Phim hoạt hình Nhật “The Tale of Princess Kaguya” được đề cử giải Oscar
Mới đây, phim hoạt hình Nhật Bản – “ The Tale of Princess Kaguya” được đề cử cho giải Oscar.
Được coi là tác phẩm cuối cùng của cây đại thụ hoạt hình Nhật Bản – Isao Takahata, The Tale of Princess Kaguya đưa người xem đến với câu chuyện nàng công chúa ống tre đầy mộc mạc, để từ đó khơi dậy những xúc cảm chân thật và mạnh mẽ nhất của người xem. Mới đây, phim hoạt hình Nhật Bản này được đề cử hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc trong giải Oscar năm 2015.
The Tale Of Princess Kaguya được phỏng theo truyện cổ tích Nhật Bản “Taketori Monogatari” (Chuyện Ông Lão Đốn Tre/Nàng Tiên Ống Tre) kể về một cô gái bí ẩn có tên là Kaguya-hime (công chúa Kaguya). Cô được ông lão Okina – người làm nghề đốn tre – tìm thấy trong thân một búp măng phát sáng. Tin rằng đây là món quà trời ban, ông đã đem cô bé về nhà. Okina và vợ ông là Ona đã quyết định nhận Kaguya làm con của họ.
Khi cô đến tuổi trưởng thành, một thầy tế lễ của hoàng gia, Inbe Akita, trao cô tên “công chúa Kaguya”. Okina tổ chức một lễ kỷ niệm đặt tên Kaguya. Tình cờ nghe được cuộc nói chuyện kì quặc khiến Kaguya tuyệt vọng, cô trốn thoát và chạy trở lại lên núi, tìm kiếm Sutemaru và những người bạn khác của cô nhưng họ đã chuyển đi. Kaguya đã ngất xỉu trong tuyết để rồi bị đưa trở lại bữa tiệc.
Kaguya càng lớn càng xinh đẹp, nhận được nhiều lời cầu hôn. Kaguya hoàn toàn không quan tâm. Họ so sánh cô với kho báu huyền thoại. Cảm nhận được sự giả dối của họ, cô dùng cách yêu cầu những báu vật không thể làm quà tặng. Những người cầu hôn lần lượt thất bại. Cả khi hoàng đế muốn cô là của mình, Kaguya cũng nhất quyết từ chối.
Video đang HOT
Cuộc sống quý tộc làm Kaguya u sầu, cuối cùng cô bỏ trốn với cha mẹ, Sutemaru và những người bạn. Trải qua bao nhiêu sóng gió, liệu công chúa Kaguya có thể ở lại trần gian?
Qua câu chuyện về một nàng công chúa bị giáng xuống hạ giới, bộ phim làm người xem thấm thía về ý nghĩa của cuộc sống, trân trọng với những tình yêu xung quanh và luôn ghi nhớ những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất khi rời xa nó.
The Tale of Princess Kaguya được đạo diễn Isao Takahata và hãng Studio Ghibli lừng danh sản xuất. Phim từng giành chiến thắng ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại giải thưởng Mainichi Film Awards lần thứ 68, Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại giải L.A. Film Critics Awards và giải thưởng tương tự tại Bostom Film Critics Society. Bộ phim cũng được vinh danh là Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Asia Pacific Screen Awards (APSA). The Tale of Princess Kaguya cũng từng công chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm ngoái.
Cho đến nay, chỉ Spirited Away của đạo diễn Hayao Miyazaki & Studio Ghibli là bộ phim hoạt hình duy nhất của Nhật Bản giành được giải Oscar.
TheoVy Vy, AAmellus / Trí Thức Trẻ
11 điều có thể bạn chưa biết về xưởng hoạt hình Ghibli
Nguồn gốc của cái tên Ghibli, những thói quen của thiên tài Hayao Miyazaki, loài giun được đặt tên theo Totoro... là những thông tin lý thú từ xưởng phim hoạt hình lừng danh này.
Nếu như xưởng Pixar luôn được coi là một "ông lớn" trong ngành công nghiệp phim hoạt hình tại Hollywood thì Studio Ghibli lại thường được coi là một đối trọng cân tài cân sức dành cho Pixar đến từ đất nước Nhật Bản.
Cùng Zing.vn khám phá những bí mật xoay quanh xưởng phim hoạt hình nổi tiếng này và đạo diễn thiên tài Hayao Miyazaki.
Được chính thức thành lập vào tháng 6/1985, xưởng phim lấy tên là Ghibli, vốn là tên một loại gio thôi tư sa mac Sahara ơ vùng A Râp (con goi la gio Đia Trung Hai), vơi mục tiêu muốn thổi "môt lan gio mơi vao nên công nghiêp phim hoat hinh Nhât Ban".
Hayao Miyazaki là một trong nhưng ngươi sang lâp va đao diên chinh cua xương phim Ghibli. Ông không có thói quen sử dụng kịch bản và nhưng bô phim cua Miyazaki thường được dưa trên nhưng y tương bât chơt. Ghibli luôn trung thành với cách sản xuất phim truyền thống và sử dụng các hình ảnh được vẽ bằng tay. Bản thân Hayao Miyazaki chỉ cho phép tối đa 10% số lượng cảnh trong phim của ông được can thiệp bởi kỹ xảo máy tính.
Tính đến nay, Spirited Away (2001) của đạo diễn Hayao Miyazaki vẫn là bộ phim duy nhất của Studio Ghibli giành tượng vàng Oscar tại hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Song, vị đạo diễn thiên tài đã từ chối tới tham dự buổi lễ trao giải để phản đối việc nước Mỹ tấn công vào Iraq tại thời điểm đó.
Đạo diễn Hayao Miyazaki đã tuyên bố chấm dứt sự nghiệp tới 7 lần (1986, 1992, 1997, 2001, 2004, 2008 và 2013). Lần gần đây nhất chính là sau khi ông cho ra mắt bộ phim The Wind Rises hồi mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên, tới cuối năm, ông lại úp mở cho rằng mình sẽ chỉ không làm phim hoạt hình dài nữa mà thôi. Nhiều khả năng, Hayao Miyazaki sẽ vẫn tiếp tục thực hiện những bộ phim hoạt hình ngắn hoặc vẽ truyện tranh như trong quá khứ.
Studio Ghibli đề ra chính sách "không cắt" sau khi bộ phim Nausica of the Valley of the Wind (1984) từng bi môt studio tại My căt gọt để trở nên phu hơp hơn vơi thi hiêu khan gia tại Bắc Mỹ. 14 năm sau, hãng Miramax muốn cắt bỏ một số cảnh trong Princess Mononoke trước khi phát hành bộ phim này tại Bắc Mỹ. Biết được điều đó, Studio Ghibli đã gửi tới cho Miramax một thanh kiếm samurai kèm theo một thông điệp rất ngắn gọn: "Không cắt!"
Nhà sản xuất kiêm đạo diễn John Lasseter nổi tiếng của xưởng Pixar và Hayao Miyazaki vốn là bạn của nhau trong suốt hơn 30 năm qua. Chính bởi thế, John Lasseter từng cho nhân vật Totoro lừng danh của Miyazaki xuất hiện trong bộ phim hoạt hình đình đám Toy Story 3.
Con trai của Hayao Miyazaki là Goro Miyazaki cũng là một đạo diễn phim hoạt hình tại Studio Ghibli. Song, ban đầu Goro không được cha tán thành đi theo nghiệp làm phim và cả hai người đã lạnh nhạt với nhau trong suốt quá trình Miyazaki con thực hiện Tales from Earthsea hồi năm 2005. Cho dù bộ phim không được khán giả đón nhận, nhưng Hayao Miyazaki lại rất thỏa mãn khi thưởng thức thành quả của người con trai. Mối quan hệ giữa cha con nhà Miyazaki cũng bình thường trở lại kể từ sau đó.
Dẫu có ít phim hơn nhưng đạo diễn Isao Takahata cũng là một cái tên hết sức quan trọng tại Studio Ghibli. Bộ phim hoạt hình Grave of Fireflies (1988) của ông thường xuyên được các nhà phê bình xếp vào danh sách phim phải xem thuộc đề tài chiến tranh. Cuối năm ngoái, Isao Takahata mới cho ra mắt The Tale of Princess Kaguya, đánh dấu lần đầu tiên ông hợp tác với nhà soạn nhạc thiên tài Joe Hisaishi. Nhiều khả năng, The Tale of Princess Kaguya sẽ tham gia tranh giải Oscar trong năm tới.
Studio Ghibli co hăn môt bao tang riêng do chinh tay đao diên thiên tai Hayao Miyazaki thiêt kê. Năm trong môt công viên ở phia Đông thủ đô Tokyo, viện bảo tàng Ghibli tai hiên lai thê giơi hoat hinh cua xưởng phim vơi hiên thân cua nhưng nhân vât đã trở nên hêt sưc quen thuôc với khán giả, cùng nhiêu hoat đông vui chơi danh cho ca ngươi lơn va tre em.
Đâu năm 2013, các nhà khoa học đã phát hiện ra môt loai giun nhung mơi tại đao Cat Tiên, Viêt Nam. Họ đã quyết định đặt tên cho loài giun này là Eoperipatus Totoro bởi chung co nét giông vơi chiêc xe buyt mèo nhiêu chân trong bộ phim My Neighbor Totoro của Studio Ghibli.
Tác phẩm hoạt hình tiếp theo đến từ Studio Ghibli sẽ là When Marnie Was There, dự kiến ra mắt khán giả trong mùa hè năm nay. Bộ phim do đạo diễn Hiromasa Yonebayashi, tác giả của The Secret World of Arrietty bốn năm về trước, thực hiện.
Theo Zing