Phim điện ảnh chuyển từ truyện tranh ‘Thần đồng đất Việt’ chưa hỏi ý kiến tác giả?
Phim ‘Trạng Tí’ được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng ‘ Thần đồng đất Việt’.
Ngoài việc là một bộ sách cực kỳ đắt khách, ‘Thần đồng đất Việt’ từng là nguồn cơn của vụ kiện tụng tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ kéo dài hơn 12 năm giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị. Cụ thể, từ năm 2001 đến 2006, họa sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị hợp tác phát hành bộ truyện. Tập đầu tiên do hai bên thực hiện ra mắt vào năm 2002, lấy bối cảnh thời Hậu Lê, kể câu chuyện và cuộc đời của Lê Tí – một trạng nguyên nước Việt – cùng những người bạn thân là Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Trong đó, Tí là một cậu bé hiếu thảo, ham học và có trí thông minh hơn người, sau này trở thành lưỡng quốc trạng nguyên, cùng với những người bạn của mình lập công lớn trong việc phò trợ vua Lê chống sự xâm lược của giặc Minh.
Tuy nhiên sau tập 78 của bộ truyện thì hai bên ngừng hợp tác. Các tập tiếp theo của bộ truyện này được các họa sĩ khác hợp tác với Công ty Phan Thị thực hiện Sau đó, họa sĩ Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, người đứng đầu Công ty Phan Thị ghi tên mình là đồng tác giả với anh. Vì vậy đến năm 2007, anh quyết định khởi kiện với yêu cầu xác định anh là tác giả duy nhất của bộ truyện, thay vì là đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh như hồ sơ đăng ký bản quyền từ Công ty Phan Thị. Anh cũng đề nghị Phan Thị không được phép sáng tác những biến thể của nhân vật trong bộ truyện.
Họa sĩ Lê Linh được công nhận là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật trong bộ truyện tranh ‘Thần đồng đất Việt’
Sau hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, vụ tranh chấp giữa hai bên đã khép lại bằng phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 3-9 vừa qua. Tại đây, TAND TP.HCM tuyên bố giữ nguyên kết luận của tòa sơ thẩm, tuyên bố họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật trong bộ truyện ‘Thần đồng đất Việt’ (Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo), đồng thời buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc tiếp tục sáng tác những biến thể của nhân vật, xin lỗi công khai họa sĩ Lê Linh trên chi trả chi phí thuê luật sư phía họa sĩ Lê Linh.
Cũng bởi nhừng lùm xùm và ồn ào liên quan đến bộ truyện tranh này mà mới đây khi phía nhà sản xuất Ngô Thanh Vân chính thức công bố dự án phim điện ảnh ‘Trạng Tí’ chuyển thể từ bộ truyện tranh ‘Thần đồng đất Việt’ đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
Theo thông tin được phía nhà sản xuất Studuo68 của Ngô Thanh Vân chia sẻ trên một số báo thì ‘Trạng Tí’ sẽ là câu chuyện điện ảnh được kể dựa theo bản gốc truyện tranh. Đây cũng là một trong những nỗ lực của cô trong việc đưa những câu chuyện gốc về văn hóa dân gian Việt Nam đến với khán giả màn ảnh rộng. Đặc biệt, ‘Trạng Tí’ cũng là dự án được Studio68 đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
Poster giới thiệu về bộ phim điện ảnh ‘Trạng Tí’
Cũng theo nhà sản xuất ‘Trạng Tí’ thì êkip đã có hai năm để phát triển dự án này. Được biết trước đó, đơn vị này cũng đã mất tới 4 năm để liên hệ, đàm phán với các bên liên quan với mong muốn nhận được sự đồng ý về mặt bản quyền để có thể tiến hành chuyển thể bộ truyện tranh đặc sắc này lên phim.
Cùng với việc đưa ra những tiết lộ đầu tiên về việc khởi động dự án ‘Trạng Tí’, nhà sản xuất phim cũng công bố đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chính là người ‘cầm trịch’ bộ phim này. Từng có kinh nghiệm chuyển thể thành công kịch bản nước ngoài và cả sách lên phim Việt chiếu ngoài rạp nên việc đạo diễn Phan Gia Nhật Linh dàn dựng ‘Trạng Tí’ hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú vị cho khán giả. Theo dự kiến thì bộ phim sẽ ra mắt khán giả cả nước vào tháng 5-2020.
Trong hình ảnh đầu tiên vừa được phía nhà sản xuất ‘Trạng Tí’ tiết lộ cho thấy nhân vật chính – ‘Trạng Tí’ xuất hiện trong bộ trang phục trạng nguyên. Dựa vào bố cục cũng như màu sắc và các họa tiết hoa văn trong hình ảnh này có thể thấy phim sẽ dùng chất liệu dân gian làm yếu tố chủ đạo. Bên cạnh đó, hình ảnh về 4 nhân vật chính – bộ tứ ‘Tí – Sửu – Dần – Mẹo’ cũng được phía nhà sản xuất phim hé lộ với tạo hình và trang phục được cho là giống tạo hình các nhân vật nguyên tác trong bộ truyện tranh ‘Thần đồng đất Việt’.
Ngô Thanh Vân cùng êkip dành nhiều tâm huyết cho ‘Trạng Tí’
Tuy nhiên liên quan đến việc chuyển thể bộ phim này, phía nhà sản xuất ‘Trạng Tí’ không thấy nhắc gì đến vấn đề bản quyền chuyển thể từ bộ truyện ‘Thần đồng đất Việt’ lên phim. Phóng viên Báo An ninh Thủ đô đã liên hệ với họa sĩ Lê Linh – người vừa thắng kiện và được pháp luật công nhận là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật trong bộ truyện ‘Thần đồng đất Việt’ (Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo) – để tìm hiểu rõ hơn về việc này.
Theo chia sẻ từ họa sĩ Lê Linh, ông được biết cách đây 2 năm (trước khi xảy ra vụ kiện kể trên giữa ông và công ty Phan Thị – PV), nhà sản xuất phim đã liên hệ với phía công ty này để trao đổi về vấn đề bản quyền chuyển thể bộ truyện này lên phim. Cũng theo họa sĩ Lê Linh, khi đó có thể do nhóm làm phim lấy hoàn toàn thông tin từ phía Phan Thị nên không biết gì về ông.
Sau đó, khi vụ kiện được đưa ra xét xử và thu hút sự quan tâm của dư luận, một vài người tự giới thiệu là đại diện nhà sản xuất phim có liên hệ để gặp ông. Họa sĩ Lê Linh cho biết, tại cuộc gặp, phía nhà sản xuất cũng bày tỏ trước đó không biết tác giả Lê Linh là ai, cho tới khi vụ kiện này xảy ra. Cũng theo họa sĩ Lê Linh, lúc đó phía nhà sản xuất phim cũng ngỏ ý đưa kịch bản phim để cho ông xem nhưng phần vì ông được biết phim đã làm xong xuôi hết rồi, phần vì vụ kiện giữa ông và Phan Thị đang diễn ra, vì thế ông không để tâm và cũng không trao đổi gì nhiều.
‘Thời điểm phía đại diện nhà sản xuất ‘Trạng Tí’ liên hệ với tôi thì được biết biết bộ phim này cũng đã làm xong xuôi hết rồi, nên việc liên hệ có thể chỉ mang tính hình thức thôi chứ không có tác dụng gì.’ – họa sĩ Lê Linh chia sẻ.
Tạo hình 4 nhân vật trong phim ‘Trạng Tí’ được cho là giống với nguyên tác trong bộ truyện ‘Thần đồng đất Việt’.
Họa sĩ Lê Linh cho biết thêm, cả phía ông lẫn công ty Phan Thị đều chưa đăng ký tác quyền đối với phần kịch bản của bộ truyện tranh ‘Thần đồng đất Việt’. Vụ kiện vừa rồi cũng chỉ mới xác định ông là tác giả duy nhất của phần tranh, cụ thể là 4 hình tượng nhân vật (Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo).
Tuy nhiên, họa sĩ Lê Linh khẳng định, ông là tác giả kịch bản của 78 tập truyện đầu tiên và về mặt nguyên tắc, nếu như phía nhà sản xuất phim ‘Trạng Tí’ sử dụng hình ảnh các nhân vật cũng như nội dung của các tập truyện này thì cần xin phép và được sự đồng ý của ông khi chuyển thể.
Họa sĩ Lê Linh cũng thừa nhận, việc kiện tụng kéo dài trong suốt mười mấy năm qua khiến ông cảm thấy rất mệt mỏi và mất thời gian nên ông không định đưa ra yêu cầu gì đối với phía nhà sản xuất ‘Trạng Tí’. Về các nhân vật và câu chuyện trong phim, ông sẽ chờ đến lúc phim chiếu thì mới rõ xem thế nào, còn hiện tại không bình luận gì.
‘Đối với truyện tranh, nhân vật đi từ kịch bản mà ra và nhân vật đó minh họa cho câu chuyện của chính tác giả. Dù sao, tôi cũng xác định buông bỏ hết rồi. Tuy nhiên đương nhiên nếu hỏi việc này có khiến mình cảm thấy buồn không thì có’ – họa sĩ Lê Linh bày tỏ.
Để rõ hơn về sự việc, chúng tôi đã cố gắng liên hệ với nhà sản xuất phim Ngô Thanh Vân song chưa được hồi âm. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh khi được hỏi cũng cho biết anh chỉ chịu trách nhiệm về vấn đề chuyên môn liên quan tới bộ phim nên không đưa ra ý kiến gì liên quan tới việc này.
Trailer Trạng Tí
Theo tiin
Mở lại phiên phúc thẩm tranh chấp tác quyền Thần đồng đất Việt
Tòa sơ thẩm công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo trong Thần đồng đất Việt; xác nhận bà Mỹ Hạnh không phải là đồng tác giả.
Sáng 16/7, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ 4 hình tượng nhân vật truyện Thần đồng đất Việt, giữa nguyên đơn là ông Lê Phong Linh (Lê Linh) và bị đơn là Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh.
Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh có nội dung đề nghị tòa cấp phúc thẩm xét xử lại theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ Thần đồng đất Việt.
4 nhân vật trong truyện Thần đồng đất Việt.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18/2, TAND quận 1 tuyên công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo trong Thần đồng đất Việt; xác nhận bà Mỹ Hạnh không phải là đồng tác giả; buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật này trên các biến thể khác nhau.
Tòa cũng buộc Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Linh trên 3 kỳ liên tiếp của 2 tờ báo và thanh toán 15 triệu đồng chi phí luật sư cho vị họa sĩ.
T hần đồng đất Việt là một bộ truyện dài, thành công bậc nhất của làng truyện tranh Việt Nam. Từ 2002 tới nay, các ấn phẩm của Thần đồng đất Việt vẫn tiếp tục ra mắt. Tác phẩm không chỉ hài hước mà còn mang tính giáo dục, đưa ra nhiều bài học lịch sử văn hóa, với câu chuyện gần gũi văn hóa dân tộc. Bộ truyện không chỉ chiếm cảm tình của độc giả mà có sức ảnh hưởng trong cộng đồng truyện tranh.
Đồ họa: Như Ý
Theo Zing
Công nhận họa sỹ Lê Linh là tác giả duy nhất của Thần đồng đất Việt Tòa phúc thẩm xác định họa sỹ Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 nhân vật chính trong bộ chuyện Thần đồng đất Việt. Họa sĩ Lê Linh cho biết, ông hài lòng về phán quyết của tòa. Tranh cãi ai mới là tác giả của 4 nhân vật chính Ngày 3/9, TAND TP HCM đã tuyên án vụ tranh chấp...