Phim hoạt hình Hàn bị tố đạo ‘Vùng đất linh hồn’ của Nhật
Bộ phim “ Moonlight Palace” đang phải hứng chịu vô số chỉ trích từ chính khán giả quê hương do chứa đựng nhiều hình ảnh giống với “ Spirited Away” (2001) của Nhật Bản.
Chuẩn bị ra rạp từ 7/9, tác phẩm hoạt hình Hàn Quốc Moonlight Palaceđang gây ra tranh cãi lớn tại xứ kim chi. Những hình ảnh từ trailer cho thấy bộ phim có quá nhiều nét tương đồng với Spirited Away – Vùng đất linh hồn của Nhật Bản.
Spirited Away là bộ phim hoạt hình nổi tiếng bậc nhất của đất nước Nhật Bản. Ảnh: Ghibli
Spirited Away ra đời năm 2001 và do đạo diễn nổi tiếng Hayao Miyazaki thực hiện. Đến nay, đây vẫn là tác phẩm duy nhất đến từ xứ sở hoa anh đào giành giải thưởng Phim hoạt hình xuất sắc của Oscar.
Với Moonlight Palace, chuyện phim xoay quanh chuyến hành trình tới thế giới giả tưởng tại cung điện Changdeok của một cô bé 13 tuổi. Sau khi phim tung ra trailer, nhiều khán giả tại chính Hàn Quốc lên án đoàn làm phim khi nó có quá nhiều hình ảnh, nhân vật giống với tác phẩm nước bạn.
Ngay cả tạo hình của nhân vật chính trong Moonlight Palace và người bạn mới quen ở Changdeok cũng giống với cô bé Chihiro và Haku củaSpirited Away.
Moonlight Palace bị cư dân mạng Hàn Quốc mỉa mai là “mùa hai của Spirited Away”. Ảnh: Cine21
Video đang HOT
Đạo diễn Kim Hyun Ju I lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc đạo nhái. Ông đồng thời bày tỏ sự ngạc nhiên khi “đứa con tinh thần” bị công chúng đánh giá chỉ thông qua một trailer ngắn ngủi.
Nhà làm phim người Hàn Quốc nhất quyết khẳng định những ai theo dõiMoonlight Palace sẽ mau chóng thay đổi suy nghĩ tiêu cực lúc này.
Dẫu vậy, cư dân mạng Hàn Quốc vẫn chưa hề cảm thấy thuyết phục. Nhiều ý kiến tiếp tục mỉa mai rằng đây chính là “mùa hai của Spirited Away”.
Những nhân vật bé xinh này trong Moonlight Palace khiến người ta liên tưởng tới loài susuwatari trong Spirited Away. Ảnh: Cine21
Song, cũng có người nhẹ nhàng hơn khi cho rằng các nhà làm phim Hàn Quốc có lẽ chỉ lấy cảm hứng từ bộ phim Nhật Bản và những hình ảnh tương đồng nằm ngoài ý muốn của tất cả.
Theo Zing
Những chú rồng ấn tượng trên màn ảnh rộng
Rồng là biểu tượng của sức mạnh, sự cao quý và đôi khi là tính huỷ diệt. Trong các bộ phim điện ảnh, hình ảnh loài rồng mang nhiều dáng dấp, tính cách khác biệt.
Elliott trong Pete's Dragon (1977 & 2016): Đây là chú rồng vui vẻ, thân thiện trong bộ phim ca vũ nhạc năm 1977 của Disney. Tác phẩm mới được làm lại thành phiên bản người đóng (live-action) trong mùa hè năm 2016. Elliott cứu Pete sau khi gia đình cậu bé gặp tai nạn nghiêm trọng. Cả hai cứ thế vô tư chung sống, chơi đùa trong rừng nhiều năm liền cho đến khi bị con người phát hiện. Elliott sở hữu rất nhiều khả năng thú vị, trong đó có hóa vô hình mà chỉ Pete mới có thể nhìn thấy. Phim đang được công chiếu tại Việt Nam.
Smaug trong The Hobbit: The Desolation of Smaug (2013): J.R.R. Tolkien, tác giả của nguyên tác văn học The Hobbit và The Lord of the Rings, miêu tả Smaug là "một con rồng hung bạo, ích kỷ và tham lam vô độ". Nhờ hiệu ứng kỹ xảo tân tiến, lão rồng hiện lên đầy sống động và là nỗi khiếp sợ đối với vương quốc người lùn trong phim. Trường đoạn trò chuyện giữa nhân vật Bilbo (Martin Freeman) và Smaug (Benedict Cumberbatch lồng tiếng) là một trong những khoảnh khắc thú vị và đáng nhớ nhất của loạt The Hobbit.
Toothless trong How to Train Your Dragon (2010) : Tác phẩm hoạt hình tràn ngập hình ảnh của thế giới loài rồng. Tại đó, Răng Sún là chú rồng màu đen sở hữu sức mạnh và tốc độ kinh hoàng, nhưng lại siêu đáng yêu bởi đôi mắt to tròn "biết nói". Mang biệt danh "Quỷ đêm", Toothless là nỗi sợ hãi đối với nhiều người Viking. Nhưng đứng trước cậu bé Hiccup, chú rồng chẳng khác gì một đứa trẻ tinh nghịch, háu ăn và thích trêu đùa.
Những con rồng dữ tợn trong D-War (2007): Trí tưởng tượng của đạo diễn Shim Hyung Rae biến thành phố xa hoa Los Angeles thành địa điểm diễn ra cuộc chiến giữa những loài rồng hung tợn trong truyền thuyết của người Hàn Quốc. D-War sở hữu phần cốt truyện nghèo nàn, nhưng vẫn là tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất xứ kim chi năm 2007 nhờ hàng loạt cảnh quay hoành tráng có sự xuất hiện của loài rồng "tiến hóa" từ rắn Imoogi trong truyện cổ tích Hàn Quốc.
Saphira trong Eragon (2006): Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên, bộ phim theo chân Eragon sau khi cậu bé nhặt được một quả trứng xanh kỳ lạ. Nó nở ra con rồng cái và được cậu đặt tên là Saphira. Sinh vật sở hữu những đặc điểm ưu tú nhất của loài rồng: tràn đầy sức mạnh và lòng trung thành tuyệt đối. Tuy bộ phim Eragon không được đánh giá cao, nhưng hình ảnh rồng Saphira dũng mãnh bay lượn trên không trung vẫn tạo ra hiệu ứng mãn nhãn cho người xem.
Hungarian Horntail trong Harry Potter and the Goblet of Fire (2005): Tuy chỉ xuất hiện ngắn ngủi trong phần bốn của loạt phim Harry Potter, nhưng loài rồng đến từ Hungary vẫn để lại ấn tượng sâu đậm cho người xem. Trong một vòng thi đấu Tam Pháp Thuật, Harry Potter phải đối mặt với con rồng hung hãn và độc ác bậc nhất mà bất cứ thí sinh nào cũng run sợ khi đứng trước nó. Được giao nhiệm vụ đi lấy lại quả trứng vàng, cậu bé phù thủy hoặc phải tấn công Horntail, hoặc chịu để loài quái vật dữ tợn thiêu cháy.
Male Dragon trong Reign of Fire (2002): Khi tới thăm nơi làm việc dưới lòng đất của mẹ, cậu bé Quinn vô tình phát hiện ra hơi thở của một con rồng khổng lồ. Khi đưa con trở lên mặt đất, mẹ của Quinn qua đời. 20 năm sau, cả thế giới bị tấn công bởi những con rồng phun lửa khổng lồ vô cùng hung hãn. Đàn rồng đều thuộc giống cái và chỉ có duy nhất một con rồng đực nằm sâu trong hang tối. Quinn rốt cuộc phải rất vất vả để chiến đấu với loài sinh vật dữ tợn.
Haku trong Spirited Away (2001): Người hâm mộ bộ phim hoạt hình Nhật Bản từng thắng giải Oscar hẳn không thể quên lúc pháp sư Haku hóa thành một con rồng trắng xanh tuyệt đẹp. Chính Haku là người đã giúp đỡ Chihiro khi cô bé lạc lối ở mảnh đất linh hồn. Đến nay, Spirited Away luôn được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của Studio Ghibli nói riêng, và nền công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản nói chung.
Mushu trong Mulan (1998): Tuy không phải là nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình Hoa Mộc Lan, nhưng chú rồng Mushu vẫn rất được lòng khán giả nhờ tính cách hài hước. Chú vốn làm công tác "tạp dịch" trong nhà thờ tổ của gia đình họ Hoa, mang tham vọng đổi đời nếu có thể biến Mộc Lan thành người hùng. Tuy nhiên, tài năng duy nhất mà Mushu có được chỉ là... "chém gió" và đấu võ mồm với chú dế Cri-Kee.
Draco trong Dragonheart (1996): Là một trong những bộ phim hay nhất về truyền thuyết loài rồng, Dragonheart lấy bối cảnh nước Anh thế kỷ thứ X dưới thời vua Arthur. Draco là người bạn đồng hành tuyệt vời, sẵn sàng hy sinh vì mong ước đem lại điều tốt đẹp bằng cách chia sẻ trái tim mình cho hoàng tử Einon. Tuy nhiên, từ một đứa trẻ trong sáng, Einon sớm trở thành bạo chúa và điều đó khiến hiệp sĩ Bowen tức giận. Anh muốn lấy mạng Draco vì cho rằng con rồng là nguyên nhân của mọi tai ương.
Theo Zing
Phim giật gân có yếu tố đồng tính nữ hay nhất thế kỷ XXI Theo cuộc bầu chọn do kênh BBC tổ chức, "Mulholland Drive" (2001) của David Lynch là bộ phim hay nhất điện ảnh thế giới trong vòng 16 năm qua. Hồi tháng 7, kênh BBC gửi thư mời 177 nhà phê bình phim trên khắp thế giới bình chọn ra top 100 phim hay nhất thế kỷ XXI. Mỗi cá nhân tham gia được...