Phim Hollywood giờ đây cứ phải “chêm” miếng hài vào cho “chắc ăn”?
Dân gian Việt Nam thường có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nhưng với Hollywood trong thời hiện đại, một nụ cười có thể giúp họ mang về hàng trăm triệu USD.
Trong lằn ranh hòa lẫn nhiều thể loại phim khác nhau, công thức phim hài độc lập hay đi cùng với tình cảm hoặc hành động đang mất dần chỗ đứng. Thay vào đó, yếu tố hài hước được xem như một gia vị đặc biệt, và dần trở thành xu hướng tại Hollywood khi làm tăng thêm độ “ăn khách” của các phim giải trí trong cuộc cạnh tranh phòng vé. Thế nhưng, liệu cứ gây cười là sẽ chắc thắng?
Hành động hài: dễ làm, dễ ăn
Mấy ai yêu điện ảnh mà không biết Thành Long?
Hài kết hợp với hành động là dòng phim dễ làm nhất và được Hollywood sử dụng trong suốt hàng chục năm qua. Chẳng nói đâu xa, Thành Long trở thành cái tên nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ phong cách chiến đầu hài hước đặc trưng với hàng loạt thương hiệu phim như Shanghai Noon, Rush Hour,…
Mel Gibson cũng là cái tên gạo cội của dòng phim này tại Hollywood với thương hiệu Lethal Weapon đình đám. Những bộ phim hài – hành động xuất hiện ngày một nhiều hơn với đủ mọi đề tài như điệp viên (loạt phim Kingsman, Johnny English) hay viễn tưởng (loạt phim Men in Black),…
“The A-Team” là một thất bại phòng vé.
Nhưng không phải bộ phim nào theo công thức trên cũng dễ dàng mang lại doanh thu phòng vé. Cứ mỗi một tác phẩm đại thắng phòng vé thì lại đi liền với một “bom xịt” khác. Đại Chiến Âm Dương ngay dịp Tết năm nay chính là ví dụ điển hình nhất. Sự góp mặt của dàn diễn viên gạo cội cùng yếu tố hành động – hài cũng không cứu được chất lượng và doanh thu của The Losers (2010) hay The A-Team (2010).
Hài trong phim siêu anh hùng: công thức thành công từ Marvel cho đến DC
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) được đánh giá là vũ trụ điện ảnh thành công nhất mọi thời đại. Bên cạnh việc kế hoạch xây dựng các phần phim có sự liên kết chặt chẽ, từng nhân vật siêu anh hùng có định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể thì yếu tố góp phần vào chìa khóa thành công chính là khả năng làm ra những phim “dễ xem, dễ tiếp cận” với đại chúng.
Một phân đoạn giới thiệu siêu nhắng giữa hai nhân vật Spider-Man và Dr. Strange trong “Avengers: Infinity War”.
Trong đó, mảng miếng hài hước là thứ giúp cho các phim của Marvel trở nên thành công hơn rất nhiều. Thử xem, có bộ phim Marvel nào mà không có vài ba đoạn gây cười nho nhỏ,đáng nhớ. Nó không làm ảnh hưởng tới mạch phim chung, chỉ là giúp khán giả thư giãn và thoải mái một chút trước những biến cố sắp xảy ra.
Video đang HOT
“Thor: Ragnarok” là minh chứng cho việc làm nghiêm túc như thần thoại không được thì cứ “nhây” hết cỡ.
Stan Lee và những màn cameo rất dễ gây cười trong các phim Marvel.
Cạnh tranh trực tiếp với MCU, chúng ta có DCEU (Vũ trụ Điện ảnh DC) với những bộ phim xoay quanh các anh hùng DC Comics. Nhưng nếu như các bộ phim đầu tiên trong vũ trụ này có xu hướng “dark, deep” (đen tối, nghiêm túc) với các phim như Man of Steel (2013), Batman v Superman: Dawn of Justice (2016). Những phim này đều không mang về doanh thu xứng tầm thương hiệu.
Ai có thể không bật cười trước phân cảnh “trên trung bình” của Steve Trevor trong “Wonder Woman”?
Ngược lại, những phim ở giai đoạn sau với màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng hay thậm chí là hài hước như Suicide Squad (2016), Wonder Woman (2017) lại có doanh thu tốt hơn hẳn. Thành công của Aquaman (2018) – một siêu anh hùng khá kém tiếng nhưng lại mang về con số 1,1 tỉ USD và đang thứ 8 trong danh sách những phim siêu anh hùng có doanh thu cao nhất mọi thời đại – như một minh chứng cho “bùa phép” của yếu tố hài hước trong phim siêu anh hùng.
Màn “ăn hoa hồng” vô cùng hài hước giữa hai nhân vật Mera và Athur Curry trong “Aquaman”.
Về mặt nội dung, Aquaman không quá nổi trội nhưng dưới bàn tay của một James Wan quá thấu hiểu thị hiếu của khán giả, nó đã vượt qua những tranh cãi về chất lượng để ngang nhiên hốt bạc. “Phim giải trí, xem vui mắt vui tai là đủ rồi, còn cần đòi hỏi gì thêm” – hẳn là suy nghĩ của rất nhiều khán giả sau khi mua vé xem Aquaman.
Tuy nhiên, vui thôi chứ đừng vui quá, fan DC hẳn chưa quên “nỗi đau” Justice League(2017) năm nào. Chỉ vì muốn phim thêm hài, Warner Bros. đã đưa Joss Whedon về tiếp quản phần việc của Zack Snyder để tạo ra một “nồi lẩu” khó nuốt. Trong khi đó, Marvel cũng bị nhận xét dần đi vào lối mòn an toàn với công thức trăm phim như một. Doanh thu thấp bất ngờ của Ant-Man and the Wasp làm dấy lên câu hỏi liệu bao lâu nữa thì Marvel sẽ mất sức hút?
Khi kinh dị hài lên ngôi
Phim kinh dị là dòng phim dễ kiếm tiền nhất trong các thể loại phim Hollywood (vốn ít, doanh thu lại cao). Kết hợp cùng với những chiêu trò hài hước đúng lúc, đúng kiểu, thì doanh thu ngất ngưỡng lại điều có thể nắm chắc trong tầm tay. Chắc hẳn các fan còn nhớ Annabelle: Creation (2017) hài hước ra sao với màn “đem Belle đi trốn” của cô bé Linda (Lulu Wilson).
Cảnh phim này gây cười hơn là kinh dị.
Thậm chí, Hollywood còn có cả một thương hiệu phim hài chuyên giễu nhại phim kinh dị là Scary Movie với doanh thu không kém “kép chính” là bao. Siêu phẩm kinh dị Get Out (2017) cũng là một bộ phim với những tiếng cười xen lẫn với nội dung kinh dị, châm biếm về nạn phân biệt chủng tộc. Biên kịch kiêm đạo diễn của nó là Jordan Peele – vốn cũng xuất thân từ việc viết và diễn xuất trong các phim hài.
Thanh niên gây hài nhiều nhất “Get Out” với loạt câu thoại tỉnh như ruồi.
Tuy nhiên, hài quá cũng không tốt. Ví dụ điển hình chính là Happy Death Day (2017) với nhãn slasher (chặt chém) kết hợp với black comedy (hài châm biếm) kể về một cô gái bất ngờ “chết đi sống lại” trong ngày sinh nhật chỉ có vốn sản xuất là 4,8 triệu USD nhưng đã thu về 125 triệu USD. Phim được ví như một màn giải trí thú vị, kết hợp giữa phim hài giả tưởng nổi tiếng Groundhog Day (1993) với loạt phim Scream.
Sang đến Happy Death Day 2U mới đây, thương hiệu gần như chẳng còn một yếu tố kinh dị nào mà chuyển hết sang hài hước và viễn tưởng. Tuy nhiên, hành động “bắt trend” này khiến nhiều fan của phần đầu tiên tỏ ra thất vọng và chê bai hết lời.
Với khán giả đại chúng, yếu tố giải trí, thư giãn luôn là mục tiêu hàng đầu. Dưới áp lực của cuộc sống thực, việc được thưởng thức một bộ phim có nội dung trọn vẹn cùng đôi chút tiếng cười sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái, không ngần ngại khen phim và trở nên dễ tính hơn trong việc săm soi các sai sót. Nhưng sự hài hước cũng phải được xây dựng sao cho khéo, không thể tùy tiện và lạm dụng một cách ngớ ngẩn. Bởi khán giả bây giờ cũng đã trở nên thông minh và biết lựa chọn hơn rất nhiều.
Theo trí thức trẻ
Cơn sốt "Aquaman" chưa tan, fan cuồng DC đã bắt đầu mong ngóng 5 điểm sáng mới từ phần 2
Với doanh thu mấp mé mốc 1 tỉ USD, fan DC có quyền mong đợi phần thứ 2 của "Aquaman" sẽ trở lại và lợi hại hơn nhiều lần.
Những tưởng sẽ tiếp tục kéo DCEU (Vũ trụ Điện ảnh DC) xuống "vũng bùn", Aquaman( Aquaman: Đế Vương Atlantis) bất ngờ đại thắng tại phòng vé giúp các "chàng họa mi" DC "hót" trên đỉnh vinh quang nhiều tuần liên tiếp. Chắc chắn phim sẽ có phần tiếp theo còn người hâm mộ thì tha hồ mong đợi những chi tiết mới trong truyện tranh được James Wan đưa lên màn ảnh rộng.
1. Sự xuất hiện của Aqualad
Justice League (2017) và Aquaman đã rất thành công trong việc khiến khán giả nghĩ rằng Aquaman (Jason Momoa) là siêu anh hùng vô cùng bá đạo. Tuy nhiên, ở Atlantis vẫn còn nhiều nhân vật phụ đáng gờm hơn nhiều. Aqualad từng xuất hiện trong loạt phim Young Justice với một phiên bản hoàn toàn mới là Kaldur'ahm.
Bên cạnh việc mang trong mình dòng máu Atlantis, Kaldur còn là con trai của Black Manta - kẻ thù truyền kiếp của Aquaman. Do đó mà anh chàng này cũng là cầu nối giữa hai thế giới hệt như Arthur Curry. Sự xuất hiện của Aqualad trong Aquaman 2 hứa hẹn sẽ tạo thành một điểm nhấn thú vị.
2. Sự trỗi dậy của vị Vua Chết (Dead King)
Aquaman đã đánh dấu sự xuất hiện của Atlantis cũng như vị vua Atlan (Graham McTavish). Xuyên suốt bộ phim là chuyến hành trình tìm cây đinh ba bị mất tích để Arthur Curry có thể trở thành vua. Tuy nhiên, Atlan không chỉ ông vua chỉ biết ngồi một chỗ cầm đinh ba tự kỷ tới chết đâu!
Trong truyện tranh, ông là người nhấn chìm Atlantis sau khi bị người em trai lấy mạng vợ con và cướp ngôi vua. Ngàn năm trôi qua, Atlans - vị Vua Chết, rồi sẽ lại trỗi dậy để giành lại Atlantis lần nữa. Phiên bản điện ảnh đã xây dựng ông theo một hướng khác nhưng các fan đâu còn lạ gì khả năng "tổ lái" của James Wan nữa. Chỉ cần nói rằng lịch sử của Atlantis đã bị sửa đổi thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.
3. Sự xuất hiện của Atlantis trước thế giới
Trong DCEU, người mặt đất vẫn không hề biết Atlantis có tồn tại. Tuy nhiên, Aquaman từng nhiều lần tạo ra cầu nối giữa hai thế giới trong truyện tranh dù kết quả không phải lúc nào cũng khả quan. Người Atlantis quá tuân theo truyền thống và từ lâu đã mất lòng tin với thế giới bên ngoài, trong khi loài người lại e sợ sự xuất hiện của một siêu cường mới. Aquaman 2 có thể sẽ làm được nhiều thứ hơn phần một nếu vùng đất Atlantis được đưa ra khỏi bóng tối và tác động đến cả thế giới.
4. Hội siêu anh hùng của Aquaman
Nổi tiếng với vai trò là thành viên của Justice League nhưng thật ra Aquaman còn lãnh đạo một đội siêu anh hùng riêng gọi là The Others. Từ những ngày còn trẻ, Authur đã dẫn dắt một nhóm các nhân vật đi sưu tầm và bảo vệ 7 cổ vật của Atlantis. Mỗi thành viên thuộc The Others mang nhiều khả năng khác nhau nhưng không để lại nhiều ấn tượng với công chúng từ khi ra mắt năm 2012.
Nhưng với Aquaman 2, mọi thứ có thể thay đổi. Bộ phim có thể khai thác khoảng thời gian "trẻ trâu" của Arthur Curry hoặc thay đổi nguồn gốc và sức mạnh của hội The Others để phù hợp với DCEU.
5. Trái Đất bị nhấn chìm
Nếu DC muốn biến Aquaman 2 trở thành bộ phim có tính sử thi thì Drowned Earth (Nhấn chìm Trái Đất) là một kịch bản không thể bỏ qua. Trong đầu truyện trên, Aquaman và Justice League đã cùng nhau chống lại 3 vị Chúa tể Đại dương, vốn tìm đến Trái đất để tìm cách trả mối thù truyền kiếp từ hàng trăm năm trước. Những kẻ phản diện đã gần như nhấn chìm Trái đất, xóa sổ đất liền với nguồn nước nhiễm độc và biến tất cả sinh vật sống trở thành hình dạng quái vật đại dương.
Black Manta thậm chí còn phải vờ như đang cố gắng đánh cắp sức mạnh của Aquaman. Đây đúng là một cốt truyện hoành tráng nhưng có hơi quá sức so với một DCEU còn khá non trẻ. Tuy nhiên, nếu những bộ phim trước đó của DC có thể tạo tiền đề cho Aquaman 2 thì tại sao lại không "chơi lớn" nhỉ?
Trước khi có thông tin về Aquaman 2 thì fan DC hãy tập trung theo dõi một siêu anh hùng khác của hãng là Shazam! sẽ ra rạp ngày 05/04/2019 này nhé!
Theo helino.vn
Phản ứng sớm với bom tấn DCEU 'Aquaman': Hay nhưng chưa xuất sắc Sau buổi chiếu sớm, nhiều nhà phê bình đánh giá cao bom tấn "Aquaman" của DCEU nhưng lại không cho rằng đây là tác phẩm siêu anh hùng xuất sắc, thậm chí còn giống với phim Marvel. Trailer đầu tiên của bom tấn 'Aquaman' Bộ phim duy nhất của DCEU trong năm nay - "Aquaman" cuối cùng đã được hãng Warner Bros. tung...