Đã có những lo ngại về việc áp dụng mức thuế này có thể làm chi phí trung gian tăng, giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh, nông dân lại chịu thiệt bởi gánh nặng chi phí.
Phân bón nội bị "bóp nghẹt"?
Ngày 4.8.2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam. Trước đó, ngày 12.5, Bộ Công Thương đã quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. Việc điều tra tiến hành trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (VINACHEM). Theo đó, căn cứ theo số liệu nhập khẩu phân bón DAP và MAP và số liệu về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra xác định có sự gia tăng tương đối giữa phân bón DAP, MAP nhập khẩu vào Việt Nam so với ngành sản xuất trong nước.
Từ 19.8, Bộ Công Thương bắt đầu áp dụng mức thuế tự vệ hơn 1,85 triệu đồng/tấn đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu. Ảnh: Thuận Hải
Cụ thể, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu 4,15 triệu tấn phân bón, tương ứng 1,1 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,34 triệu tấn, trị giá 628 triệu USD, tăng 23,7% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm đến từ Trung Quốc. Phân bón nhập khẩu không ngừng gia tăng vào thị trường nội địa đã gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Năm 2016, sản lượng sản xuất của ngành giảm gần 47% so với năm 2015, trong khi lượng nhập khẩu chỉ giảm 11,6% từ 1,2 triệu tấn năm 2015 xuống khoảng gần 1,1 triệu tấn năm 2016.
Trong năm 2016, giá bán hàng hóa của phân bón nhập khẩu giảm 17% mặc dù chi phí nhập khẩu tăng 30%. Chính điều này đã gây áp lực cạnh tranh buộc hàng hóa (phân bón) sản xuất trong nước cũng phải giảm giá theo (mức giảm khoảng 21%) mặc dù giá thành sản phẩm tăng 15,83%. Theo một số DN phân bón, thời gian qua thị trường phân bón trên toàn thế giới đều giảm giá ở hầu hết chủng loại, không riêng gì sản phẩm DAP. Trong khi đó, DN nội do không được khấu trừ thuế VAT nên đã cộng vào giá thành khiến giá phân bón tăng và nông dân tìm đến với hàng nhập khẩu nhiều hơn.
Chưa hết, trong khi trên thế giới, giá các mặt hàng đều giảm như than đá giảm 40%; phân urê giảm 41,25%; phân DAP giảm 25%; phân kali giảm 19%..., thì trong nước, giá các nguyên liệu sản xuất phân bón là than, khí lại không giảm, khiến khả năng cạnh tranh của sản phẩm phân bón nội đã khó lại càng khó hơn. Với giá thành như vậy, nên giá phân bón nhập khẩu về Việt Nam, trong đó có DAP đã giảm giá mạnh so với các năm trước. Dù bị áp thuế nhập khẩu 6%, nhưng phân DAP nhập khẩu về đến Việt Nam thực tế vẫn có giá rẻ hơn giá bán của các nhà máy trong nước. "Trong sự đi xuống của giá phân bón toàn cầu và khó khăn chung của thị trường, "sức khỏe" của DN sản xuất DAP nội khá bi đát"- trích nhận xét từ bản điều tra.
Còn theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của Vinachem cho thấy, doanh thu của các doanh nghiệp trực thuộc chỉ đạt 1.320 tỷ đồng so với kế hoạch 2.842 tỷ đồng, lỗ nặng tới 470 tỷ đồng so với chỉ tiêu lãi 48 tỷ đồng đề ra đầu năm. Tình cảnh của các công ty sản xuất DAP thuộc Vinachem cũng không khá hơn, giảm giá bán, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ của vụ việc, ngày 4.8, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP, mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 19.8.
Nông dân chịu thiệt
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7 Việt Nam nhập khẩu 566.152 tấn phân bón các loại trị giá 149,9 triệu USD, tăng 56,1% về lượng và tăng 54,9% giá trị. Cộng gộp 7 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 2,9 triệu tấn phân bón với kim ngạch nhập khẩu đạt 790,8 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu thị trường nhập khẩu là Trung Quốc với 1,1 triệu tấn tương đương 286 triệu USD, chiếm 38,3% tổng lượng phân bón nhập khẩu. Xếp thứ 2 là Nga với 430.730 tấn, trị giá 129,7 triệu USD.
Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đánh giá sự khó khăn của DAP sản xuất trong nước còn có nguyên nhân khác. Trước tiên, là nhu cầu sử dụng sụt giảm (năm 2015 giảm 3% và năm 2016 giảm tiếp 10% do thời tiết) và việc mặt hàng phân bón không chịu thuế VAT, không được khấu trừ đầu vào khiến giá thành tăng 4-5%. Tuy nhiên, theo Cục này nguyên nhân chính vẫn do hàng nhập khẩu gia tăng 35%, gây ép giá và kìm giá hàng tương tự sản xuất trong nước.
Mặc dù vậy, theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, việc áp dụng biện pháp tự vệ cũng khó cứu được các nhà máy sản xuất phân bón DAP trong nước do hạn chế về chất lượng sản phẩm cũng như công tác bán hàng. Cũng theo nhận định trên, DAP và MAP là sản phẩm dùng bón lót, bón thúc cho tất cả cây trồng trên các loại đất khác nhau, sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân NPK hoặc phân bón khác. Đây là một trong những loại phân bón chính được sử dụng hiện nay, nên khi sản phẩm này tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến nông dân và sản xuất nông nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh bày tỏ: "Áp thuế tự vệ với phân bón có thể làm chi phí trung gian tăng lên, giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh, nông dân mất lãi và quan trọng là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế giảm đi".
Ông Vũ Duy Hải - Tổng Giám đốc Công ty CP Vinacam (TP.HCM), một DN nhập khẩu phân bón cho rằng, mặt bằng giá phân bón trên thị trường sẽ tăng sau quyết định trên. Nhà nhập khẩu sẽ cộng thuế vào giá nhập và tăng giá bán. Nhiều DN còn hàng tồn sẽ được lợi do được hưởng giá mới. Cuối cùng thì chỉ nông dân chịu thiệt, vì phải mua phân bón giá cao.
Theo Danviet
"Tiếp sức" lúa vụ mùa: Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng, vì vừa giảm công chăm bón, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, vừa tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Oán linh nhập xác': Phim Indonesia chiều lòng các fan thể loại kinh dị

Mỹ nhân Hàn Quốc bị ghét nhất hiện tại: Xinh gái nhưng vô duyên tột độ, sơ hở là hét muốn thủng màng nhĩ

Dahyun và Jinyoung đốt cháy màn ảnh với sự kết hợp bùng nổ trong 'Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi'

Phim vừa chiếu 2 tập đã đứng top 1 rating cả nước, nam chính nhận mưa lời khen vì "diễn hay dã man"

Tuyệt phẩm lãng mạn cực đáng xem hiện tại: Cặp chính diễn đỉnh, chemistry tràn màn hình

Mỹ nhân Trung Quốc đẹp điên đảo gây sốt cõi mạng, diễn xuất phong thần ở phim mới được nhà nhà khen ngợi

IU làm 'nát tim' khán giả chỉ với một câu thoại trong 'When Life Gives You Tangerines'

'Mama boy' trong 'When Life Gives You Tangerines' gây ám ảnh ra sao?

Mèo máy 'Doraemon' trở lại màn ảnh, hứa hẹn làm chao đảo rạp Việt hè này

"Em mong em và anh sẽ cùng mất" - ước muốn tàn nhẫn nhưng lại là cả một đời đau thương ở Quả Quýt

Tổng tài hàng real chi tiền làm phim cho vợ đóng chính, visual đỉnh nóc cả đôi không vào showbiz quá phí

Cả MXH xin lỗi mỹ nam Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, lỡ chê xấu tàn canh giờ anh đẹp nức nở
Có thể bạn quan tâm

Ngọc Kem, Emma truy lùng "mấy anh bảo vệ" nhà ViruSs, công khai 1 bí mật
Netizen
15:55:14 29/03/2025
Tới cả Suzy cũng bị Kim Soo Hyun lừa đau đớn, tan nát hình tượng chỉ vì 1 giây quái dị nhất cuộc đời
Hậu trường phim
15:53:08 29/03/2025
Nhóm nữ "lì đòn" nhất Kpop: Bị cả Hàn Quốc ghét bỏ vì hát live thảm hoạ, tìm được cơ may hồi phục danh tiếng
Nhạc quốc tế
15:50:24 29/03/2025
"Tiểu Yến Tử" phản bội Quỳnh Dao dù được bà chúa ngôn tình coi như con gái
Sao châu á
15:44:29 29/03/2025
Cú lừa của HIEUTHUHAI
Nhạc việt
15:41:08 29/03/2025
Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM
Tin nổi bật
15:08:10 29/03/2025
Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"
Sao việt
15:07:28 29/03/2025
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
15:05:47 29/03/2025
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
14:14:30 29/03/2025
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm
Thế giới
14:08:09 29/03/2025