Phim kinh dị được đạo diễn “The Handmaiden” quay hoàn toàn bằng… iPhone 4
Dù bạn có là fan của thể loại phim kinh dị tâm linh hay không thì “Night Fishing” vẫn là một phim ngắn rất thú vị để thử tiếp cận với một buổi hầu đồng đầy kịch tính được tổ chức theo tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc.
Vậy là tháng cô hồn rốt cuộc đã qua đi. Trong niềm tin của nhiều người Việt thì đây là quãng thời gian đáng sợ nhất trong năm, thời điểm nhân gian tràn ngập các vong hồn oan khuất. Nếu vẫn còn đang tò mò về những giai thoại đậm chất tâm linh của người châu Á như vậy thì có lẽ bạn nên thử tìm đến phim ngắn năm 2011 Night Fishing (Câu Đêm) của cặp đạo diễn Hàn Quốc PARKing CHANce (tên chung của hai anh em Park Chan Wook và Park Chan Kyong); bởi đối với người Hàn Quốc, các tín ngưỡng liên quan đến âm phủ, địa giới, đặc biệt là nghi thức triệu hồi linh hồn người chết của các pháp sư cũng phổ biến và quan trọng không kém nếu so với các nghi thức tương tự của người Việt Nam.
Night Fishing có sự tham gia của hai diễn viên chính là ngôi sao K-pop Lee Jung Hyun và nam diễn viên gạo cội Oh Kwang Rok. Bộ phim bắt đầu bằng cảnh một người đàn ông (Oh Kwang Rok) đang chuẩn bị đi câu đêm ở một mép nước. Ở gần đó là một ban nhạc có phong cách ăn mặc khó hiểu đang gào lên những âm thanh kỳ quái. Đêm đến, người đàn ông thấy nước động và câu lên một thân thể phụ nữ (Lee Jung Hyun). Trong khi anh ta hoảng loạn và khiến cho chính mình bị vướng vào dây cước thì người phụ nữ đột nhiên tỉnh dậy.
Ban nhạc ăn mặc kỳ quái trong phim.
Mọi thứ trở nên khiếp đảm hơn khi cô gái bắt đầu nói bằng giọng của con gái anh ta và khóc xin cha quay lại. Cảnh phim chuyển sang bối cảnh một buổi gọi hồn trong ngôi nhà ở miền quê. Người đàn ông đi câu chính là khuôn mặt trong di ảnh còn người phụ nữ kia thực ra là một cô đồng. Khung cảnh ở buổi gọi hồn còn man dại và kỳ quái hơn cả ban nhạc âm phủ diễn ra lúc đầu phim và đây cũng là lúc những mối quan hệ giữa kẻ đã chết và những người còn sống được bộc lộ ra bên ngoài…
Nam diễn viên gạo cội Oh Kwang Rok trong vai người đàn ông đi câu.
Điểm đặc biệt nhất của Night Fishing có lẽ nằm ở việc bộ phim được quay bằng iPhone 4. Hãng phân phối điện thoại KT (đơn vị phân phối độc quyền iPhone ở Hàn Quốc lúc bấy giờ) đã cấp kinh phí cho hai anh em nhà Park 150 triệu won (khoảng 3 tỉ VND) để quay bộ phim hoàn toàn bằng iPhone 4 trước sự giám sát. Night Fishing sau đó được trình chiếu trước hơn 100 phóng viên Hàn Quốc, trước khi giành giải Gấu Vàng cho hạng mục Phim ngắn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin lần thứ 61.
Ngôi sao K-pop Lee Jung Hyun trong vai người phụ nữ bí ẩn.
Không biết có phải do được quay bằng điện thoại nên bộ phim có tính chân thật hơn không nhưng sau khi xem xong Night Fishing, thứ khiến cho khán giả phải nhớ đến nhiều nhất có lẽ là không gian đậm chất tâm linh mà nó mang lại. Đặt bối cảnh ở một vùng đất hẻo lánh không tên, những nghi lễ hầu đồng, biểu cảm của pháp sư cùng tiếng nhạc chói tai và ghê rợn hoà quyện vào nhau, tạo ra cái nhìn rõ ràng về một buổi lễ hầu đồng theo tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc. Kể lại một buổi gọi hồn trong vòng nửa giờ đồng hồ không khó. Nhưng để gọi tên được những khoảnh khắc va chạm âm dương, tạo ra một không gian văn hoá đậm chất huyền bí Á Đông thì không phải là chuyện đơn giản.
Trong hai anh em họ Park thì Park Chan Wook nổi tiếng hơn hẳn và bộ phim ngắn dài 33 phút này cũng mang dấu ấn của ông nhiều hơn. Với kỹ năng biên tập và cắt dựng siêu việt, Park Chan Wook luôn biết cách biến những thước phim mình quay trở thành một dòng nhận thức linh hoạt và mềm mại, len lỏi vào trong rãnh sâu ký ức nhân vật và gợi lên những mảng tối mà không phải ai cũng sẵn sàng để nhìn vào. Night Fishing không có những cảnh quay thấm đẫm dục vọng, không có những âm mưu ly kỳ, không có những pha trả thù thâm độc. Với thời lượng của một bộ phim ngắn, tác phẩm này tìm cách tập trung vào một đoạn thời gian hoặc có lẽ là một khúc suy nghĩ nhất định trong cuộc đời một con người.
Park Chan Wook và “máy quay” iPhone 4.
Người đàn ông trong phim có lẽ đã chết vì cảm lạnh do trận áp thấp ập đến trong đêm ở mép nước. Cái chết này biến anh trở thành một linh hồn oan khuất và chưa chịu rời khỏi dương thế. Điều khiến cho anh cảm thấy bứt rứt nhất là chuyện gia đình vẫn chẳng ra đâu vào đâu. Đứa con gái còn nhỏ, người vợ thì đã bỏ đi do không chịu nổi tính khí mẹ chồng. Người đàn ông này không muốn rời bỏ dương thế vì anh lo sợ rằng mối quan hệ trong gia đình mình sẽ mãi mãi không thể cứu vãn được nữa. Cái chết đột ngột không cho anh một cơ hội được nói lời vĩnh biệt và sự xuất hiện của các pháp sư đã đem lại cho người đàn ông cơ hội đó.
Dù bạn có là fan của thể loại phim kinh dị tâm linh hay không thì Night Fishing vẫn là một phim ngắn rất thú vị để thử tiếp cận với một buổi hầu đồng đầy kịch tính được tổ chức theo tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc. Cảnh quay linh hồn người chết trong thân thể cô đồng dặn dò người thân đừng khắc nghiệt với nhau nữa mà hãy sống tốt hơn chính là cảnh thể hiện rõ nhất chất tâm linh Á Đông trong bộ phim và có lẽ cũng chính là yếu tố đã thuyết phục được ban giám khảo ở LHP Berlin trao giải Gấu Vàng cho anh em PARKing CHANce.
Theo Trí thức trẻ
,
Suối ma: Bộ phim ma quỷ đong đầy cảm xúc càn quét các phòng vé châu Á
Được nhận xét là bộ phim kinh dị được làm từ trái tim và hiếm khi một phim về ma quỷ lại đầy cảm xúc như vậy, Suối ma dự kiến sẽ ra mắt khán giả Việt ngày 14/9.
Sau hàng loạt các tác phẩm gây sốt như Cô giá năm xưa chúng ta cùng theo đuổi; Thời thiếu nữ của tôi; Nhiếp Ẩn Vương; Ngôi làng hạnh phúc; Thanh xuân ơi - Chào em... điện ảnh Đài Loan (Trung Quốc) hứa hẹn sẽ lại gây sốt màn ảnh Việt Nam với bộ phim kinh dị Suối Ma ( tựa gốc: Secrets in the hot spring) - tác phẩm gây sốt phòng vé ở thị trường nội địa lẫn các nước Đông Nam Á, châu Á trong mùa hè vừa qua.
Suối Ma là câu chuyện về Thiết Tiểu Kim, để làm tròn chữ hiếu, Thiết Tiểu Kim phải trở về nhà giúp đỡ ông bà nội tiếp quản công việc quản lí khách sạn suối nước nóng của gia đình. Đồng hành với Kim trong chuyến trở về lần này là hai người bạn học cùng lớp không mấy ưa nhau.
Trong cuộc hành trình làm tròn chữ hiếu và tiếp quản công việc gia đình, Thiết Tiểu Kim và các bạn đã phải đối mặt với hàng loạt các hiện tượng kinh dị đến lạnh người lẫn các tình tiết "cười ra nước mắt". Ba chàng trai đã phải xử dụng hết "năng lực" của bản thân để vượt qua thử thách kinh dị tại Suối Ma.
Ý tưởng thực hiện phim Suối ma được đạo diễn Lâm Quán Tuệ và các cộng sự khởi động từ cuối năm 2014. Phim được lựa chọn là dự án đầu tư tại tại giải Kim Mã năm 2015. Được khởi động sản xuất vào năm 2017, ekip phim Suối ma đã đi chọn bối cảnh tại khắp các suối nước nóng ở Đài Loan.
Sau nhiều tháng ròng rã tìm kiếm, nhà sản xuất đã quyết định quay tại một ngôi nhà cổ tại Đài Nam và suối nước nóng đẹp nhất Đài Loan - Guanziling. Những cảnh quay núi rừng được thực hiện trên nền phông xanh để đoàn phim tiện thiết kế thêm màu sắc lẫn những nét "dị hợp" gây cười.
Khi ra mắt tại Đài Loan, Suối ma đã thu về 10 triệu Đài tệ chỉ trong ngày đầu tiên ra rạp. Ngay sau đó phim đã vượt qua nhiều bom tấn Hollywood như Hotel Transylvania 3: Summer Vacation, Skyscraper... trở thành sự lựa chọn của khán giả nơi đây. Không dừng ở đó, khi phim được phát hành tại các thị trường lớn khác như Singapore, Malaysia... đều đạt được những thành công ngoài mong đợi và sẵn sàng để công phá phòng vé tại Trung Quốc đại lục, Mỹ, Hàn Quốc Nhật Bản và Việt Nam.
Tờ The Straits Times đánh giá : "Suối ma là một tác phẩm kinh dị được làm từ trái tim và hiếm khi một phim về ma quỷ lại đầy cảm xúc như vậy"
Theo Baomoi.com
Lộ diện sát nhân tâm thần là mỹ nam, 'Voice 2' đạt ngay rating khủng Nhiều khán giả và người hâm mộ đã rất bất ngờ khi biết được nam diễn viên đã vào vai kẻ sát nhân tâm thần trong 'Voice 2'. Nếu bạn là một người yêu thích và hay theo dõi các bộ phim truyền hình Hàn Quốc thì bạn sẽ dễ dàng đoán ra kẻ sát nhân tâm thần trong Voice 2 là ai...