Phim của sinh viên người Việt có mặt ở Cannes
Bộ phim ngắn “Biển vào làn gió” của Nguyễn Phan Linh Đan được chọn vào liên hoan phim Quốc tế Cannes, ở thể loại “Góc phim ngắn”.
Góc phim ngắn nghiêng về tính chất hội thảo và cơ hội tạo liên kết hơn, song những nhà làm phim được chọn trình chiếu tại đây không chỉ được tham dự chính thức liên hoan, mà còn được tiếp cận các buổi triển lãm và các diễn văn của các nhân vật nổi tiếng khác nhau của nền điện ảnh.
Biển vào làn gió là dự án cuối năm của lớp học tại Tish: “Thị giác và âm thanh: Điện ảnh”, đi vào chủ đề rối loạn căng thẳng sau sang chấn, tấn công tình dục và quấy rối tình dục tại môi trường đô thị.
Nguyễn Phan Linh Đan. Ảnh: Tiền Phong
Nguyễn Phan Linh Đan mới tròn 19 tuổi, sinh viên Trường Nghệ thuật điện ảnh, vô tuyến truyền hình Tish (Mỹ). Cô là con gái của Ngô Thị Bích Hạnh và Nguyễn Phan Quang Bình, chủ của BHD, công ty hiện nay đang thống trị lĩnh vực truyền thông, giải trí, nghệ thuật ở Việt Nam, với nhiều sản phẩm được khán giả biết đến như Trò chơi âm nhạc, Đuổi hình bắt chữ, Vietnam’s Got Talent… Cùng những bộ phim ăn khách Vũ khúc con cò, Mỹ nhân kế, Những nụ hôn rực rỡ… Cô cũng chính là cháu ngoại của nhà phê bình văn học Ngô Thảo.
Nguyễn Phan Linh Đan còn là cô gái yêu nhiếp ảnh. Cô đã có những bộ ảnh được đăng tải trên trang web của tạp chí Vogue, khi mới 16 tuổi. Bộ ảnh cũng được xếp hạng “Những tấm hình đẹp nhất” (Best of Photo Vogue), mặc dù Linh Đan chưa từng kinh qua lớp đào tạo chính quy về nhiếp ảnh, với cô máy ảnh giống như thiết bị do thám thú vị. Tiếp nối truyền thống của gia đình, Nguyễn Phan Linh Đan sang Mỹ theo học về điện ảnh, dòng phim cô muốn theo đuổi chính là dòng phim nghệ thuật, rất kén khán giả ở Việt Nam.
Ngoài đời, Nguyễn Phan Linh Đan thích đi xe máy phân khối lớn, yêu mọi thứ thuộc về không gian và sưu tầm các loại hộp. Cô cũng là người ngại nói về mình. Khá bất ngờ khi ước mơ thật sự của cô không phải là phim ảnh. Cô từng tâm sự với báo chí nước ngoài: “Tôi không biết phải nói gì… Ước mơ thật sự của tôi là trở thành phi công và tôi không thực sự thích hợp với học điện ảnh”.
Video đang HOT
Theo H.D/ Tiền Phong
Phim của "Bom sex" nước Pháp bị chê bai bất ngờ lên ngôi ở Cannes 2016
Tác phẩm thắng Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Cành cọ vàng đã gây tranh cãi vì từng bị chê bai thậm tệ trước đó.
Vào ngày cuối cùng (22/5) của Liên hoan phim Cannes, những phim điện ảnh xuất sắc đã được vinh danh. Đáng lưu ý nhất là giải thưởng Cành cọ vàng danh giá gồm 21 giải đề cử được ra mắt xuyên suốt 12 ngày (từ 14 - 22/5/2016), và những tác phẩm được bàn tán xôn xao là American Honey, Elle, The Handmaiden hay Graduation. Tuy nhiên, kết quả năm nay khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Giải thưởng lớn (Grand Prix) đã gây bất ngờ nhất khi thuộc về It's Only the End of the Worldcủa đạo diễn Xavier Dolan. Phim nói về một người đàn ông quay trở về nhà sau hơn 10 năm "mất tích" và thông báo với gia đình về cái chết của mình.
"It's Only the End of the World" sở hữu dàn sao hạng A nhưng bị chê bai thảm hại.
Điều đáng nói là trước đó, phim điện ảnh của "bom sex" Léa Seydoux cùng hàng loạt diễn viên hạng A này đã bị chê bai thậm tệ vì kịch bản hời hợt, tình tiết lỏng lẻo và thiếu chiều sâu. Nhiều nhà bình phim còn nhận xét rằng đây là phim điện ảnh gây thất vọng nhất của Xavier Dolan dù không tới mức bị gọi là "thảm họa". Thậm chí, tờ Hollywood Reporter đã chú thích ngắn gọn: "Là một nỗi thất vọng, kể cả đối với những người yêu thích Dolan". Vì thế, chiến thắng này đã khiến nhiều người "không cam" vì chưa "cảm" được tinh túy trong tác phẩm.
Bên cạnh đó, Giải Cành cọ vàng (Palme D'or) được trao về cho tác phẩm I, Daniel Blake do đạo diễn Ken Loach thực hiện. Xét về hiệu ứng, phim dù gây xúc động nhưng chưa thể tạo được nhiều tiếng vang và không "đủ lửa" khiến giới bình phim bàn tán sôi nổi, song đây được xem là một chiến thắng xứng đáng.
"I, Daniel Blake" thẳng giải cao nhất tại Cannes.
Phim nói về một người thợ mộc 59 tuổi, Daniel Blake (Dave Johns) đang hồi phục dần sau cơn đau tim. Bác sĩ khuyến cáo ông không nên tiếp tục làm việc, song vì cuộc sống mưu sinh mà Daniel vẫn phải lao vào tìm việc, nếu không sẽ bị tước quyền hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Trong một lần đến gặp trung tâm môi giới việc làm, ông đã gặp Rachel (Hayley Squires), một người mẹ đơn thân 2 con. Rachel cũng phải chấp nhận được hỗ trợ nơi ăn cách nhà hơn 280 dặm để không phải tốn tiền ở nhà trọ. Và cứ thế, câu chuyện xoay quanh chuỗi ngày của hai con người khó khăn bị hệ thống phúc lợi xã hội "bỏ quên".
Ken Loach trở lại sân khấu Cành cọ vàng sau 10 năm.
Biểu cảm đối lập của Ken Loach (phải) và Xavier Dolan (trái) vinh dự lên nhận giải.
Đây là lần thứ hai Ken Loach vinh dự nhận được giải thưởng danh giá này. 10 năm trước, ông từng chiến thắng Cành cọ vàng 10 nhờ phim điện ảnh The Wind that Shakes the Barley do Cillian Murphy đóng chính. Ken Loach đã nói: "Tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Những khán giả trong buổi công chiếu thật tuyệt vời, và chúng tôi rời rạp trong tâm trạng thoải mái nhưng phải quay về với cuộc sống thực tại. Chúng tôi thật sự bất ngờ". Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự tàn nhẫn của hệ thống phúc lợi tại Anh và nói: "Chúng ta phải đưa ra một thông điệp của hy vọng, chúng ta phải nói rằng một thế giới khác là điều có thể".
Ken Loach
Các giải thưởng khác tại Cành cọ vàng 2016 - Liên hoan phim Cannes lần thứ 69: Đạo diễn xuất sắc nhất: Cristian Mungiu (Graduation) và Olivier Assayas (Personal Shopper) Kịch bản xuất sắc nhất: Asghar Farhadi (The Salesman) Diễn viên xuất sắc nhất: Jaclyn Rose (Ma' Rosa) Giải Ban giám khảo (Jury Prize): American Honey (đạo diễn: Andrea Arnold) Diễn viên xuất sắc nhất: Shahab Hosseini (The Salesman) Giải Cành cọ vàng danh dự: Jean-Pierre Léaud Giải Camera vàng cho phim đầu tay: Divines (Houda Benyamina) Phim ngắn xuất sắc: Timecode
Song song đó, nhiều phim điện ảnh khác đã được xướng tên trong ngày cuối của Cannes tại Un Certain Regard Prize - Giải Góc nhìn đặc biệt. Tác phẩm mới của Studio Ghibli - The Red Turtle đã khiến khán giả hài lòng khi nhận được Special Jury Prize (Giải đặc biệt của Ban giám khảo). Đây là phim hoạt hình Nhật - Pháp do đạo diễn Hà Lan Michael Dudok de Wit thực hiện và được nhận xét là "một trong những tuyệt tác tại Cannes". Câu chuyện nói về một chàng trai bị đắm tàu và mắc kẹt trên một hòn đảo hoang. Ở đó, anh đã học cách sống cô đơn và chống chọi với thiên nhiên. Cuộc đời của anh thay đổi dần khi anh gặp được một người con gái cũng bị lạc trên biển giống mình và dựng xây hạnh phúc gia đình cùng cô.
The Red Turtle
Theo Leslie Salmon / Trí Thức Trẻ
Có một Lý Nhã Kỳ trái ngược với hình ảnh lộng lẫy xiêm y trên thảm đỏ Một Lý Nhã Kỳ cặm cụi thu dọn hành lý trong căn phòng nhỏ khác hẳn với hình ảnh hào quang rực rỡ và những xiêm y lộng lẫy trên thảm đỏ. Vốn được độc giả nhớ tới với những hình ảnh sang trọng, quý phái và đẳng cấp, nhưng chỉ cần một bức ảnh đen trắng mới đây được chia sẻ về...