Phim điện ảnh ‘Cám’ đặt chân đến Liên hoan phim quốc tế Rotterdam lần thứ 54
Tiếp nối hành trình ra mắt khán giả quốc tế tại các quốc gia Singapore, Úc, New Zealand, Mỹ, Canana, Campuchia, bộ đôi NSX Hoàng Quân – đạo diễn Trần Hữu Tấn từ ProductionQ công bố tin vui: Phim điện ảnh Cám chính thức cập bến Liên hoan phim quốc tế Rotterdam (IFFR). Cám lọt hạng mục Limelight dành cho các tác phẩm tuyển chọn có kịch bản gốc độc đáo, đậm văn hóa.
Sau khi tiết lộ tổng doanh thu phim điện ảnh Cám từ rạp chiếu Việt Nam và các nền tảng khác đạt 117 tỷ đồng, bộ đôi đến từ ProductionQ – studio phim bền bỉ với thể loại kinh dị tại Việt Nam hạnh phúc chia sẻ thông tin Cám sẽ góp mặt lại IFFR lần thứ 54 – Liên hoan phim quốc tế danh giá và độc lạ tại Hà Lan.
Sự độc đáo của Liên hoan phim Rotterdam
Liên hoan phim Rotterdam từ lâu đã được biết đến như một “cánh cửa” mở ra những phép thử mới của điện ảnh thế giới. Không giống như những Liên hoan phim khác thường tập trung vào thảm đỏ rình rang, các tác phẩm thương mại bom tấn, Rotterdam ưu ái những bộ phim độc lập, sáng tạo và giàu tính thử nghiệm. Điều này tạo nên một sân chơi đặc biệt để các nhà làm phim trẻ, những tài năng mới nổi có cơ hội giới thiệu tác phẩm của mình đến với khán giả quốc tế. Bên cạnh đó, liên hoan phim còn thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tạo điều kiện cho các nhà làm phim, nhà phê bình, và khán giả giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Chính vì vậy, Rotterdam không chỉ là một sự kiện điện ảnh đơn thuần mà còn là một diễn đàn sôi động, nơi những ý tưởng mới được ấp ủ và phát triển.
Video đang HOT
Hạng mục điểm nhấn Limelight
Trong khi Liên hoan phim Rotterdam (IFFR) được biết đến với các bộ phim thử nghiệm và khám phá tài năng mới nổi, hạng mục Limelight là một điểm nhấn đặc biệt bên cạnh các hạng mục tranh giải khác. Hạng mục này tuyển chọn các bộ phim đã tạo được tiếng vang hoặc giành được giải thưởng ở nơi khác, tập trung giới thiệu những bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao, mang đến những góc nhìn độc lạ về cuộc sống. Nổi bật giữa các hạng mục khác, Limelight đóng vai trò là cầu nối giữa điện ảnh nghệ thuật và công chúng, đảm bảo rằng các bộ phim nổi bật sẽ được công chúng biết đến tại Liên hoan. Đối với các tín đồ điện ảnh tham dự IFFR – đây không chỉ là một không gian để thưởng thức phim mà còn là một hạng mục để khám phá những trải nghiệm văn hóa mới mẻ, mở rộng tiếp cận với điện ảnh đương đại và không thể bỏ qua.
Chia sẻ về sự kiện đặc biệt lần này, NSX Hoàng Quân chia sẻ: “Thật vui khi sau Bắc Kim Thang được chọn chính thức tại LHP Busan 2019, tôi một lần nữa nhìn thấy tín hiệu tích cực từ cộng đồng điện ảnh quốc tế. Với Cám, một tác phẩm ngốn nhiều tâm huyết nhất của tôi và đạo diễn Trần Hữu Tấn sau những ‘dự án song sinh’ Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một bước đệm đưa văn hóa Việt đến gần hơn với khán giả toàn cầu”.
Đạo diễn Trần Hữu Tấn chia sẻ thêm: “Tấn rất vui vì câu chuyện cổ tích quen thuộc của Việt Nam, được kể dưới góc nhìn kinh dị, sẽ có cơ hội xuất hiện tại một sự kiện lớn như IFFR 2025. Hy vọng rằng Cám sẽ góp phần nâng cao tiếng nói của các nhà làm phim trẻ Việt Nam tại thị trường châu Âu”.
Liên hoan phim quốc tế Rotterdam (IFFR) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 30/1 đến ngày 9/2/2025, tại thành phố Rotterdam, Hà Lan. Các hoạt động chính sẽ được tổ chức ở những địa điểm nổi tiếng như De Doelen, Pathé Schouwburgplein, LantarenVenster, và Cinerama Filmtheater. Đoàn phim Cám sẽ có 2 buổi chiếu và giao lưu đoàn phim với các khán giả, báo chí và những nhà làm phim thế giới.
Cám là dự án điện ảnh được thực hiện bởi bộ đôi NSX Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn, cùng ê-kíp series Tết ở làng Địa Ngục và phim điện ảnh Kẻ ăn hồn. Câu chuyện của Cám mở ra một dị bản kinh dị từ câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, vừa kết thúc trọn vẹn hành trình chiếu rạp toàn quốc.
Phim 'Cám' kịch bản nhiều lỗ hổng nhưng tại sao vẫn thu về 85 tỷ?
Bộ phim Cám dù đứng đầu phòng vé nhưng vẫn vướng ý kiến trái chiều từ khán giả. Người xem đã chỉ ra nhiều tình tiết vô lý trong phim.
Cám là dị bản kinh dị của truyện cổ tích nổi tiếng Việt Nam "Tấm Cám", được nhào nặn bởi bàn tay của đạo diễn Trần Hữu Tấn, gắn liền với tác phẩm Tết ở làng Địa Ngục, Kẻ ăn hồn và nhà sản xuất Hoàng Quân. Chỉ vài ngày sau khi ra rạp, Cám đã càn quét phòng vé, vươn lên dẫn đầu doanh thu. Mặc dù vậy, bộ phim nhận về nhiều tranh cãi, chê bai kịch bản dài dòng, thừa thãi nhiều chi tiết.
Phim giữ lại nhiều chất liệu từ bản gốc truyện cổ tích Tấm Cám như trèo cây hái buồng cau, cá bống, nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo... Tuy nhiên một số tình tiết như cố gắng chèn vào để khớp với bản gốc và khiến phim thêm dài dòng. Đầu tiên phải kể đến chi tiết Cám hẹn Tấm đi tắm lúc trời vẫn sáng, nhưng hai chị em xuất hiện ở hồ tắm lúc chập tối. Ngoài ra, phân cảnh trèo cây cau của Tấm khi được Cám nhờ là lúc trời sáng nhưng đến tối Tấm mới hái cau. Cả hai phân cảnh đều thể hiện khá mờ nhạt và có phần không hợp lý.
Trong phim, nhân vật phản diện quỷ Bạch Lão tưởng rằng rất nguy hiểm khi mấy đời nhà ông Hai Hoàng không tiêu diệt được, nhưng cuối phim lại bị Thái tử giết một cách quá dễ dàng và lãng xẹt. Dường như vai trò của Thái tử không để lại ấn tượng gì đặc sắc. Khán giả vẫn đặt dấu chấm hỏi về cách diệt trừ con quỷ tà ác Bạch Lão. Điều này gây ra nhiều nuối tiếc cho người xem khi họ mong muốn sẽ diễn ra một trận đấu ác liệt giữa Thái tử và thế lực phản diện.
Bên cạnh đó, ai sở hữu sợi dây chuyền đầu gà sẽ tránh khỏi bàn tay Bạch Lão vì hắn không thể chạm vào người đeo sợi dây, nhưng hoàn toàn có thể thao túng tâm trí người đó như đã giới thiệu ở đầu phim. Vậy tại sao quỷ Bạch Lão không sai khiến người đeo tháo chiếc vòng ra?
Ngoài ra, phân đoạn Tấm từ một nhân vật yếu đuối, bỗng trở nên gan dạ, một mình vào rừng chống lại Bạch Lão không cần quân lính cũng bị nhận xét là gượng ép và diễn ra chỉ trong nháy mắt. Có thể thấy mạch phim Cám còn lộn xộn, thiếu logic khiến khán giả hoang mang. Song bộ phim vẫn nhận được sự ủng hộ từ khán giả và lời khen dành cho diễn xuất của Lâm Thanh Mỹ trong vai Cám. Việc bộ phim thu được 85 tỷ cho tới thời điểm hiện tại, có thể coi là kết quả của một chiến dịch truyền thông tốt, với những phân đoạn kinh dị trở nên viral trên mạng xã hội. Ngoài ra, cũng nhiều ý kiến cho rằng, cảnh nóng của nhân vật Tấm (Rima Thanh Vy) được sử dụng như một chiêu trò câu khách, nhưng phía ê-kíp đã phủ nhận điều này, đạo diễn Trần Hữu Tấn nói rằng, đó là ý đồ để lột tả sự biến chất trong nhân cách của Tấm khi trở thành quỷ.
Loạt trang phục lộng lẫy trong phim Cám: Đâu là hư cấu, đâu là lịch sử? Khán giả không thể không thán phục tạo hình phục trang của phim điện ảnh Cám, bom tấn kinh dị hot nhất màn ảnh Việt năm nay. Thời gian qua, Cám có thể xem là bộ phim cổ trang nhận về nhiều sự chú ý bậc nhất của khán giả Việt. Một phần vì Cám được thực hiện bởi ekip đứng sau hiện...